Lạc mất con gái 3 tuổi, cha đau buồn bán hết tài sản đi tìm, 43 năm sau con bất ngờ trở về
Nhờ một bức ảnh, chị Thảo đã được trở về trong vòng tay của gia đình, điều mà chị khao khát suốt 43 năm trời. Cha lâm bệnh vì thương nhớ, bán tài sản tìm con đi lạc
Tháng 3/1975, cả gia đình ông Châu và bà Hồ Thị Mót từ Kon Tum chạy xuống Nha Trang, Khánh Hòa lánh nạn khi chiến tranh tràn tới. Khi đi, ông bà gửi 2 con trai lớn nhờ họ hàng chăm sóc, chỉ dẫn theo 3 đứa con nhỏ, từ 1-5 tuổi.
Chạy đến đoạn sông Ba thì cây cầu gãy, ông Châu xuống sông xách nước, bà Mót trải chiếu cho 3 đứa con nằm rồi lên xe lấy bộ quần áo cho con gái là Nguyễn Thị Thu Nga (khi ấy 3 tuổi) thay. Thế nhưng vừa quay đi quay lại, bà Mót hốt hoảng không thấy Nga đâu nữa.
Cầu thông, xe chở đoàn người xuống Nha Trang. Trong 2-3 ngày ở đây, ông bà đi tìm con khắp các trại tị nạn nhưng không thấy. Sau đó ông Châu, bà Mót trở lại Kon Tum, tiếp tục tìm con gái mà không có kết quả.
Bức ảnh bé Nga ngày nhỏ.
Hai vợ chồng bán hết tài sản trong nhà để lấy tiền đi tìm con, song bé Nga bé bỏng lạc đi đâu, câu trả lời bị bỏ ngỏ. Quá thương nhớ con, ông Châu đau buồn đến phát bệnh. Ông đã phải giấu đi bức ảnh duy nhất của Nga.
Sau khi đi tìm con nhiều ngày mà không được, ông bà động viên nhau cố gắng vực dậy tinh thần, lo làm ăn để nuôi các con. Sau này, bà Mót sinh thêm được 6 người con nữa.
Nhờ bàn tay của ông Châu mà kinh tế gia đình ông bà cũng ổn định. Ngày nay, 10 người con của ông bà đều được bố mẹ chia cho lô đất rộng 5 mét, liên tiếp nhau ở mặt đường. Ông Châu đã qua đời mà chưa kịp thực hiện ước nguyện tìm lại cô con gái thất lạc năm nào.
Chị Nga (giờ có tên là Hàng Trúc Thảo) được gia đình của mẹ nuôi đưa sang Mỹ định cư.
Chị đã có chồng, con, nhưng nhiều năm qua vẫn cảm thấy trống trải, khao khát hơi ấm của mẹ.
Các con của bà Mót đều đã lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái, đại gia đình gần 40 người sống rất thuận hòa. Dẫu vậy suốt bao nhiêu năm qua, bà Mót vẫn đau đáu nghĩ về đứa con gái thiệt thòi: ” Đông con nhưng mất một đứa con tôi đau lắm. Lúc nào con cũng ở trong lòng mình, cứ nằm xuống là nghĩ về nó“.
Tìm được người thân nhờ một bức ảnh
Từ tiểu bang Iowa (Mỹ) chị Hàng Trúc Thảo, một người con từng bị thất lạc vào năm 1975 đã viết thư gửi về chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để đăng ký tìm thân nhân, sau khi được một người bạn giới thiệu.
” Theo lời kể của mẹ nuôi tôi, tháng 3/1975, dòng người từ Tây Nguyên đổ xuống Nha Trang để lánh nạn chiến tranh. Lúc đó quá nhỏ, tôi không nhớ nổi, hình như có một chú tốt bụng, thấy tôi ngồi một mình ven đường nên đã bồng tôi chạy đến trại tạm cư là trường tiểu học ở khóm Vĩnh Điềm, phường Ngọc Hiệp, Nha Trang
Có 5 đứa trẻ tuổi từ 11 trở xuống, không có thân nhân bên cạnh, mà tôi là bé nhất. Ông trưởng thôn Vĩnh Điềm về thông báo cho bà con trong xóm biết. Mẹ nuôi tôi độc thân, chạy đến, tôi đã không theo những người khác, mà lại chạy ra ôm bà nên bà thương tôi nhiều, đưa về nuôi. Hòa bình đến, 4 đứa trẻ khác đều được người thân đến đón về cả, riêng tôi không có ai đi tìm”.
Video đang HOT
Chị Thảo trở về với mẹ và các anh chị em sau 43 năm xa nhà.
