Lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh Tà Chì Nhù, ngắm hoa chi pâu nở tím núi rừng
Giữa những áng mây bồng bềnh và sắc tím của hoa chi pâu, những ai đến đây đều có thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, thoát khỏi những bộn bề của cuộc sống hằng ngày.
Hằng năm, từ đầu tháng 10 đến tháng 1, đỉnh Tà Chì Nhù lại trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê trekking và yêu thích cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.
Với độ cao hơn 2.979 mét, đỉnh Tà Chì Nhù thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm trên địa bàn xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam và cũng nổi tiếng với khung cảnh mây bồng bềnh như chốn bồng lai tiên cảnh.
Vào mùa này, Tà Chì Nhù không chỉ thu hút những người yêu thích leo núi mà còn đặc biệt hấp dẫn những ai đam mê săn mây.
Đỉnh núi trở thành một thiên đường mây vào buổi sáng bình minh và chiều hoàng hôn.
Những đám mây tụ lại thành những thung lũng trắng xóa, trải dài vô tận.
Cảnh tượng mây bồng bềnh dưới chân, ánh nắng mặt trời len lỏi qua những tầng mây tạo nên khung cảnh đầy mê hoặc.
Một trong những điểm nhấn thú vị khi lên Tà Chì Nhù vào thời điểm này là sắc tím của hoa chi pâu.
Đây là loài hoa dại đặc trưng, nở vào mùa thu, đông và phủ tím khắp các triền núi, mang đến một vẻ đẹp mơ màng như trong truyện cổ tích.
Du khách đến đây không chỉ để chinh phục đỉnh núi mà còn để hòa mình vào khung cảnh hoa cỏ thơ mộng
Video đang HOT
Giữa sắc tím của hoa chi pâu, du khách có thể bắt gặp hình ảnh những đàn dê đang thảnh thơi gặm cỏ. Những chú dê như những đốm trắng nhấp nhô giữa khung cảnh tím ngắt, tạo ra sự tương phản độc đáo và sống động giữa thiên nhiên hoang dã.
A Rùa, một người dân tộc Mông bản địa, đã có bốn năm kinh nghiệm dẫn đoàn trekking lên đỉnh Tà Chì Nhù. Mỗi ngày, anh dẫn khách từ chân đồi lên đỉnh núi, giúp họ khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của vùng đất này.
“Công việc này không chỉ giúp tôi có thu nhập mà còn mang lại niềm vui lớn. Tôi được gặp gỡ và học hỏi từ nhiều người, từ đó tích lũy thêm nhiều trải nghiệm mới. Đặc biệt là được hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên khiến tôi sống lạc quan, vui vẻ hơn” – A Rùa chia sẻ.
Với độ cao lớn nên thời tiết khá lạnh, đặc biệt vào mùa thu và đông, du khách khi đến thăm đỉnh Tà Chì Nhù nên chuẩn bị áo giữ nhiệt và áo phao nhẹ để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái trong chuyến đi.
Ngoài ra, hành trình trekking lên đỉnh Tà Chì Nhù không hề dễ dàng, vì đoạn đường dốc và dài. Do đó, việc rèn luyện sức bền và chuẩn bị tinh thần trước khi đi là vô cùng quan trọng.
Rất nhiều du khách mang theo lá cờ tổ quốc lên đỉnh Tà Chì Nhù check – in.
Đứng trên đỉnh núi, giữa không gian mênh mông của đất trời, cảm giác như tất cả những mệt mỏi và áp lực của cuộc sống dường như tan biến.
Những thung lũng mây bồng bềnh, sắc tím hoa chi pâu, và ánh hoàng hôn rực rỡ chính là phần thưởng xứng đáng cho bất kỳ ai đủ can đảm chinh phục đỉnh cao này.
Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến để thỏa mãn đam mê khám phá và tận hưởng những khoảnh khắc săn mây tuyệt đẹp, Tà Chì Nhù chắc chắn là một lựa chọn không thể bỏ qua.
'Nóc nhà Yên Bái' đông kín du khách đến săn mây, ngắm hoa chi pâu
Lượng khách đổ về đỉnh Tà Chì Nhù đông đúc. Những khu vực chụp hình đẹp chật kín người đứng săn mây, ngắm hoa, tạo cảnh nhộn nhịp ở nơi được mệnh danh là 'nóc nhà Yên Bái'.
6h sáng Chủ nhật (13/10), đặt chân tới đỉnh Tà Chì Nhù ở độ cao 2.979m so với mực nước biển, Thừa Hòa (ở Hà Nội) cùng nhóm bạn ngỡ ngàng vì rất đông người đã có mặt ở đây từ sớm.
"Sau vài tuần lùi lịch do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, bọn mình đi đúng ngày cuối tuần nên thấy lượng khách chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù rất đông, khoảng vài trăm người. Cứ lần lượt đoàn này xuống thì đoàn khác lên", Thừa Hòa kể.
