Lạc lối ở Pakistan – vùng đất bình yên đến ngỡ ngàng
Xung đột hay chiến tranh là chủ đề nóng tại Pakistan. Thế nhưng khi du khách đặt chân đến thung lũng Hunza, cảm giác chỉ có yên bình và mê đắm giữa thiên nhiên.
Trong ấn tượng của nhiều người Việt Nam, Pakistan là một vùng đất nóng nực, khô cằn, bất ổn và thiếu an toàn. Do đó, không ít người đã do dự, và tôi cũng không ngoại lệ. Khi biết tôi cùng bạn bè quyết định rủ nhau đi Pakistan, rất nhiều bạn bè, người thân tỏ ra lo lắng, khuyên can. Thế nhưng, phải mắt thấy, tai nghe chúng tôi mới hiểu tại sao có những người bạn luôn tìm cơ hội để quay lại Pakistan thêm nhiều lần.
Chuyến đi đến Pakistan được chúng tôi quyết định chóng vánh chỉ sau vài ngày. Tôi không quá kỳ vọng vào những thứ đẹp đẽ có thể bắt gặp trong hành trình. Thế nhưng vượt ngoài sự mong đợi, thiên nhiên cảnh sắc ở Pakistan vô cùng xinh đẹp, con người thân thiện, hiền lành và hiếu khách có lẽ vào bậc nhất trên thế giới.
Chuyến đi thành công ngoài mong đợi.
Hàng trăm cây số từ Gilgit lên đến Karamabad, trung tâm của vùng Hunza, chúng tôi thật sự choáng ngợp với khung cảnh hoa mơ, hoa đào, hoa lê chạy dọc hai bên đường.
Đa phần là cây hoa cổ thụ, mọc xen kẽ trong những ngôi làng nhỏ xinh, nép bên bờ tường rào bằng đá, nằm sát dưới chân những dãy núi quanh năm tuyết phủ trắng xóa, soi bóng dưới nhánh sông hay mặt hồ yên ả. Hoa mơ, hoa đào, hoa lê… nở vào mùa xuân và tập trung chủ yếu ở 3 khu vực thuộc vùng núi Gilgit – Balistan, Hunza – Nagar, Skardu – Khaplu – Machlu và các thung lũng như Ishkoman, Yasin thuộc vùng Ghizer.
Mùa hoa tuyệt đẹp tại thung lũng Hunza.
Thời điểm hoa nở rộ nhất là vào mùa xuân. Các loại hoa thay nhau bung nở từ vùng thấp đến vùng cao. Nếu mùa hoa này tàn, bạn vẫn có cơ hội ngắm những mùa hoa khác nối tiếp. Riêng mùa hoa mơ bung đẹp nhất thường vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4.
Video đang HOT
Với tôi, có lẽ thung lũng Hunza (thuộc Gilgit – Baltistan) ở Pakistan chính là vùng đất yên bình và hạnh phúc nhất mà mình từng biết. Ngoài phong cảnh đẹp như tranh vẽ, con người nơi đây có sức hấp dẫn vô cùng.
Người bản địa mang nét đẹp lai giữa Á – Âu, hiền hậu, chân thành và vô cùng hiếu khách. Bạn chỉ cần đi ngang qua nhà thôi họ cũng sẵn sàng mang trà sữa hay đủ các loại hoa quả sấy nổi tiếng để đón tiếp. Họ rất sẵn lòng nếu bạn muốn vào nhà để chụp ảnh. Không tin, bạn hãy thử một lần đặt chân đến vùng đất diệu kỳ mà mộc mạc này để cảm nhận.
Từ người già đến trẻ nhỏ, mọi người dân ở mảnh đất này đều hiếu khách, thân thiện và ấm áp.
Một ngày ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn sẽ đưa du khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi bức tranh của ánh sáng, âm thanh, màu sắc thay đổi từ sáng sớm đến đêm muộn.
Phượng Hoàng cổ trấn lung linh về đêm. Ảnh: Linh Nguyên
Là một địa danh ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), Phượng Hoàng cổ trấn hấp dẫn mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Nếu chỉ có một ngày ở đây, du khách nên làm những gì để cảm nhận hết sự đặc biệt của một cổ trấn ngoài việc tìm hiểu lịch sử và kiến trúc? Hãy tham khảo những gợi ý bên dưới.
Ở Phượng Hoàng cố trấn, cùng một khung cảnh nhưng hoàn toàn khác giữa ban ngày và buổi tối. Ngay từ sáng sớm, du khách nên vào khu vực cổ trấn để được đi giữa những con ngõ nhỏ, hẹp để tận hưởng sự yên tĩnh, ngắm những ngôi nhà mái ngói âm dương bảng lảng trong sương sớm. Khi ấy hàng quán chưa mở cửa, bạn có thể tĩnh tâm, nhẹ nhàng bước qua từng góc phố mà không phải lo va chạm vào ai.
