Lác mắt, có chữa được không?
Con tôi mới được hơn 5 tháng tuổi. Tôi thấy mắt cháu có hiện tượng bị lác. Vậy tôi có thể tập luyện cho cháu tại nhà để khắc phục dấu hiệu này không? Cách thức tập luyện như thế nào cho hiệu quả thưa bác sĩ?
Thu Hà (Nam Định)
Ảnh minh họa
Bệnh lác mắt hay gặp ở 2% nhóm tuổi dưới 3; khoảng 3% trẻ em và người trẻ. Bệnh lác mắt có thể có tính di truyền, thường kèm theo các biểu hiện bệnh lý khác ở mắt như nhược thị, tật khúc xạ và cũng có thể kèm theo biểu hiện bệnh lý khác toàn thân. Những trường hợp gia đình có tiền sử bệnh lác mắt, nên đưa trẻ đi khám sớm vào độ tuổi 12 – 18 tháng. Điều trị bệnh lác mắt bao gồm phức hợp chỉnh quang, chỉnh thị và chỉnh lệch trục nhãn cầu. Chỉnh thị là các phương pháp tập luyện như bịt mắt để thị lực của mắt kém được cải thiện. Chỉnh quang là quá trình điều chỉnh tật khúc xạ, thường là cho đeo kính điều chỉnh. Điều trị chỉnh thị, chỉnh quang có thể diễn ra trước và cả sau khi phẫu thuật. Quy trình điều trị nội khoa này có thể mất rất nhiều thời gian và công sức. Một số ca bệnh lác mắt không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần điều chỉnh bằng kính và tập luyện. Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp bệnh lác mắt cần đến phẫu thuật để điều chỉnh lệch trục nhãn cầu.
Video đang HOT
Phẫu thuật không thể điều trị nhược thị (bệnh này cần đến các phương pháp chỉnh thị chỉnh quang). Muốn đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh lác mắt, cần phải tuân thủ quy trình khám, điều trị và theo dõi theo đúng đặc thù của chuyên ngành lác học.
Theo suckhoedoisong
Đưa con đi khám mắt, mẹ bị bác sĩ mắng té tát vì cho con xem điện thoại khiến 1 mắt lác, 1 mắt loạn
Do xem điện thoại từ quá sớm và quá nhiều nên con trai chị Huế buộc phải phẫu thuật mắt do bị 1 mắt lác và 1 mắt loạn thị.
Tác hại của việc cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều đã được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, thế nhưng nhiều cha mẹ vẫn còn chủ quan trước việc này và hậu quả là các bé còn ít tuổi đã phải đeo kính cận, bị lác mắt, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, có bé thậm chí còn phải đi phẫu thuật mắt. Câu chuyện dưới đây của chị Hoàng Huế chính là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với các cha mẹ khác về hậu quả khi cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều.
Theo như lời chị Hoàng Huế chia sẻ, con trai chị bị nghiện điện thoại lúc mới hơn 1 tuổi, bé Su (hiện đã 5 tuổi) xem điện thoại liên tục, chỉ trừ những khi đi ngủ và ra ngoài chơi. Về sau chị thấy mắt con dần dần có những biểu hiện lạ theo các năm, nhưng chị chủ quan không đưa đi khám, đến lúc thấy tình trạng của con bị nặng hơn chị mới đưa bé đến viện và bị bác sĩ mắng té tát là sao đưa con đi khám muộn thế:
"Hơn 1 tuổi là bé bắt đầu nghiện điện thoại. Hồi bé 2 tuổi mình thấy con ngươi mắt dồn về phía trong 1 chút nên có đưa bé đi khám nhưng lúc ấy con nhỏ quá và khóc, không hợp tác cho bác sĩ khám, đo mắt nên bác sĩ hẹn 5 tháng sau quay lại khám nhưng mình chủ quan không đưa đi khám.
Khi bé được 3 tuổi hơn thì mình cai điện thoại cho con, nhưng mình chủ quan, nghĩ bé bị nhẹ nên mình chỉnh góc nhìn cho con là đcược. Đến bây giờ bé 5 tuổi rồi, dạo vừa rồi nghỉ hè ở nhà xem tivi nhiều mình thấy mắt bé cứ nhíu nhíu lại để nhìn và tự dưng nhìn độ lác nhiều hơn bình thường nên mình đưa con đi khám. Bác sĩ kết luận 1 mắt lác hội tụ và 1 mắt loạn thị. Mình còn bị bác sĩ mắng sao lúc 2 tuổi không khám được thì 3 tuổi phải đưa đi khám ngay".
Hình ảnh bé Su trong bệnh viện khiến nhiều người xót xa.
Bé Su sau đó phải đi phẫu thuật mắt, nhìn cảnh con nằm trên giường với đôi mắt bị băng trắng chị Huế không khỏi xót xa, hối hận : "Các mẹ cho bé xem điện thoại ít thôi ạ. Vào viện mà toàn bé nghiện điện thoại, đòi xem điện thoại mổ 2 mắt y như Su. Rút kinh nghiệm không cho đứa em động vào điện thoại luôn". Rất may là hiện giờ bé Su đã được xuất viện về nhà và 1 tuần sau tái khám, bây giờ bé chỉ cần nhỏ thuốc mắt theo đơn của bác sĩ.
Bài chia sẻ của Hoàng Huế hiện vẫn đang gây sự chú ý lớn trên mạng xã hội, nhiều mẹ bỉm sữa cũng tỏ ra rất lo lắng khi thường ngày cũng để con sử dụng điện thoại nhiều, nhiều mẹ còn không quên tag người thân và chồng của mình vào để nhắc nhở hãy chú ý đến con cái của mình hơn.
Theo Helino
Báo động cận thị lứa tuổi học đường Cận thị là tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 36 triệu người mắc bị cận thị trên cả nước, có khoảng 3 triệu ca là trẻ em trong độ tuổi 6 - 15; tỷ lệ cận thị ở các TP lớn...