Lạc bước vào ‘thành phố màu hồng’ nên thơ ở Ấn Độ
Thành phố Jaipur nằm ở phía bắc Ấn Độ và là thủ phủ của bang Rajasthan. Jaipur được mệnh danh là thành phố màu hồng bởi màu sắc rất đặc biệt của các công tình kiến trúc ở đây.
Màu hồng của các tòa nhà ở thành phố Jaipur là màu của đất son. Thành phố này nổi tiếng với những di tích cổ và những khu chợ nhộn nhịp đầy màu sắc với những sản phẩm bằng tay khéo léo, tất cả những yếu tố này đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách về một thành phố Jaipur rất đặc biệt này.
“Cung điện gió” Hawa Mahal
“Cung điện gió” Hawa Mahal
Được xây dựng bởi Sawai Pratap Singh vào năm 1799, “Cung điện gió” Hawa Mahal là địa danh mang tính biểu tượng nhất của người dân Jaipur. Cung điện này từng được xây dựng để làm hậu cung cho vua chúa với 953 ô cửa sổ nhỏ làm từ đá sa thạch màu đỏ, hồng được chạm trổ tỉ mỉ, điêu luyện.
Cung điện thành phố Jaipur
Một góc trong cung điện thành phố Jaipur
Cung điện thành phố Jaipur nằm ngay bên cạnh Hawa Mahal được hoàn thành vào năm 1732 và nó từng là một trụ sở quyền lực của Jaipur.Với gam màu hồng ngọt ngào từ những ô cửa sổ với hoa văn lạ mắt đến những hành lang và bức tường màu hồng khiến du khách càng nhìn lại càng thêm mê mẩn. Cho đến tận ngày nay, một phần của cung điện thành phố vẫn không được mở cửa cho công chúng vì nó vẫn là nơi ở của những gia đình hoàng gia ở Jaipur.
Pháo đài Amber
Video đang HOT
Pháo đài Amber
Pháo đài Amber nằm ở ngoại ô Jaipur, cách trung tâm thành phố khoảng 13 km. Giống với hầu hết các công trình kiến trúc khác trong khu vực, Pháo đài Amber là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc Hindu và kiến trúc Mughal.
Bảo tàng Albert Hall
Khung cảnh Bảo tàng Albert Hall vào ban đêm
Là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Rajasthan, Bảo tàng Albert Hall nằm gần khu chợ truyền thống của Jaipur. Bảo tàng này không chỉ lưu giữ bộ sưu tập các bức tranh quý hiếm mà còn trưng bày các món đồ trang sức tinh xảo, đồ đồng, đồ gốm, đá tự nhiên, ngà voi, các tác phẩm điêu khắc cùng với các tác phẩm được làm từ pha lê tuyệt đẹp.
Pháo đài ma ám Bhangarh và những câu chuyện rùng rợn khiến khách du lịch vừa tò mò vừa run sợ
Đây được coi là một trong những nơi bị nguyền rủa và đáng sợ nhất thế giới. Người dân địa phương đồn đại rằng, bất cứ ai cố tình ở lại bên trong pháo đài ma ám sau khi mặt trời lặn đều không bao giờ quay trở lại.
Toàn cảnh pháo đài Bhangarhb.
Nằm trên một di tích lịch sử nổi tiếng của Ấn Độ có từ cuối thế kỷ XVI, Pháo đài ma ám - Bhangarh đã chiếm ưu thế trước vẻ đẹp của Rừng Sariska ở Alwar, quận Rajasthan. Mỗi địa danh lịch sử đều truyền tải một số ký ức sống động, một số ít trong số chúng vẫn lấp lánh niềm vui vì sự vĩ đại của chúng, nhưng một số lại đang bùng cháy một cách đáng ngại trong thử thách rực lửa của những đau thương và đau đớn, giống như sự đổ nát của Pháo đài Bhangarh đã truyền tải trong chính nó.
