Lạc quan hòa bình ban đầu còn đâu
Cách đây 30 năm, Israel và Palestine đạt được thỏa thuận hòa bình. Đàm phán bí mật ở thủ đô Oslo ( Na Uy) và rồi ký kết ở Trại David ( bang Maryland, Mỹ), thỏa thuận này được gọi là Hiệp ước hòa bình Oslo giữa Israel và Palestine.
Tổng thống Mỹ hồi năm 1993 là ông Bill Clinton chứng kiến đại diện Israel và Palestine ký thỏa thuận hòa bình. Ảnh REUTERS
Một trong những nội dung quan trọng nhất của hòa ước là thành lập chính quyền tự trị Palestine làm nền tảng cho những vòng đàm phán tiếp theo hướng tới giải pháp chính trị hòa bình toàn diện cho cuộc xung đột giữa hai bên, thành lập Nhà nước Palestine độc lập. Thời gian đàm phán này được xác định là 5 năm, vì thế Hiệp ước hòa bình Oslo chỉ được thiết kế với thời hạn hiệu lực 5 năm.
Sau 30 năm, việc thực thi hòa ước này trên thực tế chỉ dừng ở mức thành lập Chính quyền tự trị Palestine. Những lạc quan ban đầu đã nhanh chóng tan biến, đàm phán hòa bình ngưng trệ. Xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở dải Gaza nhiều lần bùng phát, tiếp tục dai dẳng. Viễn cảnh ra đời của Nhà nước Palestine độc lập ngày càng xa.
Nguyên do nằm ở cả hai phía. Ở phía Israel, chính sách xây dựng mới và mở rộng những khu định cư Do Thái trên các vùng lãnh thổ của người Palestine đã trở thành trở ngại chính cho giải pháp chính trị hòa bình. Bên cạnh đó, chính trường và bầu không khí chính trị xã hội nội bộ ở Israel ngày càng thiên lệch về phía cánh hữu. Ở phía Palestine, phe Fatah và phái Hamas lại rơi vào cảnh “huynh đệ tương tàn”. Hamas cát cứ dải Gaza, chủ trương xung đột vũ trang với Israel.
Sau 3 thập kỷ, hòa ước Oslo giữa Israel và Palestine giờ trong thực chất giữ được danh nhưng chỉ còn là cái bóng của chính nó.
Ông Kim Jong-un kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân trước nguy cơ chiến tranh
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên đã kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân và cáo buộc Mỹ biến vùng biển gần bán đảo Triều Tiên thành vùng nước bất ổn nhất.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 29.8 đưa tin rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đến thăm Bộ chỉ huy hải quân và phát biểu nhân Ngày hải quân. Ông Kim lên án Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vì gia tăng tập trận chung, điều được lãnh đạo 3 nước này cam kết tại hội nghị ở Trại David (bang Maryland, Mỹ) hôm 18.8.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm Bộ chỉ huy hải quân Triều Tiên. Ảnh REUTERS
Tại hội nghị đó, lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý thắt chặt hợp tác quân sự và kinh tế nhằm thể hiện sự thống nhất trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.
"Bởi vì những bước đi đối đầu liều lĩnh của Mỹ và các lực lượng thù địch khác, vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên đã biến thành điểm tập trung của những khí tài chiến tranh lớn nhất thế giới, thành vùng biển bất ổn nhất với nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân", ông Kim nói.
Nhà lãnh đạo cho rằng hải quân Triều Tiên phải duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu và nhanh chóng hiện đại hóa vũ khí, thiết bị. Ông nhấn mạnh rằng "hải quân Triều Tiên sẽ trở thành một bộ phận của sức răn đe hạt nhân nhà nước, mang trách nhiệm chiến lược".
Con gái Kim Ju-ae của ông Kim Jong-un lần đầu xuất hiện công khai từ tháng 5. Ảnh REUTERS
Đi cùng ông Kim Jong-un trong chuyến thăm là con gái Kim Ju-ae. Đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ái nữ của nhà lãnh đạo từ ngày 16.5, khi cô xuất hiện trong chuyến thị sát việc chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám quân sự, theo Yonhap.
Triều Tiên duyệt binh với những vũ khí mới nhất
Từ năm 2014, Triều Tiên lấy ngày 28.8 làm ngày kỷ niệm thành lập hải quân và chuyến thăm hôm qua là lần đầu tiên ông Kim Jong-un đến trụ sở hải quân trong ngày này từ khi nắm quyền.
Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc hội đàm song phương Theo hãng tin Yonhap, ngày 18/8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đến khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ ở Trại David, bang Maryland, để tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (bên trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden....