Lạc bước vào thiên đường mùa thu ‘độc nhất vô nhị’
Cửu Trại Câu (miền Bắc Tứ Xuyên, Trung Quốc) nghĩa là thung lũng 9 làng của người Tạng, được mệnh danh là “ Thiên đường hạ giới” với khung cảnh ngoạn mục đẹp tựa tranh vẽ.
1. Mùa đẹp nhất ở Cửu Trại Câu
Cửu Trại Câu mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Mùa hè (tháng 6 đến cuối tháng 8 ) được bao phủ bởi sắc xanh trải dài ngút tầm mắt. Mùa đông (cuối tháng 10 đến giữa tháng 3) nơi đây bao trùm bởi màu trắng xoá, như lạc vào khu rừng cổ tích, lãng mạn với băng giá và tuyết. Mùa xuân (giữa tháng 3 đến cuối tháng 5) khi tuyết bắt đầu tan cũng là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc.
Nhưng đối với nhiều du khách, mùa đẹp nhất là vào cuối thu tháng 10 hàng năm (từ 15 đến 31/10). Đây là thời điểm rừng lá xanh bạt ngàn chuyển màu vàng – đỏ, tương phản với lòng hồ xanh ngọc trong vắt.
Soi bóng dưới lòng hồ màu ngọc lam trong vắt đến tận đáy.
2. Di chuyển thế nào?
Từ Hà Nội hay Sài Gòn đến Cửu Trại Câu không có chuyến bay hay xe chạy thẳng, cách phổ biến nhất là bay tới thành phố trung gian Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, cách Cửu Trại Câu 540 km, rồi từ đây bắt xe khách hoặc đặt chuyến bay nội địa. Hoặc từ Hà Nội, bạn bắt xe khách ở Việt Nam đến Nam Ninh, Trung Quốc với giá 500.000 đồng. Từ Nam Ninh mua vé máy bay nội địa.
Từ Thành Đô, bạn bắt xe đến Cửu Trại Câu, có chuyến chạy từ 8h hoặc 8h30 sáng đến 18h00 hoặc 18h30, tới nơi tại bến xe trung tâm thành phố Xinamen hoặc bến xe Chandianzi.
Ở mỗi góc độ , hồ lại đổi màu với nhiều tông màu xanh khác nhau, như chốn bồng lai tiên cảnh.
3. Đến Cửu Trại Câu thì đi đâu?
Nếu không có nhiều thời gian để thăm quan hết diện tích của Cửu Trại Câu, các bạn hãy đến thăm những địa điểm nổi bật nhất.
Trước hết phải kể đến Thác Trân Châu – đây là nơi mà thầy trò Đường Tăng trong bộ phim Tây Du Ký đã đi qua khiến Thác Trân Châu trở nên rất nổi tiếng.
Hồ ngũ sắc ( Five-color Pond): Mặc dù là hồ bé nhất nhưng lại là một trong số những hồ có cảnh tượng ngoạn mục nhất. Ở khu này bạn có thể chụp ảnh cùng với trang phục truyền thống của Người Tạng rất lãng mạn.
Hồ lau sậy (Reed Lake) là đầm lầy nhiều lau sậy, dài 1.375 m, được con suối màu ngọc lam bao quanh theo hình zích zắc. Ở đây có sự tương phản đặc biệt vào mùa thu khi lau sậy chuyển sang màu vàng.
4. Đặc sản Cửu Trại Câu
Ở Cửu Trại Câu, rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ với giá cả, dịch vụ đa dạng. Chúng ta có thể thử một số món được rất nhiều du khách ưa thích chẳng hạn như:
Video đang HOT
Thịt bò Yak: Được làm từ bò Tây Tạng, loài bò đặc trưng sống khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh – Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ, thịt rất mềm và ngon, có vị đặc trưng riêng.
Thịt bò ở đây được chế biến theo nhiều cách: ninh, làm khô, ướp gia vị. Ở mỗi quầy đều có một khu vực nhỏ để du khách có thể nếm thử.
Các bạn cũng đừng quên nếm thử lẩu Tứ Xuyên. Được UNESCO công nhận là Thành phố Ẩm thực Thế giới vào năm 2010. Lẩu Tứ Xuyên đặc trưng cho nền ẩm thực Tứ Xuyên nổi tiếng nhiều dầu mỡ với vị cay nồng xé lưỡi của tiêu đỏ – ớt đầy ấn tượng
Hãy mang theo máy ảnh để lưu lại nhiều hình ảnh đẹp.
