Lắc thuyền thúng ‘đặc sản mới’ của du lịch Quảng Nam
Một chiếc thuyền nhỏ đơn sơ nhưng có thể chao đảo, lắc lư, ‘cưỡi’ trên những cơn sóng ào ào từ phía biển Cửa Đại, khiến tất cả du khách ưa mạo hiểm đều thích thú khó bỏ qua khi đến khu rừng dừa nước Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP.
Hội An, Quảng Nam).
Rừng dừa trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch địa phương, với 1.200 chiếc thuyền thúng đã trở thành “đặc sản” không thể thiếu khi du khách đến rừng dừa. (Nguồn: Báo Quảng Nam)
Mỗi ngư dân là một diễn viên xiếc
Đến nay, khu rừng dừa nước Bảy Mẫu vẫn được coi là “thủ phủ” thuyền thúng ở nước ta. Những chiếc thuyền nhỏ xinh nhưng có thể lắc lư chao đảo theo tiếng nhạc sau cánh rừng, thậm chí nhào lộn trên những cơn sóng biển ồn ã. Cảm giác bồng bềnh dưới tán dừa mát rượu miền sông nước khiến bất cứ du khách ưa mạo hiểm nào đều khó lòng bỏ qua.
Rừng dừa nước Bảy Mẫu từ lâu được mệnh danh là miền Tây thu nhỏ trong lòng Hội An. Những chiếc thuyền thúng là phương tiện chủ yếu đưa khách tham quan len lỏi trong các cánh rừng đầy tôm, cá.
Theo người dân xã Cẩm Thanh, từ bao đời nay, rừng dừa nước chở che cho người dân trong làng tránh khỏi những cơn sóng từ phía biển. Ngoài ra, rừng còn cho tôm, cá. Nhiều năm trở lại đây, rừng dừa còn là điểm đến du lịch đặc sắc của Quảng Nam.
Trước đây, cả xã Cẩm Thanh chỉ có 30 chiếc thuyền thúng – ngư cụ sinh hoạt của người dân, nhưng từ tháng 9/2009, UBND tỉnh Quảng Nam công nhận rừng dừa Bảy Mẫu là điểm du lịch để định hướng và tập trung đầu tư, phát triển du lịch dịch vụ, nền tảng vừa là khu di tích lịch sử văn hóa, vừa là vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Từ đó rừng dừa trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch địa phương, với 1.200 chiếc thuyền thúng đã trở thành “đặc sản” không thể thiếu khi du khách đến rừng dừa.
Hiện nay, nhiều người dân ở Cẩm Thanh đã chuyển hẳn sang nghề dịch vụ chèo thuyền thúng và kinh doanh ăn uống, giải khát, nhờ đó người dân có thêm thu nhập. Đặc biệt từ khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường du lịch mở cửa hoàn toàn, người làm nghề chèo thuyền thúng khá ổn định.
Điều đáng nói, ngư dân không chỉ biết chèo thuyền thúng mà họ còn biết biểu diễn nghệ thuật không khác gì những diễn viên xiếc; họ xoay thuyền, “cưỡi” nước dễ như trở bàn tay.
Video đang HOT
Anh Cường – người làm dịch vụ chèo thuyền thúng ở khu rừng dừa nước Bảy Mẫu cho biết: Người dân ở đây hầu hết từ nhỏ đã quen với cuộc sống sông nước, sinh hoạt chủ yếu trên thuyền chài nên việc lắc thuyền chỉ cần vài động tác đạp chân, nhún nhảy có thể mang đến cảm giác “bay lắc” bồng bềnh cho người trên thuyền.
Du lịch rừng dừa nước dần hồi sinh
Trước đại dịch Covid-19, mỗi ngày rừng dừa Bảy Mẫu thu hút hàng nghìn lượt du khách. Nhưng 2 năm qua, khu du lịch này gần như đóng băng, khiến người dân không có nguồn thu.
