Lạc lõng trong gia đình chồng
Ở nhà chồng Ngân, phụ nữ được xếp “dưới một bậc” so với đàn ông.
Nhìn mọi người trong gia đình chồng cứ loay hoay xung quanh Cường như những con rối mà Ngân thấy lòng ngán ngẩm.
Bà mẹ chồng xuýt xoa, buốt ruột nhìn mấy vệt xước nơi cánh tay của Cường (Chả là anh vừa bị té cầu thang lúc đi làm về do sơ ý). Mấy chị gái, người thì gọi điện hỏi han tỉ mỉ, người thì rối rít đi mua thức ăn ngon, thuốc bổ, rồi một lô một lốc băng gạc đến để chăm sóc cho Cường. Nhìn mọi người trong gia đình chồng cứ loay hoay xung quanh Cường như những con rối mà Ngân thấy lòng ngán ngẩm.
Về làm vợ Cường, bạn bè nhiều người mừng cho Ngân, bởi gia đình nhà chồng bề thế, có của ăn của đề, Cường lại lành như đất, thôi thì Ngân cũng có chỗ để mà yên tâm nương nhờ.
Nhưng “cái sự lành” của Cường, dường như vượt quá cái ngưỡng của một người đàn ông đại diện cho sự mạnh mẽ, rường cột trong gia đình. Cường là con một, chính xác theo lời mẹ chồng kể lại, Cường là con cầu tự. Bố mẹ chồng của Ngân sinh liên tiếp hai người con gái, rồi cứ mong mãi chẳng có nổi một cậu con trai. Mẹ chồng Ngân phải lên chùa cầu khấn trong mấy năm liền, mới có Cường.
Nhìn mọi người trong gia đình chồng cứ loay hoay xung quanh Cường như những con rối mà Ngân thấy lòng ngán ngẩm. (ảnh minh họa)
Sinh ra, Cường cũng không được khỏe mạnh bằng hai chị, nên bố mẹ chồng Ngân “bán” Cường lên chùa. Cường giống như báu vật vô cùng giá trị, được bố mẹ và các chị trong nhà thương yêu, chiều chuộng, chăm sóc từng li từng tí.
Đến khi Cường lấy Ngân, sự chăm sóc ấy cũng chẳng thay đổi. Vẫn ngày ngày các chị gái Cường, dù đã có chồng con đề huề, vẫn gọi điện hỏi han Cường từ sức khỏe, chuyện ăn uống, đến những quan hệ đồng nghiệp. Nói chung, lúc nào họ cũng có vô số điều cần quan tâm tới Cường.
Video đang HOT
Bố mẹ chồng Ngân thì còn phải nói, họ không cho vợ chồng Ngân ở riêng, vì sợ Ngân chăm sóc Cường không chu đáo. Ngày nào mẹ chồng Ngân cũng nấu đủ thứ ngon nhất, bổ nhất cho chồng và con trai. Vậy nhưng, bố chồng Cường cũng cứ phải giục giã Cường ăn no, ăn chán, rồi ông mới ăn phần còn lại.
Ở nhà chồng Ngân, phụ nữ được xếp “dưới một bậc” so với đàn ông. Việc ăn gì, mặc gì, sinh hoạt ra sao, đều phải lựa ý mấy người đàn ông trong nhà, và dĩ nhiên, ý của các ông vẫn là nhất.
Ở nhà chồng Ngân, phụ nữ được xếp “dưới một bậc” so với đàn ông.
(ảnh minh họa)
Từ ngày về làm vợ Cường, Ngân chưa phải làm lụng gì vất vả. Nhưng, cái cách cả gia đình cứ xúm xít quanh Cường suốt ngày, làm Ngân thấy mình thừa ra, lạc lõng. Ví như chỉ cái chuyện “cỏn con” hôm nay (theo suy nghĩ của Ngân) là trượt ngã mấy bậc cầu thang, xước vài vệt ở tay, mà nhà chồng Cường làm như anh bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng vậy… khiến Ngân hết sức ngán ngẩm.
Ở nhà chồng Ngân, ai cũng muốn giành phần chăm sóc Cường và cho rằng việc chăm sóc “cậu ấm Cường” là đặc quyền của họ. Tuy nhiên, Ngân lại chẳng được tí ti nào sự tin tưởng trong việc chăm sóc chồng. Chẳng ai nhờ đến Ngân, nhiều khi sự quá quan tâm đến Cường, khiến Ngân cảm thấy mình lạc lõng, vô giá trị. Cường thì “sao cũng được”, chẳng có chính kiến gì. Vả lại, anh cũng quá quen với sự chăm sóc, quan tâm của nhiều người, nên hình như anh chưa bao giờ là người đàn ông thực sự trưởng thành trong mắt Ngân.