Chị Thảo nói, chị vô cùng may mắn khi được sống cùng với mẹ nuôi là bà Hàng Thị Tư. Nhưng đến năm 13 tuổi, mẹ nuôi của chị mất vì bệnh nan y. Chị bơ vơ thêm 12 năm nữa rồi mới gặp anh Lâm – người chồng mang lại hạnh phúc cho chị. Nhiều năm sau, anh chị được người thân của mẹ nuôi bảo lãnh sang Mỹ. Chị Thảo hiện tại có một gia đình hạnh phúc, có một công việc, cuộc sống ổn định.
Khi viết thư đến chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để tìm gia đình, chị Thảo không hy vọng quá nhiều vì thông tin quá ít ỏi. Nhưng chị vẫn nhen nhóm, mong một ngày nào đó có thể gặp lại người thân.
Con gái út của bà Mót xem tivi, thấy câu chuyện của chị Thảo cùng bức ảnh thuở bé của chị đã mừng rỡ báo cho gia đình. Được chương trình kết nối, chị Thảo và bà Mót đã được lấy mẫu để xét nghiện ADN. Kết quả, chị Thảo chính là cô bé Thu Nga bị lạc năm xưa.
Năm 2020, sau 43 năm xa cách, chị Thảo đã được trở về quê nhà, về bên mẹ và các anh chị em, được thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên, cho người cha đã khuất.
Chị Thảo (váy đen) dành nhiều thời gian ở bên mẹ trước khi quay về Mỹ.
” Con quá mừng, quá hạnh phúc, không nghĩ chuyện này có thể xảy ra vì con đã xa cách mẹ suốt 43 năm. Nhưng nó đã xảy ra, đúng là một câu chuyện cổ tích trong đời thường, con rất là hạnh phúc.
Con cảm thấy không còn trống trải trong cuộc sống này nữa. Mặc dù con cũng có chồng, có con, nhưng con thiếu đi tình thương của gia đình, của mẹ, của các anh chị em. Giờ thì con đã có được điều đó, con rất hạnh phúc”, chị Thảo nghẹn ngào.
Chị Thảo ở lại Việt Nam một thời gian, sau đó trở về Mỹ. Chị mua tặng mẹ một chiếc Ipad để bà cập nhật tin tức và nói chuyện với chị mỗi ngày, đồng thời lên kế hoạch đón mẹ sang Mỹ du lịch.
Cảm động: Cụ ông 95 tuổi quyên tặng hết tài sản trị giá 3,6 tỷ đồng của mình cho một ngôi trường đặc biệt
Mỗi người chúng ta có thể suy nghĩ về cái gọi là ý nghĩa của cuộc sống. Bạn càng sớm nhận ra điều này, càng ít hối tiếc trong cuộc sống.
"Hãy đưa cho họ tất cả tài sản thừa kế của tôi, và nếu sau khi ra đi, tôi vẫn còn tiền, hãy tặng hết cho họ."
Một cụ ông 95 tuổi người Trung Quốc họ Yuan đã quyên tặng bất động sản và các tài sản khác của mình, tổng trị giá hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,6 tỷ đồng), cho trường Kimhai thuộc quận Kim Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc.
Ngôi trường này là một trường giáo dục trẻ em đặc biệt với hơn 100 học sinh khuyết tật.
Một phần của số tiền này được dùng để xây dựng khu học chính, và một phần khác được dùng để giúp đỡ trẻ em từ các gia đình khuyết tật.
Vào tháng 5 năm 2021, cụ Yuan đã gửi một bức thư đến ủy ban khu phố địa phương.
Nội dung bức thư là phần được đề cập ở đầu bài.
Suy nghĩ xuất phát của cụ cũng khiến người ta rất cảm động, sở dĩ cụ làm như vậy đó là bởi lẽ cụ đã bỏ học từ khi còn nhỏ, vì vậy cụ mong rằng mình có thể giúp đỡ các em nhỏ khó khăn đến trường.
Di nguyện của ông lão 95 tuổi ấy cho chúng ta thấy khía cạnh phi thường của một ông lão bình thường.
Đối mặt với cái chết, mọi thứ đều được hiện ra dưới dạng chân thực nhất.
Câu chuyện của ông lão khiến tôi nhớ tới bộ phim có tên "The Bucket list".
Bạn sẽ làm gì khi biết mình bị vướng bệnh ung thư? Nhân vật chính của bộ phim Carter Chambers đã ngồi soạn ra một danh sách những việc mình từng muốn làm nhất trên đời cho những ngày còn lại của cuộc sống.
Và rồi số phận đưa đẩy, Carter cùng tỷ phú Edward Cole, bệnh nhân cùng phòng và cũng bị ung thư cùng nhau thực hiện danh sách cuối đời của hai người:
1. Nhảy từ trên máy bay và rơi tự do cho đến khi có thể an toàn mở dù.
2. Xăm hình trên một bộ phận cơ thể mình.
3. Lái xe đua kiểu Mustang Shelby.
4. Đi bằng đường bộ qua một công viên có thú hoang được thả sống ngoài trời ở Trung Phi.
