“Lách” luật để có giấy phép lái xe hạng A2
Để quản lý số lượng xe phân khối lớn lưu hành trên thị trường, cơ quan chức năng đã có quy định khá chặt chẽ trong quy trình cấp giấy phép lái xe mô tô (GPLX) hạng A2 cho chủ phương tiện. Tuy vậy, để có được giấy phép, không ít trường hợp tìm cách lách luật, kể cả việc phải bỏ ra hàng chục triệu đồng…
Để sở hữu những chiếc xe máy “khủng” người chơi phải là những người có điều kiện kinh tế (ảnh minh họa)
Những người mê “chiến mã” bạc tỉ
Sự cố xảy ra đối với chị Mai khi bị một chiếc xe phân khối lớn làm ngã xe không còn là chuyện hiếm gặp với người đi đường khi phong trào chạy xe phân khối lớn đang ngày càng phát triển mạnh ở Hà Nội. “Để thể hiện được cá tính, không đụng hàng là phải đi xe môtô thể thao phân khối “khủng”, càng “khủng” càng thể hiện độ chịu chơi…”, Trần Tuấn Phương, một dân mê chơi xe thể thao, phân khối lớn cho hay. Hiện nay, sở hữu một chiếc mô tô “khủng” là mơ ước của rất nhiều người, nhất là với những người mê tốc độ và thích cảm giác mạnh.
Video đang HOT
Hiện nay, hầu hết những dòng xe mô tô phân khối đều được nhập khẩu từ nước ngoài và được bán với mức giá khác nhau. Để sở hữu một chiếc xe xếp vào hạng “đánh bom, tạo sấm rền đường” như chiếc Kawasaki thể thao 1.000 phân khối, người chơi xe phải bỏ ra khoảng 22.000USD, Honda ST 1.300cm3 có giá khoảng 25.000USD, còn xe Honda CBR dung tích xilanh 600cm3 giá khoảng 600 triệu đồng,… Ngoài ra, những chiếc mô tô thuộc phiên bản giới hạn như Harley Davidson, Ducati,…cũng được người chơi mua với mức giá từ 60.000 – 90.000 USD/chiếc. Tuy vậy, không phải ai có tiền cũng có thể sở hữu được những chiếc “siêu mô tô” phù hợp với phong cách, sở thích của mình.
Anh Trần Tuấn H, thành viên của câu lạc bộ (CLB) mô tô Harley Davidson Hà Nội, nơi hội tụ của những người đam mê dòng xe nổi tiếng đến từ Mỹ cho biết, số tiền người chơi xe phân khối lớn bỏ ra để sở hữu những chiếc xe này còn nhiều hơn cả tiền mua một chiếc xe hơi loại khá.
Để điều khiển những chiếc xe phân khối từ 175cm3 trở lên theo đúng quy định của pháp luật, người chơi phải có giấy phép lái xe hạng A2, loại giấy phép chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Hiện nhiều CLB môtô quy tụ từ vài chục đến hàng trăm thành viên có xe phân khối lớn tham gia. Tuy nhiên, số người tự ý bỏ CLB sau khi có Giấy phép lái xe hạng A2 hoặc mua xe chỉ với một lý do đơn giản là chạy cho vui không phải là ít. Những tên tuổi đình đám như CLB mô tô Hà Nội, CLB Harley Davidson hay một số CLB hoạt động nhỏ lẻ tại Hà Nội cũng đang bắt đầu xu hướng trẻ hóa thành viên. Người chơi xe phân khối lớn ngày càng tăng, trong khi các giải đua môtô phân khối lớn thưa thớt hoặc có cũng chỉ là tổ chức chạy biểu diễn trên một đoạn đường ngắn hay trong sân vận động.
Dịch vụ thi lấy giấy phép lái xe hạng A2 nhanh, rẻ được quảng cáo trên mạng
Tiền mất, bằng chẳng thấy đâu
Theo nhiều chủ phương tiện, mua xe mới khó chứ GPLX chỉ là… chuyện vặt. Để đáp ứng nhu cầu này, trên một số trang web, không ít đối tượng đã đăng tin quảng cáo về “dịch vụ làm GPLX hạng A2 trọn gói” với giá từ 7-15 triệu đồng. Không biết có bao nhiêu người được cầm trong tay tấm bằng A2 theo kiểu này, song số người mất tiền oan cũng không phải là ít. Trường hợp của anh Lê Văn S ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là một ví dụ. Sau khi mua chiếc xe Honda CBR 600cm3, anh S đã tìm hiểu về quy trình thi, cấp GPLX hạng A2 và thấy mình không thuộc đối tượng được thi sát hạch nên chiếc xe có giá gần 1 tỷ đồng của anh vẫn phải nằm đắp chiếu ở nhà. Một lần lên mạng, anh S được biết có dịch vụ “làm” GPLX hạng A2 trọn gói với giá 10 triệu đồng và chỉ sau 2 tháng anh S sẽ có trong tay GPLX với hồ sơ gốc ghi rõ thông tin cá nhân của anh mà không phải tham gia thi. Tuy vậy, hết thời gian trên, qua nhiều lần gọi điện hỏi về GPLX, anh S chỉ nhận được câu trả lời “chưa có, phải đợi”. Đến tận khi một người bạn cho anh biết, việc thi sát hạch GPLX hạng A2 không diễn ra thường xuyên nên không thể có giấy phép nhanh chóng, dễ dàng và nếu không tham gia CLB mô tô Hà Nội thì gần như không có cửa có GPLX hạng A2, anh S mới biết mình đã bị lừa. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, có không ít người thông qua các dịch vụ trôi nổi đã nhận phải giấy phép rởm do các đối tượng thực hiện làm GPLX hạng A1 trước. Sau đó chúng lấy giấy phép này tẩy xóa, hô biến thành GPLX hạng A2.