Những ngôi nhà bên sông vào ban ngày. Ảnh: Linh Nguyên
Vẫn những ngôi nhà bên sông nhưng có hình ảnh khác hẳn khi màn đêm buông xuống. Ảnh: Linh Nguyên
Khi hàng quán bắt đầu mở cửa, cổ trấn như bừng tỉnh sau giấc ngủ đêm. Lúc này có thể ghé quán nào đó xem cách làm kẹo hoặc hít hà mùi cay nồng từ những chậu ớt xay cay xè. Một trong những nét đặc trưng trong ẩm thực ở đây là vị cay từ ớt và cay từ hạt tê. Với hạt tê, khi thưởng thức sẽ có cảm giác tê tê ở lưỡi.
Nồi canh cá với hạt tê. Ảnh: Linh Nguyên
Các loại gia vị địa phương, trong đó có ớt. Ảnh: Linh Nguyên
Đến Phượng Hoàng cổ trấn, nhất định phải thử món thịt ba chỉ hun khói và lẩu hoặc canh cá cay. Thịt ba chỉ hun khói nên thưởng thức vào buổi trưa. Món này khá mặn nhưng vẫn giữ được vị ngọt của thịt dù phần mỡ nhiều hơn rất nhiều so với phần nạc.
Với món lẩu cá cay, nên ăn vào buổi tối. Nếu không được cay nhiều thì chỉ cần gọi món canh cá cay. Nồi canh cá cay được bê ra với khá nhiều hạt tê. Chỉ đơn giản là cá nấu với dưa, thêm vị cay của hạt tê thôi mà sẽ để lại vị không thể nào quên.
Một cách làm kẹo của người dân cổ trấn. Ảnh: Linh Nguyên
Vào buổi chiều nên đi dọc dòng Đà giang. Hai bên bờ, những ngôi nhà chỉ thấy trong phim cổ trang cứ tiếp nối nhau hiện ra, thâm trầm bên dòng sông với những cây cầu khiến người ta cảm thấy bình yên vì rũ bỏ được hết những vất vả, lo toan của cuộc sống thường ngày. Nhưng cũng chính trong khoảnh khắc đó không tránh khỏi sự bồi hồi nhớ về gia đình, về quê nhà.
Bến thuyền bên dòng Đà giang - nơi mang lại cảm giác bình yên nhưng không khỏi bồi hồi nhớ về quê nhà. Ảnh: Linh Nguyên
Buổi tối là thời gian dành hoàn toàn cho dòng Đà giang, trong đó có cầu đá nhảy. Đây là thời điểm để thấy sự khác biệt giữa ban ngày và buổi tối của Phượng Hoàng cổ trấn. Ánh đèn khiến những ngôi nhà trầm mặc ban ngày trở nên lung linh, in bóng xuống mặt nước.
Cũng ở đây, bạn hãy đứng lại thật lâu để xem câu chuyện của nàng Thuý Thuý do một nữ diễn viên đứng trên thuyền giữa sông diễn tả lại qua những điệu múa. Đây là câu chuyện tình yêu rất buồn. Nét buồn trong từng giai điệu, từng điệu múa như lan toả, ngấm vào suy nghĩ của người xem, để họ lắng lại và quý trọng những gì mình đang có.
Câu chuyện của nàng Thuý Thuý được kể lại mỗi tối trên dòng Đà giang. Ảnh: Linh Nguyên
Kế đó là cầu đá nhảy - cây cầu được làm bằng các phiến đá hình trụ ghép lại, cách nhau một bước chân, có hai hàng song song. Đây là điểm bất kỳ ai đến cổ trấn đều muốn có tấm ảnh đi trên cầu. Buổi tối, do đông người đổ về địa điểm này nên người ta phải đặt biển đường một chiều (chỉ đặt vào buổi tối), có bảo vệ hướng dẫn.
Để có một bức ảnh đứng một mình trên cầu đá nhảy vào buổi tối trong ánh đèn lung linh là điều gần như không thể vì lúc nào cũng có người đi qua. Do đó, cần tranh thủ buổi sáng hoặc buổi chiều, sau khi đã chiêm ngưỡng những con ngõ nhỏ, những cây cầu đá, cầu gỗ để ra đây chụp ảnh.
Cầu đá nhảy - nơi ai cũng muốn bước lên khi đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn. Ảnh: Linh Nguyên
Chơi đâu khi đến biển Thiên Cầm trứ danh của Hà Tĩnh? Biển Thiên Cầm - "khúc đàn trời" của vùng đất Hà Tĩnh sở hữu vẻ đẹp trong lành, bình yên cùng những điểm ghé đến thú vị. Một góc biển Thiên Cầm vẫn còn nét hoang sơ. Ảnh: Dương Huyền Biển Thiên Cầm Thiên Cầm (thuộc huyện Cẩm Xuyên) được hiểu là "đàn trời", một điểm du lịch biển nổi tiếng tại Hà...