Tuy nhiên, những ngày này, phố cổ Hội An dần tấp nập trở lại, đường dẫn vào rừng dừa bắt đầu tất bật, các đoàn xe nối đuôi nhau đậu bến, không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
Số liệu thống kê của Ban Quản lý du lịch Cẩm Thanh, lượng khách bắt đầu chuyển biến từ tháng 5/2022 với khoảng 20.000 lượt; tháng 6 khoảng 30.000 lượt. Từ tháng 7/2022 lượng khách tăng vọt, có những ngày cuối tuần đón khoảng 3.000 khách, các ngày còn lại từ 1.000-2.000 người.
Giá tham quan rừng dừa hiện vẫn 30.000 đồng/người. Du khách có thể thuê thuyền thúng để tham quan khu rừng với chi phí từ 75.000 – 150.000 đồng/người (người dân sẽ chèo thuyền đưa khách trải nghiệm trong khoảng một tiếng). Những chiếc thuyền thúng nho nhỏ dập dềnh trên nước được lái thuyền đưa đẩy khéo léo, đảm bảo an toàn.
Sau khi tham quan rừng dừa, du khách còn được lái đò địa phương hướng dẫn tự tay làm những món quà xinh xắn từ những lá dừa nước; tặng những món đồ kỷ niệm từ lá dừa, như đồng hồ đeo tay, nhẫn, con cào cào…
Ngư dân không chỉ biết chèo thuyền thúng mà họ còn biết biểu diễn nghệ thuật không khác gì những diễn viên xiếc; họ xoay thuyền, “cưỡi” nước dễ như trở bàn tay. (Nguồn: Yêu Du lịch)
Nhưng sẽ là thiếu sót nếu tới rừng dừa mà bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm thực địa phương đặc sắc. Nơi đây có nhiều món ăn với hương vị thơm ngon, hấp dẫn như tôm rang, canh ngao chua, ốc nướng, cá nướng, bánh xèo, bánh bèo chén, thịt cuốn, gỏi hoa chuối, mỳ Quảng, cơm gà, bánh dừa nước, mứt dừa nước, dừa nước đá đường, cá kho dừa…
Khí hậu ở rừng dừa Bảy Mẫu, được chia thành 2 mùa chính là mùa khô từ tháng 1 – 9 và mùa mưa từ tháng 10 – 12. Tháng 1 – 3 là mùa đẹp rất ở rừng dừa. Đây là khoảng thời gian cây cối đâm chồi nảy lộc, toàn khu rừng phủ một màu xanh tươi, kết hợp cùng khí hậu mát mẻ thích hợp cho du khách tham quan.
Tháng 4 – 9 là mùa đẹp vừa ở rừng dừa khi thời tiết chuyển sang mùa hè. Thời điểm này khí hậu khá nóng và có nắng gắt nên du khách tới tham quan cần chú ý chuẩn bị đầy đủ đồ chống nắng để tránh tác động xấu từ ánh nắng mặt trời.
Tháng 10 – 12 là mùa mưa bão ở miền Trung, du khách cần cân nhắc khi chọn điểm du lịch tại đây.
Lãnh đạo TP. Hội An chia sẻ, trong tương lai, Hội An mong muốn biến “thủ phủ” thuyền thúng trở thành làng du lịch sông nước, với việc phát triển thêm các sản phẩm du lịch liên quan đến làng nghề, như làm nhà bằng dừa nước, nước mắm thủ công…
Ảnh đồi chè Long Cốc đoạt giải bạc quốc tế
Bức ảnh Miền trung du thức giấc chụp đồi chè Long Cốc vào sáng sớm đem về giải thưởng 1.000 USD cho tác giả Bùi Việt Đức.
Cuộc thi ảnh quốc tế First Half of 2021 Smile World, diễn ra từ 1/3 đến 31/8 thu hút hơn 10.000 tác phẩm tham gia, vừa công bố kết quả ngày 10/11. Cuộc thi chia làm 4 mục: Thời gian hạnh phúc; Vẻ đẹp thiên nhiên; Tư liệu và Du lịch; Mở rộng. Trong đó, nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải cao.
