Lạc vào không gian xưa với những ngôi làng nhuốm màu thời gian trải dài khắp Việt Nam
Trải dài khắp mọi miền đất nước, nơi đâu cũng những làng quê đậm nét cổ kính và nên thơ.
Mang dấu ấn thời gian hàng trăm năm tuổi với nét kiến trúc cổ xưa cùng vẻ bình yên thơ mộng là những gì người ta nhớ mãi khi có dịp ghé thăm những ngôi làng cổ này ở Việt Nam. Có thể nói, thời gian và nét “nghệ thuật” ở nơi đây đã khiến cho những làng cổ đã trở thành một điểm nhấn khi du lịch đến thành phố đó. Những ngôi làng cực kỳ thích hợp để tản bộ hoặc đi xe đạp để có thể đi vào từng ngõ ngách của làng mà không phá vỡ sự tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ nơi đây.
Làng cổ Thiên Hương
Tại Hà Giang, có một ngôi làng cổ trăm năm tuổi nằm bên sườn núi tách biệt với thế giới bên ngoài với những cánh đồng thơ mộng, khiến du khách cứ như lạc với miền cổ tích ngày xưa. Làng cổ Thiên Hương cách trung tâm thị trấn tầm 7km, nằm trên Cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng, tuy nhiên không phải du khách nào cũng biết đến.
Ảnh: Vân Hni
Địa hình đa phần núi dốc, những ngôi nhà trong làng cũng được xây dựng thành nhiều “bậc thang” cao thấp, tựa vào sườn núi, đó chính là lý do vì sao làng cổ Thiên Hương vẫn còn giữ nguyên vẹn được nét đẹp tự nhiên. Đường vào làng Thiên Hương cũng vô cùng độc đáo, một bên là vực thẳm, một bên lại là vách núi cheo leo với những mái nhà mộc mạc. Thời gian dường như bị dừng lại lại trước vẻ cồ kính và trầm mặc của ngôi làng này.
Ảnh: Lê Trọng Nghĩa
Làng cổ Đường Lâm
Không cần phải đi đâu xa, gần Hà Nội cũng có một ngôi làng cổ dường như tách biệt với thế bên ngoài. Chỉ cần đi qua cánh cửa làng, thì một vùng quê thanh tịnh như trong những phim cổ tích xưa với “cây đa, giếng nước, sân đình”. Cách Hà Nội 44km, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà đậm chất làng quê Bắc Bộ với những con đường gạch, những bức tường đá ong.
Video đang HOT
Giữa thành phố hiện đại, làng cổ Đường Lâm hiện lên giữa sự đại hóa của thành phố lân cận như một cổ trấn đầy hoài niệm và yên bình. Đường Lâm có rất nhiều địa điểm tham quan gắn liền với kiến trúc, văn hóa làng quê xưa cũ mái đình, sân đình hay những ngôi nhà cổ. Mỗi địa điểm lại có những câu chuyện với sức hút khiến chúng ta phải nên đến tận nơi để tìm hiểu, lắng nghe và cảm nhận không khí nơi đây. Thế nên, ngày nay làng cổ Đường Lâm rất nổi tiếng và là địa điểm cực kỳ thu hút người dân và khách du lịch tới tham quan khám phá.
Ảnh: Nina May
Làng Sấu
Làng Sấu thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang được mệnh danh là “khói lam chiều trên ngôi làng cổ”. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do nhịp sống chậm rãi nơi đây, vô cùng yên bình trên đường quê rợp bóng tre, hòa cùng khói lam chiều trên ruộng.
Đường vào làng rợp bóng cây, dẫn vào ngôi làng có tuổi đời vài trăm năm, với khoảng 200 ngôi nhà, trong đó còn nhiều căn nhà cổ kính. Nhịp sống trong ngôi làng chậm rãi trôi đi, người dân quanh đây trồng nông nghiêp quanh năm trên các cánh đồng xen giữa các dải đồi, ven sông của mình. Có lẽ như thế nên ngôi làng vẫn bị tác động nhiều của đô thị hóa nên rất xứng đáng để du khách ghé thăm.
