Lạc ở ga tàu, đứa trẻ 4 tuổi tha hương, 40 năm sau đoàn tụ nghe chuyện nhói lòng về mẹ
Lỡ rời khỏi vòng tay mẹ vài phút, đứa trẻ 4 tuổi đã có một cuộc đời hoàn toàn khác. Đứa trẻ 4 tuổi lạc mẹ ở ga tàu
Vào một buổi tối trong khoảng năm 1979 – 1980, anh Nguyễn Văn Sáng nhớ lại khi đó mình độ 4 tuổi, cùng mẹ và một người em tên Hường đi tàu về quê ngoại.
Quãng đường này khá dài, phải mất nửa ngày đi xe, rồi tiếp tục đi tàu một ngày một đêm mới tới. Anh nhớ có những lần về quê, ba mẹ con ngủ lại ga một đêm rồi sáng hôm sau mới đi tiếp.
Lần đó, khi tàu dừng thì ba mẹ con xuống ga ăn tối. Trong ký ức xa thẳm, anh Sáng nhớ khi đó mẹ đã gửi mình cho một người nào đó ở quán, rồi chạy lên tàu lấy chiếc túi. Sợ lạc mẹ nên anh Sáng chạy theo.
Anh Sáng (tức Hùng), đi lạc năm 4 tuổi.
“Tôi chạy theo, ngày đó không có điện như bây giờ mà chỉ dùng đèn bão nên mọi thứ tối lờ mờ. Tôi không biết mình có chạy đúng lên tàu đó hay tàu khác nữa. Lối lên tàu rất cao nên tôi không bước nổi, chỉ đứng đó khóc. Một người phụ nữ đã nhấc tôi lên tàu và dỗ: “Lên đây cô cho ăn bánh”. Sau đó tôi vẫn khóc thì cô bảo: “Về nhà cô, cô nuôi”.
Một lúc sau thì tàu chạy, tới ga Bắc Giang họ đưa tôi vào chỗ trạm trưởng ở đó và nói lên loa nhưng không có tín hiệu gì. Ở đó khoảng 1 tháng thì có một ông đến làm thủ tục xin tôi về cho người dì, tức là mẹ nuôi của tôi bây giờ, sống ở Chí Linh, Hải Dương”, anh Sáng kể.
Cái tên Nguyễn Văn Sáng là tên do mẹ nuôi đặt cho anh. Mẹ nuôi của anh Sáng bị khiếm thị. Anh ở cùng bà ngoại và mẹ nuôi đến năm 15 tuổi thì bà mất, anh một mình nuôi mẹ. Năm 22 tuổi, anh Sáng kết hôn và hiện đã có 2 đứa con, đứa lớn là con trai năm nay đã 19 tuổi và đứa nhỏ là gái hiện 14 tuổi.
Vì ở quê không có công việc nên anh Sáng sang Angola làm việc. Anh làm việc trong rừng, công việc khá vất vả, sóng yếu nên khi thời gian dài không liên lạc được với gia đình.
Anh chực khóc khi kể lại những điều đã xảy ra với mình.
Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly đã giúp anh Sáng tìm được một gia đình có thể là ruột thịt của anh. Nhưng vì không liên lạc được nên họ đã phải chờ suốt 3 năm, đợi anh Sáng về nước.
Ôm mặt khóc khi biết tin về mẹ
Anh Phạm Văn Hường (sống ở Lạng Giang, Bắc Giang) cũng đăng ký tìm anh trai là Phạm Văn Hùng, thất lạc tại ga Kép, trong khoảng năm 1980 – 1981. Kể về câu chuyện thất lạc người anh trai, anh Hường rơm rớm nước mắt: “Trước đây bố mẹ tôi đi làm công nhân, gặp và cưới ở Quảng Ninh. Bố tôi là người Hoa. Năm 1979, bố trở về nước, chỉ có ba mẹ con.
Ngày đó tôi được 1-2 tuổi, hai anh em đi từ Quảng Ninh về đến ga Kép. Tôi khóc quá nên mẹ bảo anh ở lại trông cái vali, còn bà xuống mua bánh cho tôi. Lúc bà lên thì tàu cũng đã chạy, và anh thì đã bị dắt đi rồi.