Tác phẩm Miền trung du thức giấc trong mục ảnh Vẻ đẹp thiên nhiên của nhiếp ảnh gia Bùi Việt Đức giành giải bạc (1.000 USD).
Đồi chè Long Cốc nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong các khu vực trồng chè đẹp nhất Việt Nam với các đồi, đảo lớn nhỏ. Vào cuối thu và đầu đông, những đồi chè thường ẩn hiện trong màn sương dày. Vào sáng sớm khung cảnh càng đẹp cuốn hút hơn. Không chỉ là nơi sản xuất chè, vài năm gần đây Long Cốc còn trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách gần xa.
Nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan đoạt giải đồng (500 USD) ở mục ảnh Tư liệu và Du lịch với tác phẩm Bắt cá trong rừng dừa nước.
Tác giả chia sẻ về địa điểm chụp: Người nông dân này đang bắt tôm cá trong rừng dừa nước Tịnh Khê ở Quảng Ngãi. Cánh rừng là "lá phổi xanh" của tỉnh vì không chỉ mang lại màu xanh bát ngát mà cả đa dạng sinh học cho môi trường địa phương. Dưới dòng nước ngập là rất nhiều loài cá tôm, nghêu, sò, ốc... cùng sinh sống. Người dân có thể dùng các loại đơm đó để đánh bắt. Trong khi đó bên trên những tán dừa là nơi trú ngụ của nhiều loài chim cò. Du khách có thể thuê thuyền hoặc đi theo thuyền dân để len lỏi vào rừng tham quan, chụp hình, tận hưởng không gian trong lành nơi đây.
Ngoài giải bạc trên, tác giả Khánh Phan còn có tác phẩm đoạt giải danh dự hạng mục Mở rộng. Bức ảnh Gặt cỏ ghi lại hình ảnh những phụ nữ đang thu hoạch cỏ năng ở Quảng Nam, Nam Trung Bộ.
Mục ảnh Mở rộng của cuộc thi không giới hạn chủ đề, ảnh đen trắng hay màu và được hậu kỳ bằng nhiều phương pháp. Trong mục này, Việt Nam có thêm 3 nhiếp ảnh gia khác đoạt giải danh dự.
Tác giả Nguyễn Phước Hoài chớp khoảnh khắc ngư dân Phú Yên tung lưới bắt cá vào buổi sớm, tạo ra nhiều hình thù thú vị. Tác phẩm có tên Vẻ đẹp lưới đánh cá.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tân Tuấn và tác phẩm Hái hoa súng chụp tại Mộc Hóa, Long An.
Tác phẩm Tuổi già của nữ tác giả Nguyễn Ngọc Vân. Theo chia sẻ của tác giả, ông Sẻ sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hội An. Nhiếp ảnh gia gặp đôi chút khó khăn khi tiếp cận và mời ông làm mẫu vì ông không thích bị chụp hình. Sau một hồi thuyết phục thì ông cũng đồng ý và cho phép chụp chân dung.
Tại cuộc thi ảnh quốc tế 2020 Smile World, chỉ có một người được vinh danh là nhiếp ảnh gia Lý Hoàng Long với bức Tình yêu vĩnh cửu.
Nhân vật trong ảnh chính là cụ Sẻ và vợ là cụ Lợi, hai người nông dân trồng rau ở làng Trà Quế, Hội An. Họ kết hôn năm 1949 và đã bên nhau hơn 70 năm. Tuy nhiên, sau khi kết hôn thì ông bị cầm tù trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Ông Sẻ kể, được tự do sau năm 1954 ông trở về và cố gắng dành nhiều thời gian bên vợ để bù đắp tình cảm.
Thưởng thức ẩm thực đêm Sa Pa trước giờ bước sang năm 2022 Vẫn có nhiều nhóm bạn, gia đình kịp tới Sa Pa để đón năm mới và thưởng thức những món ăn đặc sản. Một số nhà hàng đông kín, có nơi lại thưa vắng do lượng khách không ổn định. Chiều 31/12, du khách bắt đầu dồn về Sa Pa (Lào Cai) mặc dù không đông đúc như cùng thời điểm này các...