Những câu chuyện rùng rợn xoay quanh pháo đài
Pháo đài Bhangarh - nơi được cho là nơi bị ma ám nhất của Ấn Độ, cũng như là một trong những nơi bị ma ám nhất ở châu Á - được xây dựng bởi Kachwaha người cai trị Hổ phách, Raja Bhagwant Das, cho con trai Madho Singh năm 1573 sau Công nguyên. Pháo đài này có quy mô như một thành phố thu nhỏ, bao gồm các ngôi đền, cung điện và nhiều cổng ra vào. Nó còn sở hữu một khoảng đất rộng lớn dưới chân một ngọn núi. Đây là địa điểm bị ma ám duy nhất được Chính phủ Ấn Độ thông báo cấm người dân vào sau khi mặt trời lặn.
Nơi đây đáng sợ đến mức chính phủ Ấn Độ đã cấm không được lại gần khi trời tối.
Bước qua cánh cổng chính của pháo đài là hình ảnh một loạt những ngôi đền Hindu, điển hình là Đền Hanuman, Đền Gopinath, Đền Someshwar, Đền Keshav Rai, Đền Mangla Devi, Đền Ganesh và Đền Navin. Cung điện Hoàng gia nằm ở tận cùng của pháo đài ma ám được bảo vệ bởi hai công trình khác. Thị trấn, nơi sinh sống của người dân nằm tách biệt với các thành lũy.
Trái ngược với vẻ đẹp nên thơ như trong tranh, pháo đài này ẩn giấu bên trong nhiều câu chuyện ma ám đen tối. Thậm chí nó còn bị coi là nơi ám ảnh nhất Ấn Độ. Tới năm 1783, Bhangarh hoàn toàn bị bỏ hoang. Những người dân từng sống bên trong cũng tìm cách di chuyển tới những ngôi làng khác. Sau đó nơi đây được mệnh danh là nơi ma quái, đáng sợ nhất ở quốc gia Nam Á này.
Theo lời dân địa phương, nhiều người cố ý ở lại trong lâu đài và sau đó, họ mất tích không dấu vết. Có rất nhiều huyền thoại về pháo đài ma ám này, thế nhưng duy chỉ có hai câu chuyện sau đây là nổi bật nhất.
Chính vì có nhiều truyền thuyết ám ảnh nên nó trở thành điểm du lịch hấp dẫn với những ai ưa khám phá mạo hiểm, cứng bóng vía.
Pháo đài ma ám - Bhangarh đã từng bị nguyền rủa bởi một phù thủy
Theo truyền thuyết, thành phố Bhangarh bị nguyền rủa bởi một phù thủy Bala Balnath - người cho phép xây dựng thị trấn này, với yêu cầu chiều cao của pháo đài Bhangrah không được vượt quá nơi ông tu hành. Tên phù thủy Bala cảnh báo rằng, nếu làm trái yêu cầu này của ông, ông sẽ phá hủy toàn bộ thành phố.
Nhưng bỏ qua những lời nói của Bala, sau khi hoàng tử nối dõi cho xây pháo đài, Bhangarh đã cao tới nỗi bóng của nó phủ trùm lên nơi tu hành của ông ta, Sau đó, vì quá tức giận toàn thị trấn đã bị ông nguyền rủa, phù thủy Bala đã phá hủy toàn bộ thị trấn, công trình cung điện bị sụp đổ và gây ra cái chết hàng loạt của mọi người nơi đây. Được biết, xác của phù thủy này hiện vẫn còn lưu lại tại khu vực lâu đài Bhangarh.
Mặc truyền thuyết đáng sợ, nhiều du khách vẫn thích thú khám phá nơi đây.
Một truyền thuyết khác liên quan đến một phù thủy có tên Singhiya, người trót đem lòng yêu Ratnavati, Công chúa Bhangarh. Vì muốn lấy được nàng về làm vợ, hắn đã bày ra một chiêu trò lừa người hầu của công chúa, khi cô đang đi mua dầu thơm ngoài chợ. Tên phù thủy niệm thần chú vào chai dầu và chỉ cần công chúa vô tình chạm vào cũng sẽ bị thôi miên và cô sẽ nhớ nhung hắn.