Đỉnh Tà Chì Nhù "thất thủ", khách đổ xô tới săn mây, ngắm hoa chi pâu. Ảnh chụp sáng sớm ngày 13/10
Chàng trai trẻ cho biết, thời điểm nhóm của anh leo tới đỉnh núi, khung cảnh xung quanh chỉ toàn mây mù. Các thành viên sau quãng đường di chuyển từ lán nghỉ ở độ cao 2.400m tới đây đã thấm mệt và có chút thất vọng vì không thấy biển mây.
Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau, mặt trời lên cao, những tia nắng bắt đầu xuất hiện, sương mù nhanh chóng tan đi và cảnh tượng siêu thực hiện ra trước mắt.
"Lúc đó, mọi người đều phải thốt lên kinh ngạc vì được chiêm ngưỡng khung cảnh kỳ ảo tuyệt đẹp từ sự giao thoa của các hiện tượng thời tiết. Mặt trời lấp ló, sương mù tan dần và biển mây cuồn cuộn xuất hiện.
Ai nấy đều nhanh chóng tìm cho mình góc chụp thật đẹp để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ trên đỉnh Tà Chì Nhù", Thừa Hòa chia sẻ thêm.
Biển mây bồng bềnh ở "nóc nhà Yên Bái", sáng 13/10
Lần đầu tiên chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, chàng trai Hà Nội cùng nhóm bạn chọn leo theo hướng Trạm Tấu và xuống hướng Nậm Nghiệp.
Đây là cung leo phổ biến nhất và được đánh giá là dễ đi hơn các cung đường khác, vừa sức với phần lớn du khách, kể cả những người không hay chơi thể thao.
8h45 ngày 12/10, cả đoàn bắt đầu chuyến leo núi tự túc từ phía Trạm Tấu và dừng chân nghỉ ngơi, ăn trưa lúc 11h45. Sau đó, các thành viên di chuyển thêm 2 tiếng đến lán nghỉ ở độ cao 2.400m và ngủ qua đêm tại đây.
Sáng sớm hôm sau, đoàn tiếp tục hành trình lúc gần 4h và đặt chân tới đỉnh Tà Chì Nhù lúc 6h. Cả nhóm dành khoảng 1 tiếng ngắm cảnh, check-in, săn mây rồi lại ngược xuống núi theo hướng Nậm Nghiệp.
Thừa Hòa (ngoài cùng bên trái) cùng nhóm bạn leo Tà Chì Nhù từ hướng Trạm Tấu
Cả nhóm check-in tại cột mốc của "nóc nhà Yên Bái"
Thừa Hòa cho biết, dù quãng đường di chuyển từ lán nghỉ đến đỉnh núi có nhiều sương mù, người sau xác định vị trí của người trước bằng đèn pin nhưng họ đã được đền đáp xứng đáng bằng khung cảnh siêu thực lúc bình minh.
Các đoàn leo núi xuất phát từ lán nghỉ ở độ cao 2.400m vào rạng sáng để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù lúc bình minh
Tà Chì Nhù là đỉnh núi cao nhất của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và là đỉnh núi cao thứ 6 ở Việt Nam, nằm trong khối Pú Luông thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Đỉnh núi này còn được ví là "nóc nhà" của tỉnh Yên Bái, hàng năm thu hút lượng lớn du khách đam mê leo núi tới trekking, săn mây hay chiêm ngưỡng mùa hoa chi pâu (tên gọi khác là cỏ mật rồng).
Thời điểm thích hợp để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù là khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 dương lịch năm sau.
Hoa chi pâu
Thừa Hòa gợi ý du khách khi leo đỉnh Tà Chì Nhù cần theo dõi thời tiết trước chuyến đi và chỉ nên xuất phát vào những ngày trời đẹp.
Người leo núi cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, mang một số loại trang phục giữ ấm như áo gió, áo khoác nhẹ vì nhiệt độ ngày đêm ở đây có sự chênh lệch rõ rệt. Ban đêm, tại lán nghỉ, nhiệt độ có thể giảm xuống còn 13 - 14 độ C.
Bên cạnh đó, nếu lần đầu leo núi, du khách cần rèn luyện thể lực và tăng sức bền trước chuyến đi bằng cách lên xuống cầu thang hoặc đi bộ vài cây số mỗi ngày.
Ngoài ra, dù đi theo nhóm, du khách vẫn nên thuê người khuân vác (porter) bản địa để dẫn đường và gùi đồ. Porter ở đây đã "thuộc lòng" từng con dốc nên sẽ chỉ cho bạn những vị trí chụp ảnh đẹp và làm thế nào để có chuyến đi thú vị, an toàn nhất.
"Bạn có thể chọn các bộ trang phục màu sáng như đỏ, vàng, xanh dương và mang theo lá cờ Việt Nam kích thước chuẩn để có những bức ảnh check-in đẹp nhất tại cột mốc của đỉnh Tà Chì Nhù", Thừa Hòa nhắn nhủ.
Lên thiên đường mây Tà Chì Nhù ngắm hoa Chi Pâu Tà Chì Nhù hay còn được gọi là Pú Luông (ngọn núi nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn) thuộc bản Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Ở độ cao 2.979 m, Tà Chì Nhù được xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Tà Chì Nhù nổi tiếng là "Thiên đường mây...