Ngân thấy buồn, thấy cuộc hôn nhân của mình càng lúc càng trở nên nhạt nhẽo, vô vị, mà không biết phải làm thế nào? Ngân sợ, mình sẽ chao đảo bởi một người đàn ông mạnh mẽ khác mà không phải là Cường…!!!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lấy chồng chỉ để sinh con?!
Phụ nữ bước chân về nhà chồng hơn hai tháng trở đi đã bắt đầu ngán ngẩm trước câu hỏi của những người xung quanh: "Có em bé chưa?" hoặc "có gì chưa?". Chẳng lẽ lấy chồng chỉ để sinh con? Và sau khi cưới chồng buộc phải sinh con ngay?
"Bao giờ có em bé?"
Chị Hiền ở Cầu Giấy kể: Mới cưới nhau được 6 tháng, chị Hiền đã quá chán chường và mệt mỏi trước câu hỏi của những người xung quanh về việc chị đã có thai chưa. Bao giờ muốn có em bé là chuyện của hai vợ chồng chị. Sao những người xung quanh cứ thản nhiên can thiệp vào việc riêng của người khác chứ?
Không vui nhất là vợ chồng chị bị sức ép của hai bên gia đình. Lúc nào bố mẹ chồng cũng ra rả bên tai "có con đi". Thậm chí gia đình nhà chồng còn huy động cả họ hàng, hàng xóm và bạn bè thân thiết để tăng thêm sức mạnh trong liên minh thúc giục các con sinh cháu.
Họ càng giục, hai vợ chồng chị Hiền càng cảm thấy ức chế. Lúc đầu anh chị còn nhiệt tình trả lời lý do chưa muốn có con sớm. Sau bị mọi người xung quanh hỏi nhiều quá, ngày nào cũng hỏi, thậm chí có người còn tuần nào thấy mặt anh chị cũng hỏi thăm dò, anh chị chán ngán chỉ biết đáp lại: "chưa ạ" cho xong chuyện.
Anh Tuấn và chị Hoan ở Đống Đa cưới nhau được hơn 1 năm. Anh Tuấn mới được thăng chức làm trợ lý đối ngoại của một công ty xuất nhập khẩu liên doanh với Hàn Quốc nên thường xuyên đi làm về muộn (tầm 9 giờ tối) và hay phải sang xứ kim chi để trao đổi công việc với công ty mẹ. Chị Hoan làm phóng viên nên cũng hay phải đi viết bài xa nhà. Do vậy, thời gian hai vợ chồng anh sống cạnh nhau rất ít. Thậm chí, những lúc cả hai vợ chồng ở nhà nhưng đều chỉ muốn được ngủ cho ngon giấc vì đã quá stress với công việc. Anh chị dự tính vài ba năm nữa mới định sinh con.
Song cứ hai, ba ngày, mẹ anh Tuấn lại gọi điện giục muốn có cháu bế. Lần nào anh Tuấn cũng giải thích với mẹ lý do chưa muốn có con. Song, lý lẽ của anh chẳng khác nào "nước đổ lá khoai" trước bà mẹ đang hừng hực khát khao có cháu bế bồng. Có lúc anh không giữ nổi bình tĩnh mà gắt lên: "Nếu mẹ cứ gọi điện cho con để giục nhanh có cháu bế thì đừng gọi nữa. Con không muốn nghe". Nghĩ lại, anh cũng thấy "tội" cho mẹ. Anh gọi điện để làm lành và an ủi để mẹ yên tâm chờ đến thời điểm thích hợp sẽ có cháu nội.
Vợ chồng hiện đại
Vợ chồng chị Hiền chưa muốn có con vội bởi cả hai còn trẻ (24 tuổi). Theo ý anh Thái - chồng chị Hiền muốn kéo dài thêm khoảng thời gian son dỗi để vợ chồng được tận hưởng trọn vẹn niềm vui và chăm sóc cho nhau tốt hơn. Có con cái vào rồi sẽ rất hiếm thời gian để anh chị đi du lịch, tận hưởng cuộc sống.