5. Mang theo những gì?
Để chuyến đi thuận tiện, các bạn đừng quên mang theo các loại thuốc như thuốc say xe, thuốc cảm, thuốc đau bụng…
Dù chuyến đi không dài nhưng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khiến cho các du khách không quen gây buồn nôn hoặc mệt mỏi dẫn đến việc không thể thưởng thức trọn vẹn chuyến đi.
Hãy nhớ mang ô và áo mưa mỏng để đề phòng trời mưa đột ngột. Đi giày thể thao và mặc áo ấm bởi thời tiết buổi sáng có thể xuống tới 8-10 độ.
Đừng quên mang hộ chiếu bản photo, chứng minh thư và các giấy tờ quan trọng khác để tại khách sạn phòng trường hợp mất đồ trên đường đi.
Cuối cùng, hãy mang theo một chiếc máy ảnh để có thể lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất các bạn nhé.
Với chuỗi 108 hồ nước màu xanh ngọc trong vắt, đỉnh núi bao quanh phủ tuyết trắng có độ cao từ 2.000-4.000 m, Cửu Trại Câu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới năm 1992, dự trữ sinh quyển Thế giới năm 1997, thuộc vào danh mục 5A – khu vực cần bảo vệ cảnh quan cao nhất của Trung Quốc.
Theo Zing News
Lạc bước đến Cửu Trại Câu ngắm mùa thu thiên đường
Những bí kíp nhỏ về phương tiện di chuyển, nơi ở, địa chỉ tham quan của một phượt thủ vừa tới Cửu Trại Câu... sẽ giúp bạn có một chuyến đi vừa tiết kiệm vừa cực kỳ đáng nhớ.
Cửu Trại Câu (miền Bắc Tứ Xuyên, Trung Quốc) nghĩa là thung lũng 9 làng của người Tạng, được mệnh danh là "Thiên đường hạ giới" với khung cảnh ngoạn mục đẹp tựa tranh vẽ, độc nhất vô nhị ở Trung Quốc và trên thế giới.
Cửu Trại Câu có nhiều thác nước đa cấp, chuỗi 108 hồ nước màu xanh ngọc trong vắt, đỉnh núi bao quanh phủ tuyết trắng có độ cao từ 2000 - 4000m.
Cửu Trại Câu được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế Giới năm 1992, dự trữ sinh quyển Thế Giới năm 1997, thuộc vào danh mục 5A - khu vực cần bảo vệ cảnh quan cao nhất của Trung Quốc. Vào dịp cao điểm cuối tháng 10 hàng năm, mỗi ngày Cửu Trại Câu có thể đón hàng chục nghìn người tới tham quan.
1. Mùa đẹp nhất ở Cửu Trại Câu
Cửu Trại Câu mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, nhưng đối với nhiều du khách thì mùa đẹp nhất là vào cuối thu tháng 10 hàng năm (từ 15/10 - 31/10). Đây là thời điểm rừng lá xanh bạt ngàn chuyển màu vàng - đỏ, tương phản với lòng hồ xanh ngọc trong vắt. Thời tiết trở lạnh sớm lá cũng đổi màu sớm hơn. Ngoài ra, nhiệt độ không quá nóng, quá lạnh, khoảng 8-15 độ, với nắng nhẹ thích hợp để đi thăm quan. Từ giữa tháng 11, thời tiết trở lạnh và bắt đầu có tuyết, lạnh buốt, khiến việc di chuyển khó khăn hơn.
Bạn nên tránh đi vào dịp lễ của Trung Quốc (1-7/10 hoặc 10/10) vì rất đông và chi phí đắt đỏ đội lên nhiều lần.
Hồ ngũ hoa - Colorful Lake , một trong những hồ đẹp nhất ở Cửu Trại Câu dưới nắng thu vàng.
2. Phương tiện di chuyển
Từ Hà Nội/Sài Gòn tới Cửu Trại Câu không có chuyến bay hay xe chạy thẳng nên bắt buộc bạn phải qua Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, cách Cửu Trại Câu 560km.
Chặng 1: Hà Nội - Thành Đô
- Máy bay: Từ Hà Nội, bạn có thể mua vé bay thẳng tới Thành Đô. Bạn nên đặt trước từ 3 - 6 tháng để đảm bảo có vé khứ hồi giá rẻ khoảng 3,5 - 4 triệu đồng. Từ Sài Gòn, bạn có thể bay ra Hà Nội rồi mua vé bay thẳng tới Thành Đô.
- Đường bộ, kết hợp máy bay: Từ Hà Nội, bạn bắt xe khách ở Việt Nam tới Nam Ninh, Trung Quốc với giá 500k. Từ Nam Ninh mua vé máy bay nội địa, giá khoảng 1.000 NDT tương đương 3,5 triệu VNĐ tới Thành Đô.