Anh Hường là em trai của anh Hùng.
Video đang HOT
Từng nghĩ mẹ không đi tìm mình, đến khi biết tin về mẹ, anh Sáng ôm mặt khóc.
Khi tôi lớn lên khoảng 4-5 tuổi thì thấy ở nhà có hai cái cặp lồng. Mẹ nói cặp lồng này để đựng cơm cho hai anh em đi nhà trẻ, một cái ghi tên Hùng, một cái ghi tên Hường. Lúc đó tôi mới biết mình có một người anh và mẹ cũng kể lại cho tôi nghe câu chuyện anh bị thất lạc”.
Thời điểm chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly thông báo rằng tìm thấy một gia đình có nhiều điểm tương đồng với câu chuyện của mình, anh Sáng có hỏi: “Nếu người chương trình tìm được là mẹ của tôi thật, thì tại sao mẹ lại không đi tìm tôi?”.
Anh Sáng, anh Hường ôm chặt lấy nhau, cái ôm sau gần 40 năm xa cách.
Anh Sáng được gặp lại cậu, mợ, em trai và may mắn là mẹ của anh còn sống.
Giải thích cho anh Sáng nghe, anh Hường xúc động: “Mẹ đã đi tìm anh hết sức của bà. Mẹ đi tìm nhiều lần, nghe theo người ta giới thiệu xuống cả Yên Dũng (Bắc Giang) để tìm. Năm 1990, mẹ nhờ cậu lên Đài tiếng nói Việt Nam để tìm người. Năm 1997 vì thương nhớ anh quá nên mẹ bị đột quỵ, lúc còn tỉnh táo, bà viết chữ xuống tấm ván ở chum gạo là: “Hãy đi tìm anh Hùng Khi nào mẹ mất thì đưa mẹ vào chùa Hàm Long. Sau đó, các con nhà cậu phát hiện ra mẹ uống thuốc sâu tự tử. Nhưng may mắn là mẹ qua khỏi, bà vẫn còn sống nhưng rất yếu”.
Và kết quả, anh Sáng chính là anh Hùng. Khi nghe em trai kể về mẹ, anh Hùng ôm mặt khóc nức nở. Sau gần 40 năm xa cách, đứa trẻ đi lạc đã được đoàn tụ với gia đình, được trong vòng tay của máu mủ, ruột thịt. Trong hàng nghìn cuộc đoàn tụ khác, anh Hùng vẫn may mắn hơn rất nhiều khi còn có cơ hội gặp lại người đã sinh ra mình.
Đứa trẻ lạc mẹ trên đường chạy loạn, lưu lạc sang Mỹ và cuộc đoàn tụ kỳ diệu sau 45 năm
Suốt 45 năm xa con, mẹ của anh Lợi luôn cầu mong con trai được mạnh khỏe. Bà không dám lập ban thờ vì không biết anh còn sống hay đã mất.
Đứa trẻ lạc mẹ trên đường chạy loạn
Cuộc thoái quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu vào chiều tối ngày 16/3/1975 đã đặt các gia đình vợ con lính và dân thường của 3 tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn (sau năm 1975, Phú Bổn được nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Ngày nay phần lớn địa bàn của Phú Bổn xưa chuyển sang tỉnh Gia Lai - Kon Tum).
Khoảng 200.000 người dân đã bị cuốn theo cuộc chạy loạn này. Trên đường chạy loạn, đã có hàng ngàn đứa trẻ lạc mất gia đình, trong đó có cậu bé Nguyễn Đình Lợi, 7 tuổi, quê ở Kon Tum.
Bà Tuyết, ông Đường đã thất lạc cậu con trai 7 tuổi trên đường đi chạy loạn vào năm 1975.