Chị Hiền cũng chưa có ý định sinh con ngay lúc này bởi chị muốn dành dụm một số tiền để con sinh ra có điều kiện được chăm sóc chu toàn hơn. Chị Hiền nghĩ: "sinh con thì dễ, nuôi con mới khó". Làm sao để có điều kiện tốt nhất cho con ăn uống, học hành đến nơi đến chốn. Chị Hiền cũng có cái lý đúng bởi thu nhập của chị cũng cao hơn hẳn so với chồng. Nếu chị có thai lúc này sẽ không làm thêm được, lượng tiền dư ra của hai vợ chồng sẽ thâm hụt.
Gia đình anh chị Tuấn Hoan đang kế hoạch cho việc sinh con. Cả hai anh chị đã thống nhất ý kiến "chỉ có con sau ba năm nữa để tập trung sức lực cho công việc". Anh chị không muốn dành toàn bộ thời gian trẻ của mình chỉ để sinh và chăm con nhỏ. Trước ý định này của anh chị, một số người đồng nghiệp của hai vợ chồng cũng rất đồng tình. Cái quan điểm: "cưới rồi phải sinh con ngay" không phù hợp với suy nghĩ và cuộc sống của cặp vợ chồng hiện đại này nữa.
Cùng đồng ý kiến, chị Lan Anh ở Cầu Giấy nói: "Cuộc sống hiện đại, vợ chồng trẻ mới cưới mà đã sinh con ngay cũng có nhiều điểm bất hợp lý lắm. Có thể kể ra hàng dài các ví dụ như: cả hai vợ chồng đều đang mất sức để tập trung cho việc cưới xin điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, nếu không muốn nói là hai vợ chồng còn chưa có "đồng xu dính túi" thường vợ chồng trẻ mới cưới đồng thời điểm với lúc vừa xin được việc, đang cần thời gian để chứng tỏ bản thân với cơ quan có con ngay, vợ chồng mới cưới sẽ mất không gian tĩnh lặng riêng tư của cặp vợ chồng son...". Có rất nhiều lý do "chưa nên" mà chị Lan Anh đưa ra rất hợp lý. Bản thân chị phải cưới được hơn hai năm thì mới sinh con. Con gái chị trông khá xinh xắn, bụ bẫm, đáng yêu. Đó là thành quả của sự lựa chọn thời điểm sinh con chín muồi của vợ chồng chị.
Sức ép về việc cần sinh con ngay sau cưới đè nặng lên vai những người phụ nữ. Nếu như ở đàn ông, họ chỉ nghe lời thúc giục vài lần thì con số này ở phụ nữ sẽ gấp theo cấp số nhân. Cái "tội" chưa sinh con ngay sau cưới, người phụ nữ cũng phải gánh chịu. Và dường như, chưa thấy cái bụng của người đàn bà phình lên là cái nhìn nghi ngại, chê cười cho người đàn bà mất năng lực làm mẹ rộ lên.
Người phụ nữ vốn gánh nhiều mối âu lo. Qua phổ thông cần phải học lên bậc cao hơn để có tri thức và tương lai tốt đẹp. Vừa cầm được tấm bằng trên tay phải nhanh chân kiếm một tấm chồng kẻo mang danh "ế". Lấy chồng chẳng được mấy tháng đã phải điên đầu trước sức ép sinh con của gia đình và những người xung quanh. Người phụ nữ có bao giờ được sống với chính cảm giác và mong muốn tận đáy lòng của mình?
Sẽ ít người đưa ra câu hỏi: "Bao giờ hai vợ chồng muốn có con?" hay "Vợ chồng đã chuẩn bị được những gì cho đứa trẻ ra đời?" Cứ theo suy nghĩ này thì mọi người chỉ quan tâm tới thời gian có con, số lượng con, giới tính của trẻ nhỏ. Có mấy người quan tâm tới chất lượng dân số. Đứa trẻ sinh ra có khỏe mạnh và được nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất không?
Còn một số cặp vợ chồng trẻ có quan niệm khá hiện đại: Họ chỉ sinh con khi mà các điều kiện thích hợp cần và đủ cho tương lai của đứa trẻ được hội tụ. Theo họ, cuộc sống hiện đại cho con người cái nhìn nhân văn hơn về hạnh phúc: Hạnh phúc gia đình sẽ vang tiếng cười trẻ thơ khi cha mẹ sẵn sàng cho sự chào đời của con trẻ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những điều làm chàng ngán ngẩm Khác với phái nữ, nhiều quý ông cho rằng gãy móng tay hay những chuyện lâm ly trên phim ảnh chẳng có gì đáng phiền muộn, quan tâm. Vì thế, họ rất khó chịu khi thấy chị em khóc lóc hay nổi cơn thịnh nộ vì những chuyện lặt vặt kiểu đó. Dưới đây là những hành động khác mà chị em có...