Chặng 2: Thành Đô - Cửu Trại Câu
Từ Thành Đô, bạn bắt xe đến Cửu Trại Câu, có chuyến chạy từ 8h/8h30sáng - 6h/6h30 tối tới nơi tại bến xe trung tâm thành phố Xinamen hoặc bến xe Chandianzi. Giá vé một chiều 145 tệ/người (khoảng 500k, giá vé năm 2014). Đây là cách đi hầu hết các phượt thủ chọn vì giá rẻ, an toàn, mặc dù thời gian khá lâu, mất 10 tiếng trên xe. Nếu đoàn đông trên 8 người, có người biết tiếng Trung, bạn nên thuê xe trọn gói, đắt hơn nhưng có thể tự chủ và đỗ ở các địa điểm đẹp trên đường đi.
Ngoài ra, bạn có thể mua vé bay từ Thành Đô - Sân bay Hoàng Long, nằm trên núi ở Songpan, cách Cửu Trại câu 80km, mất khoảng hơn 1 giờ là đến nơi, nhưng giá vé khứ hồi khá cao tầm 7 - 9 triệu, hay bị hoãn chuyến, ít có khuyến mãi.
3. Thăm quan Cửu Trại Câu
Cửu Trại Câu gồm 3 thung lũng xếp theo hình chữ Y. Vì diện tích thăm quan rất rộng, bạn nên dành 2 ngày để có thể thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh đẹp các hồ. Vé thăm quan áp dụng trong một ngày, cho dịp cao điểm là 310 tệ (hơn 1 triệu VNĐ, bao gồm 220 tệ vé vào cửa và 90 tệ vé xe bus). Nếu có thẻ sinh viên quốc tế, giá chỉ còn 200 tệ/người/ngày (khoảng 600k)
Ở trước khu soát vé Cửu Trại Câu, bạn nên mua bản đồ với giá 5 tệ, để có thể theo dõi hành trình và đánh dấu các điểm hồ đã đi.
Bản đồ khu Cửu Trại Câu.
Sau khi mua vé, các du khách sẽ được xe bus chở tới điểm cuối cao nhất của nhánh phải Rize. Bạn xuống dốc bằng cách đi bộ trên đường gỗ, bắt xe bus khi di chuyển giữa các hồ nếu khoảng cách xa.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn muốn chụp những bức ảnh đẹp, mà không phải bận tâm vì có quá nhiều người chen chúc, bạn nên dừng tại điểm giữa, tránh đi lên điểm cuối cao nhất cùng đoàn người.
4. Lưu trú
Ở Cửu Trại Câu, rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ với giá cả, dịch vụ đa dạng. Bạn tìm hiểu và đặt phòng trước 1-2 tháng qua Agoda.com/ Booking.com để đảm bảo chỗ nghỉ. Nếu biết tiếng Trung có thể gọi điện trực tiếp, thương lượng giá phòng.
Bạn nên chọn nhà nghỉ/ khách sạn gần với cửa vào Cửu Trại Câu để buổi sáng đi bộ cho gần vì rất ít Taxi và để tiết kiệm chi phí. Kiểm tra phòng xem có hệ thống sưởi không, nếu không có thì tuyệt đối không nên thuê vì buổi tối nhiệt độ ở Cửu Trại Câu xuống rất lạnh.
Giá phòng tập thể (4-6 người/ phòng) khoảng 300k/ người/ đêm.
Giá phòng đôi nhà nghỉ tầm 700k-1.5 triệu/ đêm .
5. Những đồ dùng cần thiết
- Vì di chuyển liên tục, thời tiết thay đổi, đồ ăn khác lạ nên bạn cần mang các loại thuốc say xe, thuốc cảm, thuốc đau bụng... để cho chuyến đi được trọn vẹn.
- Mang ô và áo mưa mỏng để đề phòng trời đột ngột mưa.
- Áo ấm, giày thể thao, gậy leo núi.
- Photo hộ chiếu, chứng minh thư và các giấy tờ quan trọng khác phòng trường hợp mất đồ.
- Máy ảnh, thẻ nhớ và thêm ít nhất một cục pin dự trữ vì chụp cả ngày trong công viên nên rất dễ hết pin, bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp.
Theo iOne
Cửu Trại Câu - tiên cảnh nơi hạ giới Một lần đặt chân đến Cửu Trại Câu (Trung Quốc), du khách sẽ không khỏi vỡ òa trước vẻ đẹp của thiên nhiên với những hồ nước trong xanh nhìn tận đáy. Cửu Trại Câu là công viên bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nằm ở độ cao 4.000 m so với mực nước biển, tọa lạc ở miền Bắc tỉnh Tứ Xuyên,...