Lạc vào vườn “vỏ của những chiếc bánh chưng xanh”
Cặp bánh chưng có xanh hay không, có dậy hương vị đặc biệt hay không, cũng ở một phần không nhỏ của chất lượng lá dong.
Làng lá dong Tràng Cát, Thanh Oai, Hà Nội từ lâu nức tiếng với những thửa bãi xanh mướt. Lá dong ở đây không chỉ bán trong dịp Tết mà bán quanh năm để người gói bánh chưng, giò chả mua về làm vỏ bao bọc, cho dậy lên hương vị của thức ẩm thực cổ truyền.
Ấy vậy nhưng dịp áp Tết thì khác, người ta chăm sóc lá sao cho to, đều đặn và mỡ màng hơn để cánh thương lái đổ dồn về làng dịp cuối năm chở lá tấp nập. Lá dong Tràng Cát được mệnh danh như thứ “gia vị” thứ 7 trong cặp bánh chưng mà không thể thiếu được. Ngoài đậu xanh, gạo nếp, thịt ba chỉ, muối, tiêu thì lá dong có vai trò quan trọng làm dậy mùi hương thơm của lá và mày xanh của hạt gạo. Chính vì vậy mà người làm bánh chưng lâu năm rất cầu kỳ, tìm làng lá dong nổi tiếng như Tràng Cát để thu mua. Chẳng rõ làng thành nghề từ thủa nào, dân làng chỉ biết thiếu nó thì bánh kém thơm ngon.
Chùm ảnh:
Người già ở Tràng Cát rất tinh tế trong chuyện lựa chọn lá dong cho bánh chưng thêm ngon
Thừa đất cuối làng xanh mướt màu lá dong
Cắt lá dong cũng cần phải có kinh nghiệm
Video đang HOT
Dịp áp Tết người dân Tràng Cát luôn tất bật với công việc
Lá dong xếp lên xe thồ, chở từ bãi về nhà để chọn lọc và rửa
Lá dong Tràng Cát thường to đẹp, khi gói thì làm dậy mùi bánh chưng
Thồ hàng về làng để phân chia, phân loại
Khâu rửa lá dong cũng rất tỷ mỉ, cẩn thận
Sau khi để ráo nước sẽ cắt và đóng gói
Mỗi bó lá dong thường được buộc từ 20, 30, 50 lá/1 bó tiện cho khách mua
Giá bán khoảng từ 100- 120 nghìn đồng/ 100 lá
Người dân cứ mỗi dịp áp Tết lại tất bật với nghề “trồng vỏ bánh chưng xanh”
Ánh Nguyệt
Theo ANTD
Làng lá dong bánh chưng Hà Nội tất bật chuẩn bị Tết
Người dân thôn Tràng Cát, huyện Thanh Oai đang khấp khởi mừng vui khi những vườn lá dong lành lặn và xanh mướt chuẩn bị được chuyển đi khắp mọi nơi phục vụ Tết nguyên đán.
Làng Tràng Cát, xã Kim An cách trung tâm thủ đô chưa đầy 30km nổi tiếng với trồng lá dong gói bánh chưng truyền thống. Trước Tết 2 tuần, từ đầu làng tới ngõ xóm đâu đâu cũng tràn ngập những tấm lá xanh mướt mọc hai bên đường hoặc lối vào nhà.
Hầu hết các hộ gia đình ở làng đều trồng lá dong. Người có nhiều đất thì canh tác lớn, người ít diện tích thì làm nhỏ thu hoạch nhỏ. Từ trong sân nhà cho đến ngoài cánh đồng, đâu cũng có thể trồng lá dong. Trong ảnh là chị Nga, người đã có nhiều năm hành nghề này. Chị cho biết, năm nay trồng được 3 sào, dự tính thu nhập gần 30 triệu đồng.
Thời tiết năm 2013 thuận lợi cũng làm cho các cánh đồng lá dong được mùa. Ít sâu bệnh và xanh mướt. Thanh niên này cho biết, để lá lên đều, không bị rách, quăn, người trồng thường xuyên cắt tỉa lá chân (lá phía dưới của bụi dong) để những lá phía trên luôn được rộng bản, xanh tốt.
Anh Phạm Công, một người nhiều năm kinh nghiệm trồng lá dong tiết lộ, mỗi sào chỉ cần đầu tư khoảng 500.000đ/năm nhưng có thể cho thu hoạch từ 8 - 10 triệu đồng.
Những loại lá dong có bề rộng 25-35cm, dài 50-60cm, vừa vặn với khuôn bánh chưng được thị trường ưa chuộng.
Cây dong phát triển tốt là do Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua, khí hậu thích hợp.
Vào thời điểm này, các lái buôn bắt đầu đến chở hàng về các chợ tại nhiều địa phương lân cận.
Theo Zing
Thưởng chuối tiến vua ở làng Vũ Đại Từ Hà Nội phóng xe máy về phía Nam, theo quốc lộ 1A, chỉ mất 1 tiếng đồng hồ là đến làng Vũ Đại, ngôi làng gắn liền với tên tuổi nhà văn Nam Cao. Cái làng quê "xa phủ, xa huyện", nghèo rớt mồng tơi, tới mức "chó ăn đá, gà ăn sỏi" ấy, nay được đổi tên rất đẹp, làng Nhân...