Ông Nguyễn Đình Đường (sinh năm 1935, người gốc Huế) có 2 người vợ, là bà Gái và bà Nguyễn Thị Thời (tức Tuyết). Bà Gái chính là người cưới bà Tuyết về cho chồng. Thời điểm năm 1975, ông Đường có với 2 người vợ tất cả là 10 người con, chung sống sung túc và hòa thuận dưới một mái nhà ở Kon Tum. Ông Đường phục vụ trong quân y, bà Gái ở nhà chăm sóc các con còn bà Tuyết bán cá hấp ở chợ.
Tháng 3/1975, ông Đường chở 4 đứa con bỏ chạy, vợ lớn của ông cũng dẫn theo mấy đứa. Những người con gái lớn thì đi đường hàng không cùng hàng xóm. Bà Tuyết lúc đó bụng bầu vượt mặt sắp sinh, dẫn 2 đứa con đi vào rừng chạy loạn. Vào đến rừng thì bà sinh hạ một bé trai, khi tỉnh lại bà thấy thất lạc một đứa con, đứa trẻ sơ sinh sau đó cũng không qua khỏi. Ra khỏi rừng, bà được bộ đội cụ Hồ đánh xe đưa về Kon Tum. Khi gia đình về hết lượt, điểm danh lại thì gia đình bà thiếu một đứa con trai 7 tuổi, tên Nguyễn Đình Lợi (hay còn gọi là Lùn), con trai ruột của bà Tuyết và ông Đường.
Anh Lyle Christopher Schadt cũng từng là một đứa trẻ đi lạc khi chạy loạn và muốn tìm cha mẹ của mình.
Ông Đường, bà Tuyết sau đó còn sinh thêm 3 người con nữa nhưng vẫn không nguôi ngoai nỗi mất mát. Cách đây 21 năm, ông Đường đi nhận một thanh niên tầm tuổi anh Lợi, cũng là một đứa trẻ đi lạc trên đường chạy loạn, được nhận nuôi ở Phú Yên, tên là Được.
Gặp là hai bên biết, anh Được không thể là anh Lợi nhưng ông bà Đường vẫn xin đón anh về Gia Lai chăm sóc và lo công việc. Sau này, anh Được cũng tìm được cha mẹ ruột. Do đó, gia đình ông Đường vẫn luôn luôn tin mình sẽ tìm được đứa con thất lạc.
Mỗi lần nghĩ về anh Lợi, bà Tuyết chỉ mong con trai mạnh giỏi. Bà không dám lập bàn thờ cho anh vì không biết con còn sống hay đã chết. Gia đình đã đăng ký tìm con với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly.
Lyle được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi, anh có cuộc sống êm đềm, đã kết hôn và có 2 con.
Cuộc đoàn tụ kỳ diệu sau 45 năm
Những thông tin về đứa con trai thất lạc của ông Đường, bà Tuyết rất trùng khớp với thông tin của anh Lyle Christopher Schadt, người gốc Việt, hiện đang sống ở bang Florida, Hoa Kỳ.
Đi lạc từ năm 7 tuổi nên Lyle Christopher Schadt vẫn còn nhớ rất nhiều thông tin về mình. Anh nhớ mình tên là Nguyễn Đình Lợi, đi lạc trong một cuộc chạy loạn. Anh nhờ một người bạn là người Việt đang sống ở Mỹ liên hệ giúp mình với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để tìm lại gốc rễ. Trong thâm tâm, anh luôn tự hỏi không biết gia đình mình còn sống sót sau chiến tranh hay không. Anh hy vọng sẽ còn kịp tìm thấy họ.
"Chiến tranh đã đi qua nơi tôi sống khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn. Cả làng, cả xóm vội vã lên xe và đi, cứ đi cho đến khi xe hỏng thì xuống đường đi bộ và tản mát vào rừng. Hình như có em nào trong nhà bị ốm nên ba má tôi phải lo cho em. Người thân cuối cùng tôi còn thấy là anh trai tôi, anh cùng cha khác mẹ, vì cha tôi có hai người vợ. Có một người nào đó dẫn tôi và anh đi nhưng tôi không tin nên không chịu theo, còn anh tôi thì theo.
Gia đình nhỏ của Lyle.