Tuy nhiên, kế hoạch của tên phù thủy bị đổ vỡ, công chúa Ratnavati lại biết rõ kế hoạch của Singhiya nên đã tìm cách phá hủy nó. Nàng công chúa đã ném chai dầu vào hòn đá vì tên phù thủy nhìn nàng trừng trừng. Tảng đá vô tình lăn về phía tên phù thủy độc ác và đè chết hắn. Quá đau lòng và căm giận trước hành động của công chúa, trong lúc hấp hối, Singhiya tập trung hết sức lực niệm chú nguyền rủa vương quốc của Ratnawati, rằng bất kỳ ai sống trong vương quốc sẽ bị hạ gục, linh hồn của họ sẽ ở đó mãi mãi không bao giờ được tái sinh.
Chính phủ công nhận pháo đài ma ám là một điểm đến du lịch "hợp pháp"
Cho tới ngày này, những truyền thuyết trên vẫn chỉ là câu chuyện truyền miệng từ đời này qua đời khác. Mặc dù vậy, sự lạnh lẽo bên trong pháo đài bỏ hoang vẫn khiến nhiều người lo sợ. Đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới được chính phủ của một nước công nhận là khu vực bị ma ám "hợp pháp". Khách du lịch tham quan nếu không muốn phải chịu đựng những lời nguyền kinh khủng, thì chỉ nên tới nơi này trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn.
Một biển báo cấm vào sau khi trời tối được treo bên ngoài pháo đài.
Đây cũng là khung giờ đã được tổ chức nghiên cứu khảo cổ ở Ấn Độ đưa ra, bởi pháo đài ma ám này có khá nhiều lý do từ tâm linh cho tới khoa học khiến cho các chuyên gia tin rằng, đây chính là khu khu vực ma ám nguy hiểm với mọi người nếu như có người cố ý ở lại lâu đài. Thậm chí khi tới đây du khách sẽ thấy một tấm bảng được viết bằng chữ Hindi bởi tổ chức khảo cổ Ấn Độ với nội dung như sau: "Cấm bước vào khu vực của pháo đài Bhangarh trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn. Những ai không tuân theo sẽ bị trừng trị theo luật pháp".
Người ta đồn rằng vào ban đêm, trong pháo đài này có những hồn ma lục tục đi lang thang và la hét rất rùng rợn.
Ngoài ra, người ra còn nhìn thấy bóng ma, ánh đèn chớp tắt kỳ lạ, âm thanh được cho là tiếng nhạc ám ảnh sởn da gà và cả bóng người nhảy múa bên trong pháo đài ma ám. Bất kỳ ai lưu lại Bhangarh vào ban đêm sẽ không bao giờ trở lại vào sáng hôm sau. Theo như những người dân địa phương tại đây cũng cho biết, có không ít du khách muốn cố ý ở lại lâu đài này để khám phá điều bí ẩn, nhưng sau đó bản thân họ cũng mất tích không có bất cứ dấu vết nào.
Tuy nhiên đã từng có một nhóm các "thợ săn ma" liều mạng đến đây vào buổi tối thế nhưng họ rất thất vọng khi không thu được bất cứ bằng chứng nào chứng minh ở đây có ma. Họ còn tuyên bố rằng họ đã cố liên lạc với những oan hồn ở đó nhưng không có gì xảy ra cả. Câu chuyện về pháo đài Bhangarh bị ma ám, được lan truyền rộng rãi khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên mặc cho những câu chuyện bí ẩn và đáng sợ xảy ra xung quanh Bhangarh, nơi này dường như càng khiến những người ưa mạo hiểm thích thú hơn, khi pháo đài vẫn là địa điểm thu hút đông đảo du khách trên thế giới tới khám phá và tìm hiểu những điều bí ẩn xung quanh pháo đài đài ma ám này.
Ngắm nhìn 14 cánh cửa độc đáo ở khắp nơi trên thế giới Một cánh cửa đẹp không chỉ đáp ứng những chức năng thông thường như việc chào đón khách đến chơi nhà. Với một số cánh cửa chúng còn ẩn chứa những điều kỳ diệu mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá, chiêm ngưỡng những cánh cửa đặc biệt và tuyệt đẹp trên khắp thế giới. Hẳn bạn sẽ cảm nhận...