Lạc Dương – kho tàng văn hóa diệu kỳ của nhân loại
Lạc Dương là một thành phố lớn ở Trung Quốc, nơi mà các nền văn hóa nghệ thuật, khoa học và tôn giáo đều phát triển vô cùng rực rỡ. Đây là nơi khơi nguồn của Đạo giáo.
Tọa lạc ở phía Tây tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, bao quanh bởi đồi núi và đông bằng, Lạc Dương chiếm một vị trí chiến lược quan trọng. Là một trong số các Thủ đô của Trung Hoa cổ đại, Lạc Dương đã trải qua 13 Vương triều quyền lực. Thành phố này gắn liền với lịch sử lâu đời và nên văn minh văn hóa rực rỡ.
Với 21 di sản cấp Quốc gia, Lạc Dương giờ đây đã trở thành trung tâm du lịch quyến rũ và không kém phần năng động. Du khách từ khắp nơi trên Thế giới lần lượt về đây để khám phá và ngợi khen quá khứ huy hoàng của nó.
Nếu có dịp đến Trung Quốc và ghé Lạc Dương, mọi người đừng quên 5 địa điểm nổi bật tại thành phố này nhé!
1. Long Môn Động
Long Môn Động, hay Long Môn Thạch Quật (hang đá Long Môn) – cách Lạc Dương 12 cây số về phía Nam – là hình mẫu của các công trình trạm trổ, điêu khắc tượng Phật trong vách núi đá. Cùng vơi Mạc Cao (Cam Túc) và Vân Cương (Sơn Tây), hang đá Long Môn là một trong 3 địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, đã được xếp hạng di sản văn hóa Thế giới vào tháng 11 năm 2000.
Long Môn Động chứa cả một kho báu nghệ thuật Phật giáo cổ xưa. Các bức tranh khắc trong hang động được biết đến với một số lượng lớn, quy mô và sự đa dạng của đối tượng. Đặt biệt làm nên những tác phẩm nghệ thuật tinh tế và sắc sảo.
Video đang HOT
Hang động này được khởi công từ năm 493-thuộc triều đại Bắc Ngụy, khi mà giai cấp thống trị chuyển đến Lạc Dương. Nó tiếp tục được xây dựng thông qua 6 triều đại kế tiếp nhau, tổng cộng trải dài hơn 400 năm. Có tổng cộng 1.352 hang động, hơn 97.000 tượng Phật.
1/3 trong số các tác phẩm điêu khắc này được xây dựng trong thời Bắ Ngụy, 2/3 còn lại được hoàn thành trong thời nhà Đường, mà đỉnh cao là nghệ thuật khắc trên đá. Nó làm nên sự khác biệt của Long Môn động sô với các hang động được tạo ra trước đó.
Pho tượng Đại Phật Lư Xá Na (Vairocana) là bức tượng Phật lớn nhất trong hang động Long Môn. Đây chính là điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua trên con đường khám phá của mình.
2. Bạch Mã Tự
Ngày nay, du khách đến thăm Bạch Mã Tự sẽ đi qua một dãy phố với kiến trúc cổ kính, hai bên đường san sát những cửa hiệu bán tượng Phật, hương nhang, tranh ảnh và sách vở về Phật giáo, với những tiếng rao dài và bầu không khí đậm vẻ trang nghiêm. Trước cổng Tam Quan (nằm trên trục Nam – Bắc) của ngôi chùa, là một sân rộng, có những hồ sen nuôi cá vàng.
Qua thời gian khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh, Chùa đã nhiều lần được trùng tu và mở rộng. Bạch Mã Tự là một trong số ít những ngôi chùa còn lại ở Lạc Dương.
3. Lạc Dương Mẫu đơn hội
Không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử và tín ngưỡng, Lạc Dương còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp của một loài hoa. Cái tên của nó chỉ có thể gắn với thành Lạc Dương này – hoa Mẫu đơn.
Mẫu đơn là loài hoa đại diện cho vẻ đẹp, sự sang trọng và thịnh vượng. Trong suốt chiều dài lịch sử, Mẫu đơn đã được công nhận là loài hoa đẹp nhất Trung Quốc, các vua chúa và phi tần đều rất yêu thích loại hoa xinh đẹp này.
Từ 1982, Lạc Dương chính thức trở thành mảnh đất “thiên hạ đệ nhất” của Mẫu đơn. Nơi đây đã trồng gần 200 loài đẹp nhất Trung Quốc. Khi mùa xuân đến, toàn thành được điểm tô bởi vẻ đẹp muôn màu của Mẫu đơn.
Lạc Dương nổi tiếng với hàng loạt triển lãm mang tên “Lạc Dương Mẫu đơn hội” được tổ chức vào tháng 4 thường niên. Rất nhiều du khách đến Lạc Dương vào mùa này để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu sa rực rỡ của loài hoa quý.
Đây chính là địa điểm tốt nhất để du khách tham quan và khám phá lịch sử huy hoàng của Lạc Dương một cách sâu sắc. Viện bảo tàng nằm ở trung tâm thành phố và du khách được vào cửa tự do.
Với diện tích hơn 200 nghìn mét vuông, đây là một trong những bảo tàng lịch sử quan trọng bậc nhất của Trung Quốc.
Các trung tâm triển lãm trưng bày gần 400 ngàn vật tích tinh chế, bao gồm đồ đồng, đồ gốm, vàng, bạc và những vật được tạo tác bằng ngọc bích… đã cung cấp một cái nhìn toàn diện đối với quá khứ huy hoàng của thành phố. Bảo tàng cũng tổ chức triển lãm tranh vẽ và nghệ thuật thư pháp mỗi năm.
Nơi này được xây dựng để tưởng niệm vị anh hùng thời Tam Quốc, với bộ râu dài, đôi mắt rực lửa… Ông là vị anh hùng thời đại trong lòng mỗi người dân Trung Quốc, bởi tấm lòng trung thành và quả cảm của mình.
Bắt đầu xây dựng từ 1595 trong triều đại nhà Minh, ngôi miếu trải qua nhiều lần cải tạo, mở rộng và sửa chữa thành công ở thời nhà Thanh (1644-1911). Nó được thiết kế và xây dựng đối xứng, thể hiện phong cách kiến trúc truyền thống của Trung Quốc.