Còn lại mình tôi ở trong một đám đông giữa rừng, rồi có một chiếc trực thăng đáp xuống bốc mọi người đi. Lúc đó tôi không tin ai cả nên không đi. Chiếc thứ hai quay lại đáp xuống, tôi leo lên ngồi phía sau ghế của một người phi công và kể từ đó tôi bám lấy ông ấy. Ông đã đưa tôi cùng sang Mỹ trong năm 1975.
Tôi nhớ cha tôi tên là Nguyễn Đình Đường. Cha tôi có làm gì đó liên quan đến thuốc thang. Tôi chỉ còn nhớ được như vậy", Lyle kể.
Lyle (tức anh Nguyễn Đình Lợi) bật khóc ôm cha sau 45 năm thất lạc.
Những người anh em đã quá lâu không gặp.
Người phi công đó là ông Ngọc. Ông đã thương và đưa Lyle lên trực thăng, xuống Nha Trang, về Mỹ Tho rồi di tản sang Mỹ. Ông Ngọc đã nuôi và sau đó gửi Lyle vào một gia đình khá giả hơn. Chính ông Ngọc cũng là người đăng bức ảnh thuở bé của Lyle vào những nhóm của cộng đồng người Việt ở Mỹ để tìm gia đình cho anh.
Ở trại tị nạn một thời gian thì Lyle được gặp cha mẹ nuôi, ông bà đã có 4 người con nên không định nhận anh. Nhưng rồi sau vài lần gặp, họ đã làm thủ tục để đón anh về cùng. Lyle được cha nuôi nhận xét là hòa nhập vào cuộc sống gia đình một cách nhanh chóng. Dù gặp phải rào cản ngôn ngữ nhưng việc học tiếng Anh của anh tiến triển trong một thời gian ngắn. Anh cũng là một người có nhiều tài năng, việc đi học thuận lợi, kết bạn và hòa đồng với mọi người.
Sau khi học xong, anh chuyển đến tiểu bang Florida để tìm việc. Ở đây, anh kết hôn với bà xã và có 2 con. Lyle được bố nuôi nhận xét là một ông bố biết quan tâm và tận tụy.
Ông Đường trao kỷ vật cho con trai, con dâu.
Những cái ôm thắm thiết.
Hai cháu nội bập bẹ chào ông, chào bà bằng tiếng Việt.
Vào một ngày, anh Lyle nhận tin từ người bạn là có một gia đình ở Việt Nam cũng đang đi tìm con và có nhiều chi tiết khớp với câu chuyện của anh. Và khoảng 3 - 4 tuần sau đó, anh tiếp tục nhận được thông báo rằng kết quả ADN của mình và gia đình ở Việt Nam trùng khớp. Lyle Christopher Schadt chính là Nguyễn Đình Lợi. Biết tin, anh và bà xã đã bật khóc vì quá hạnh phúc.
Năm 2021, vợ chồng anh lợi cùng 2 con đã trở về Việt Nam để nhận lại gia đình. Đó là lần đầu tiên anh quay trở về quê hương sau 45 năm thất lạc.
Ngày đoàn tụ, cha của anh Lợi đã 86 tuổi, ông nức nở khi được ôm con trai vào lòng. Người cha già từng rất lo sợ đứa con trai của mình không còn trên đời này nữa. Anh Lợi ôm cha mẹ, anh chị em, các cháu, rơi những giọt nước mắt đoàn tụ đầy hạnh phúc. Ông Đường đã trao tặng cho con trai, con dâu những kỷ vật quý giá. Hai người cháu nội đã học nói những câu: " Con chào ông nội, con chào bà nội" một cách cực kỳ đáng yêu.
Còn 50k dằn túi, không thể về quê đoàn viên, ông chú nhận được lời ngỏ bất ngờ ở bến xe Hành động ấm áp của cô gái ở bến xe miền Tây đã truyền đi nhiều năng lượng tích cực. Những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết luôn là dịp để những người con đi làm ăn xa quê trở về sum họp bên gia đình. Không có khoảnh khắc hạnh phúc nào bằng giây phút được cùng những người thân yêu đoàn viên,...