Ảnh: Lê Vy
Hang Táu
Ngôi làng nhỏ nằm dưới triền núi còn được biết đến là “ngôi làng nguyên thuỷ” nằm ở bản Tà Số 2, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đây vốn là một khu canh tác, sản xuất nông nghiệp nên người dân chỉ dựng tạm vài căn nhà nhỏ để trông coi. Nhưng vô tình biến nơi đây thành một vùng thảo nguyên hoang sơ nhưng cũng đầy sự thơ mộng.
Ảnh: Bùi Ngọc Công
Là một ngôi làng nhỏ nằm sâu trong vùng núi, ít người biết đến nên vẫn giữ được nguyên sơ từ lối sống cho đến cảnh vật. Đến với Hang Táu như một chuyến hành trình “đi ngược thời gian”, trở về với “cuộc sống thời nguyên thủy”: không điện cũng chẳng có sóng di động. Nằm biệt lập trong thung lũng, tựa vào núi đá, một nơi vẫn còn giữa nguyên vẹn nếp sống truyền thống và bình yên giữa một đồng cỏ xanh mướt. Thung lũng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng tựa như dẫn lối vào một ngôi làng trong cổ tích.
Ảnh: Nguyễn Hạnh
Làng cổ Phước Tích
Nằm cách trung tâm cố đô khoảng 35 km, làng cổ Phước Tích nằm yên bình bên bờ sông Ô Lâu, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị. Theo một số tài liệu lịch sử có ghi chép lại thì nơi đây được hình thành từ tận thế kỷ 15, thế nên toàn bộ khung cảnh ngôi làng cổ này mang đậm kiến trúc đặc trưng cổ xưa.
Ngôi làng vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên văn hoá làng nghề, với hệ thống đình, miếu, nhà rường cổ, điển hình của thôn quê. Làng còn giữ vững nghề truyền thống là nghề gốm nổi tiếng đã hơn 500 năm với kỹ thuật nung bằng rơm, tạo ra những sản phẩm trứ danh. Hiện nay, làng cổ Phước Tích có nhiều loại hình du lịch như: tham quan nhà rường, lưu trú, xe đạp, quảng diễn nghề gốm… nên bạn có thể tha hồ tham quan và tìm hiểu về làng cổ.
Ảnh: Trân Ơi
Lạc vào không gian xanh mướt của làng rau Trà Quế trăm tuổi
Du lịch xanh đang là xu hướng được du khách yêu thích, và làng rau Trà Quế sẽ giúp bạn vừa có cảm giác "chữa lành" khi trở về với thiên nhiên, vừa được trải nghiệm thu hoạch rau sạch.
Làng rau Trà Quế Ảnh: Fanpage Làng rau Trà Quế Hội An
Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, cách trung tâm phố cổ chỉ khoảng 3km. Có tuổi đời lên đến 400 năm, nơi đây nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau có vị thuốc dân gian, được trồng bằng phương pháp truyền thống, nên những cây rau gia vị ở đây luôn có mùi thơm đặc trưng, khác biệt.
Làng rau Trà Quế nhìn từ trên cao Ảnh: Q.Tuấn
Là địa điểm du lịch sinh thái nên hầu hết các hoạt động đều ở ngoài trời. Khoảng thời gian lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 12, đây là thời gian Hội An có thời tiết mát mẻ, khô ráo, cũng là lúc các loại rau phát triển xanh tươi nhất trong năm, vì thế không khí ở làng rau rất trong lành, mát mẻ và xanh mướt một màu.
Không gian xanh mướt, trong lành và thơm ngát hương thơm của các loại rau xanh Ảnh: Vietnamtourism
Đến với làng rau Trà Quế, du khách không chỉ được tận hưởng không gian xanh mướt, thơ mộng mà còn có những trải nghiệm vô cùng độc đáo, thú vị.