5. Hôn người con gái đẹp nhất thế giới.
6. Cười đến khi chảy nước mắt.
7. Giúp đỡ một người khác.
8. Lập lại quan hệ với một người thân từ lâu không liên lạc.
9. Được nhìn thấy tận mắt một quang cảnh hùng vĩ...
Học cùng nhau nhảy skydiving, lái chiếc Shelly Mustang 500 đời 1969, xăm mình, lái chiếc mô tô Harley Davidson trên Vạn Lý Trường Thành, thăm ngôi đền lừng danh Taj Mahal, leo lên Kim Tự Tháp Ai Cập, ghé bảo tàng Louvre, đến thành thánh Roma và di tích Stonehenge cổ kính, cũng như cùng chia sẻ hương vị của món cà phê Kopi Luwak đặc biệt...
Nhưng sau cùng, Carter đã bỏ ngang cuộc hành trình để trở về nhà. Ông nhận ra rằng dù có đi xa tới đâu thì tình thương dành cho gia đình mới là điều quan trọng nhất trên đời mà mình cần phải làm. Và dù ông không mấy hài lòng về vợ con, cuối cùng họ vẫn là những người tốt nhất mà thượng đế dành cho ông.
Thực ra, có những rào cản xuất hiện không phải từ thế giới bên ngoài, mà là do chính chúng ta tự dựng nên.
Còn Edward, sau khi Carter qua đời, ngài tỷ phú cô đơn Edward cuối cùng cũng thu hết can đảm để gặp con gái mình sau những mâu thuẫn tưởng chừng như không thể hàn gắn nổi, và ông cũng đã được "hôn cô gái đẹp nhất thế giới" chính là cô cháu ngoại mà ông không hề biết rằng mình có...
Đôi khi, không phải bạn không tha thứ cho người khác mà chỉ là bạn không buông tha cho chính mình.
Chúng ta không thực sự hiểu về cái chết cho đến khi chúng ta cận kề nó.
Khi hai ông già nói về hậu sự của chính mình, họ rất bình tĩnh và điềm đạm.
Bởi lẽ họ đã thực sự chấp nhận sự thật rằng cái chết sắp đến.
Sau cùng, hộp tro của hai ông già được đưa đi an táng trên đỉnh núi, nơi họ sẽ quanh năm được "ngắm nhìn cảnh hùng vĩ nhất của Trái đất"...
Rất ít người trong xã hội ngày nay nghĩ về việc hậu sự của mình, hay nói cách khác, có thể quyết định cách mà mình được an táng sau khi ra đi.
Thời xưa, người ta coi cái chết là một việc rất quan trọng, vì vậy họ sẽ chú ý đến nghĩa trang nơi sẽ chôn mình sau khi chết trước đó, thậm chí còn chuẩn bị trước quan tài cho mình.
Tôi nhớ một người bạn kể rằng khi còn nhỏ, cậu ấy rất ngại đến nhà bà ngoại.
Vì nhà bà ngoại ở quê có một cái sân lớn, và phía trên cổng là chiếc quan tài bà chuẩn bị cho mình.
Cái gọi là từ cái chết nảy sinh sự sống, có nghĩa là chỉ sau khi cận kề cửa tử, con người ta mới hiểu được sinh mệnh quý giá ra sao.
Nó là thứ để làm cho cuộc sống thực sự trở nên đầy màu sắc và ý nghĩa hơn.
Vì vậy, mỗi người chúng ta có thể suy nghĩ về cái gọi là ý nghĩa của cuộc sống. Bạn càng sớm nhận ra điều này, càng ít hối tiếc trong cuộc sống.
Có lẽ mọi người đều có định nghĩa riêng của họ về câu hỏi này.
Và điều quan trọng nhất chính là: chúng ta chỉ phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình, vậy là đủ.
Giống như Edward đã nói trong phim: Mỗi một việc tôi đã làm, không phải việc nào cũng khiến tôi không thẹn với lòng, nhưng nếu như quay lại một lần nữa, tôi nhất định sẽ vẫn làm như vậy!
Tại sao người đàn ông nhặt rác lại được dựng tượng? Bí mật được cất giấu hơn 20 năm trong chiếc hộp sắt khiến nhiều người nể phục
Lộc Fuho bật khóc khi về thăm mộ mẹ quá cố: Giờ con có tiền cũng không cho mẹ ăn được Tâm sự của YouTuber Lộc Fuho khiến nhiều người xem không khỏi xúc động. Sau nhiều năm bén duyên với công việc sáng tạo nội dung, Lộc Fuho đã đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Sau khi ổn định gia đình, YouTuber này tậu xe hơi, xây nhà và đang từng bước phát triển hơn nữa. Nhiều người theo dõi Lộc...