Lắc đầu đẩy nước ra khỏi tai có thể gây tổn thương não của trẻ
Cho dù đây là một cách thức phổ biến để giải phóng nước bị mắc kẹt trong ống tai, các nhà nghiên cứu cho biết việc tăng tốc lắc đầu đến mức đủ để giải phóng nước khỏi ống tai có thể gây tổn thương não.
Trẻ em lắc đầu để đẩy nước ra khỏi tai có thể tổn thương não.
Nước bị mắc kẹt trong ống tai có thể gây gây nhiễm trùng và thậm chí gây tổn thương, nhưng hóa ra một trong những phương pháp phổ biến nhất mà mọi người sử dụng để loại bỏ nước trong tai cũng có thể gây ra các biến chứng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell và Viện Đại học Bách khoa Virginia, Mỹ cho thấy lắc đầu để giải phóng nước bị mắc kẹt có thể gây tổn thương não ở trẻ nhỏ.
Các tác giả Anuj Baskota, Seungho Kim, Hosung Kang và Sunghwan Jung trình bày những phát hiện của họ tại Hội nghị về Động lực học chất lỏng thường niên của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ lần thứ 72 ở Seattle vào ngày 23-11 (giờ địa phương).
Baskota cho biết, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu vào việc tăng tốc cần thiết để đưa nước ra khỏi ống tai. Gia tốc tới hạn mà chúng tôi thu được bằng thực nghiệm trên ống thủy tinh và ống tai in 3D là khoảng 10 lần lực hấp dẫn đối với kích cỡ tai của trẻ sơ sinh, có thể gây tổn thương não.
Đối với người lớn, khả năng tăng là tốc thấp hơn do đường kính ống tai lớn hơn. Họ cho biết tổng thể tích và vị trí của nước trong ống tai làm thay đổi gia tốc cần thiết để loại bỏ nó.
Video đang HOT
“Từ thí nghiệm và mô hình lý thuyết của chúng tôi, chúng tôi đã tìm ra rằng sức căng bề mặt của chất lỏng là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy nước bị mắc kẹt trong các ống tai ra ngoài”, ông Baskota nói.
May mắn thay, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một giải pháp giải quyết việc này mà không liên quan đến lắc đầu. “Có lẽ, nhỏ vài giọt chất lỏng có sức căng bề mặt thấp hơn nước như cồn hoặc dấm vào trong tai sẽ làm giảm được sức căng bề mặt của nước để nước tự chảy ra ngoài”, Baskota nói.
Nước mắc kẹt trong tai có thể ra ngoài bằng cách khác.
HOÀNG DƯƠNG
Theo nhandan.com.vn/Scitechdaily
Giải mã nguyên nhân mật ong chảy thành dòng thay vì chảy nhỏ giọt
Mật ong có thể chảy thành một dòng dài mà không có giọt, hiện tượng này đã làm đau đầu các nhà khoa học trong một thời gian dài.
Sergey Senchenko và Giáo sư Tomas Bohr từ Đại học Kỹ thuật Đan Mạch ở Lyngby nhận thấy những dòng mật ong chảy dài ổn định hơn chúng ta tưởng. Thậm chí không một sự rung lắc nào có thể làm nó ngắt đứt được.
Các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu của họ trên trang web vật lý arXiv, được sở hữu bởi Đại học Cornell ở Ithaca, New York.
Dòng nước chảy dưới vòi thường tách ra từng giọt và nhỏ xuống do ảnh hưởng của trọng lực và sức căng bề mặt. Sự rung lắc được các nhà toán học gọi là rối loạn không gian hay nhiễu loạn, cũng đóng một vai trò thúc đẩy tạo nên sự ngắt đoạn này.
Nhưng những chất lỏng nhớt hơn, như mật ong hoặc xi-rô, không theo cách đó. Những chất lỏng ít chảy này tạo thành những sợi dài, mảnh, ổn định không nhỏ giọt và trong hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã cố gắng để hiểu tại sao.
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch tưởng tượng rằng một giọt mật ong được vắt từ vòi, rơi trong một thời gian dài vô tận và kéo dài vô tận.
Sau đó, họ đã sử dụng một mô hình toán học để kiểm tra xem điều gì sẽ làm đứt đoạn dòng chất lỏng này. Các nhà khoa học trước đây đã chỉ ra rằng trọng lực và sức căng bề mặt không phá vỡ chất lỏng nhớt thành những giọt nhỏ.
Nhưng trong mô hình toán học này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một sự rung lắc và quan sát quá trình mà các giọt và rung lắc xuất hiện theo thời gian.
Họ thấy rằng sự rung lắc không hề ảnh hưởng đến dòng chất lỏng. Điều này là do giọt trôi đủ nhanh để thắng được tốc độ của các rung lắc chậm.
Bất kể chất lỏng dày bao nhiêu, nó cũng cực kỳ ổn định, nhóm nghiên cứu kết luận.
Yvonne Stokes, một nhà toán học tại Đại học Adelaide ở Australia, thì cho rằng mật ong sẽ tách thành giọt với điều kiện bạn phải lắc thật mạnh.
"Rất nhiều mô hình mà chúng ta đưa ra dự báo rằng các dòng chất lỏng nhớt sẽ đứt ở thời điểm nào đó, phụ thuộc vào độ nhớt và sức căng bề mặt. Tuy nhiên, những chất lỏng cực nhớt thực tế không bị ngắt thành giọt dù mô hình cho thấy chúng có thể", bà nói.
Theo Người Đưa Tin
In 3D nhựa theo cấu trúc "tubulane" chống được cả đạn bay Cứng cáp, bền chắc mà lại nhẹ tênh thậm chí chống được cả đạn bay 5,8km/s, đó là sản phẩm in 3D nhựa theo cấu trúc "tubulane". Đồ in 3D thường là các mô hình cỡ nhỏ, để phục vụ mục đích nghiên cứu cấu trúc kiến trúc hay để trưng bày và làm đồ chơi, chúng thường mỏng manh dễ vỡ. Ít...