Đây là điểm đến thu hút rất đông du khách quốc tế đến tham quan và trải nghiệm Ảnh: Du lịch Quảng Nam
Du khách đến với làng rau Trà Quế sẽ có cơ hội được trải nghiệm công việc hàng ngày của người dân nơi đây. Bạn sẽ được người bản địa hướng dẫn từng bước để có thể gieo trồng rau củ từ cách xới đất, cách trộn phân, gieo hạt... và cuối cùng là thu hoạch rau xanh sạch. Không những thế, du khách còn được trực tiếp nấu những món ăn nổi tiếng như mỳ Quảng, bánh xèo,... với chính những nguyên liệu bạn vừa thu hoạch.
Trẻ nhỏ đến đây rất thích thú khi được "hóa thân" thành những người nông dân Ảnh: Làng rau Trà Quế Hội An
Sau khi tham quan, trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản Quảng Nam tại đây.
Món tam hữu được biết đến là món ngon đặc trưng của làng, vì chỉ các loại rau được trồng ở đây mới ra được đúng vị chua, cay, ngọt, đắng, chát của nó. Nguyên liệu chính thường được sử dụng cho món tam hữu gồm: thịt heo, tôm, cuộn chung với rau húng, gói lại bằng hành lá, chấm với nước mắm chanh, tỏi, ớt, chua ngọt vừa đủ, chắc chắn sẽ mang đến cho du khách hương vị có "một không hai".
Món Tam hữu mang đậm hương vị đặc trưng nơi đây Ảnh: Báo Quảng Nam
Đến Quảng Nam thì chắc chắn phải ăn mỳ Quảng, giống như du khách đến Hà Nội sẽ đi ăn phở bò vậy. Mỳ Quảng là món ăn bình dị, thân quen của người dân xứ Quảng. Mỳ Quảng có nhiều lựa chọn như mỳ gà, mỳ cá, mỳ Quảng tôm thịt trứng,... ăn kèm với rau tươi xanh vừa được thu hoạch tại vườn, sẽ khiến món ăn ngon hơn gấp bội phần.
Điều đặc biệt ở mỳ Quảng được người dân tiết lộ, nếu là mỳ gà thì phải là thịt gà mái tơ vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, vì đây là thời điểm gà béo nhất trong năm, còn nếu là mỳ cá thì sẽ là cá trên sông Thu Bồn, và đặc biệt loại rau ăn sống nếu là rau trồng ở làng rau Trà Quế thì hương vị tô mì sẽ thêm phần đậm đà, hấp dẫn hơn.
Đặc sản mỳ Quảng không thể bỏ lỡ khi đến Hội An Ảnh: Mỳ Quảng Bà Vui
Cuối cùng, khi đến với làng rau Trà Quế du khách hãy thử tự mình thu hoạch rau và cùng người dân ở đây thưởng thức bộ đôi "bất bại" của Hội An là bánh xèo và nem lụi. Sẽ không quá khác biệt với bánh xèo và nem lụi ở nơi khác, nếu du khách không được trải nghiệm món ăn này với những rau thơm gia vị và rau sống được trồng theo phương pháp hữu cơ truyền thống ở Trà Quế, mỗi loại rau được trồng ở đây đều có hương vị đặc trưng đủ để níu chân du khách.
Chính vì những nét đặc biệt và lâu đời đó, tháng 4.2022, làng rau Trà Quế đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, với mong muốn mang lại không gian làng quê mộc mạc, bình yên, cùng những trải nghiệm thực tế thú vị, quảng bá ẩm thực địa phương.
Tết xưa ở ngôi làng được mệnh danh 'cổ trấn' của Hà Nội Giữa không gian trầm mặc của những gian nhà cổ kính, cụ ông râu tóc bạc trắng cùng người vợ thảo hiền và cháu gái đang quây quần gói bánh chưng hay đi sắm cành đào đón Tết. Anh Nguyễn Minh Tiến (sống ở Hà Nội) từng có dịp ghé thăm làng cổ Đường Lâm và nhanh chóng bị thu hút bởi những...