Luật sư Hoàng Huy Được – Đoàn luật sư Hà Nội nhận xét, do nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao nên việc cấp GPLX hạng A2 không thể tiến hành đại trà. Song điều đáng nói là, hiện cơ quan chức năng chưa có quy định để kiểm soát tình trạng sử dụng xe phân khối lớn của các chủ xe. Bên cạnh đó, các văn bản hiện hành còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế: Trong khi xe trên dưới 100cm3 chạy quá tốc độ thì bị xử phạt, tịch thu xe, cao nhất là người điều khiển sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, song xe máy phân khối lớn gầm rú trên đường, ảnh hưởng đến ATGT, gây ô nhiễm môi trường lại không bị xử lý. Bên cạnh đó, trong khu vực nội thành, tốc độ cho phép trên dưới 30km/h, các tuyến đại lộ, quốc lộ, tốc độ cho phép tối đa khoảng 60km/h thì xe phân khối lớn rất dễ vi phạm vượt quá tốc độ. Chưa kể đến việc, hệ thống đường giao thông ở nước chưa phù hợp với loại phương tiện này. Ngoài ra, trong các đối tượng được phép học, thi sát hạch cấp GPLX hạng A2, người thuộc lực lượng TDTT chỉ cần có chứng nhận thuộc lực lượng Moto TDTT do Ủy ban TDTT cấp nhưng giấy này chỉ có thời hạn sử dụng là 2 năm và được cấp rất hạn chế. Do đó, không ít người dù đã đủ điều kiện nhưng vẫn phải chờ rất lâu để được học và thi lấy giấy phép.
Còn theo đại diện của Sở GTVT Hà Nội, trừ các đối tượng ưu tiên, người dân muốn được học, dự thi sát hạch, cấp GPLX hạng A2 để được điều khiển xe máy phân khối lớn phải là chủ sở hữu của chiếc xe trên 175cm3, đồng thời phải có thẻ hội viên Hội môtô và giấy giới thiệu tham dự lớp học của cơ quan có thẩm quyền. Do hồ sơ học, thi lấy GPLX môtô hạng A2 đòi hỏi thủ tục chặt chẽ nên lượng GPLX hạng A2 được cấp hàng năm khá hạn chế.
Vấn đề ở chỗ, trong khi số lượng GPLX mô tô hạng A2 cấp ra chưa nhiều thì ngoài đường, xe phân khối lớn không phải là hiếm. Theo quy định, chủ phương tiện phải mua xe trước khi có bằng lái, thỉnh thoảng mới được ngồi sau xe phân khối lớn đi dẫn đoàn, dẹp đường trong các giải đấu nên họ vẫn điều khiển xe trên đường ngay khi chưa có GPLX. Anh Trịnh Đình Hải – người có thâm niên 5 năm chạy xe phân khối lớn cho biết, khi mua xe xong, hầu hết chủ xe đều liên hệ với CLB mô tô để tham gia sinh hoạt song thường bị nghi ngờ mục đích vào CLB chỉ là để có điều kiện để lấy bằng A2. Việc xin tham gia vào CLB khó khăn, trong khi dân chơi xe chủ yếu là những người có tiền nên để có trong tay tờ giấy thông hành, nhiều người đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua, tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng lừa đảo hoạt động. Bởi vậy, câu chuyện về tấm GPLX hạng A2 ngày càng phức tạp và chưa biết đến bao giờ mới có hồi kết.
Theo ANTD
Bộ Tài chính đề xuất tăng phí sát hạch lái xe
Phí sát hạch đối với lái xe ôtô theo quy định mới sẽ tăng khoảng 30%, lên mức 450.000 đồng một lần, trong khi với môtô là 90.000 đồng một lần.
Dự thảo Thông tư quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ vừa được Bộ Tài chính công bố và lấy ý kiến. Theo đó, mức thu phí đối với sát hạch lái xe môtô (hạng A1-4) sẽ tăng từ mức 70.000 đồng hiện hành lên 90.000 đồng (40.000 đồng cho lý thuyết và 50.000 đồng cho thi thực hành).
Đối với lái xe ôtô (hạng B1, 2, C, D, E, F), mức thu dự kiến nâng lên 90.000 đồng một lần đối với thi lý thuyết, 300.000 đồng cho thực hành trong hình và 60.000 đồng cho việc sát hạch trên đường giao thông công cộng. Như vậy, tổng chi phí cho việc thi bằng lái sẽ khoảng 450.000 đồng, tăng khoảng 30% so với mức 350.000 đồng hiện nay.
Cũng theo dự thảo, mức thu phí nêu trên sẽ được áp dụng thống nhất trên cả nước khi cơ quan quản lý (không phân biệt thuộc Trung ương hay địa phương) tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu phí và được trích lại một phần để trang trải chi phí tổ chức (20% nếu số thu dưới 15 tỷ đồng một năm, 15% nếu vượt trên 15 tỷ). Số còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước.
Theo ANTD
Đoàn thanh niên Trung đoàn CSCĐ: Để xứng đáng với lòng tin 1h sáng. Đường phố vắng bóng người qua lại. Một chiếc xe máy phân khối lớn lao vút đi, trên xe là hai thanh niên tóc vàng trông ngổ ngáo với thanh đao kẹp sát bên hông. Bám sát phía sau, hai chiến sỹ cảnh sát cơ động trẻ vẫn bền bỉ, quyết không để lọt mục tiêu. Hình ảnh ấy, dù không...