Lạc bước trên đỉnh Keo Nưa
Khi những ngày cuối đông dần qua, có dịp ngược ngàn lên cửa khẩu Cầu Treo ( Hương Sơn – Hà Tĩnh), bạn dễ “lạc lối” đắm chìm trong khung cảnh mây mù bao phủ trên lưng chừng đèo.
Với độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, cung đường từ Nước Sốt ( xã Sơn Kim 1) đến cửa khẩu Quóc tế Cầu Treo, dài khoảng 16km với nhiều đèo dốc, những đoạn cua khúc khuỷu, vực sâu hiểm trở … lại là những trải nghiệm, khám phá thú vị cho những “phượt thủ” ưa mạo hiểm
Vào những ngày cuối đông, cung đường này phủ dày đặc sương mờ…
… tạo nên cảnh đẹp huyền ảo, như chốn “ bồng lai tiên cảnh” giữa điệp trùng núi rừng.
Dừng chân trên đỉnh Keo Nưa – nơi giáp ranh giữa hai nước Việt Nam và Lào, phóng tầm mắt về 4 hướng, bạn dễ bị choáng ngợp bởi phong cảng hùng vĩ mà nên thơ của núi rừng dưới làn sương mờ.
Những ngày cuối năm là thời điểm thích hợp nhất để những người thích “phượt”, mê du lịch cùng nhau đi ngắm sương mù
… và là cơ hội để các tay máy săn mây
Video đang HOT
Lúc này, không khí lạnh ùa về, mây mù tụ lại, tạo thành biển sương bồng bềnh, bạn sẽ cảm giác như mình đang lạc vào chốn thiên đường trên mặt đất.
Trong không gian lãng mạn vốn có của mảnh đất này, dưới ánh nắng le lói sau màn sương giăng kín bầu trời, cái se se lạnh đầy yêu thương, dễ chịu càng khiến tôi và bạn muốn ngược ngàn Cầu Treo.
Theo baohatinh.vn
Du ngoạn đỉnh Mã Pì Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc
Miền núi Tây Bắc luôn là địa điểm ưa thích cho hàng ngàn dân phượt thích khám phá ghé chân. Cảnh sơn cước nơi đây còn được ví như cõi bồng lai tiên cảnh.
Mã Pì Lèng đích thị là một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc với vẻ đẹp hùng vĩ khó cưỡng
Mã Pì Lèng là một trong những cung đèo hiểm trở và đẹp nhất Tây Bắc
Chinh phục được con đèo này thì đúng là trải nghiệm không thể nào quên
Đèo Mã Pì Lèng được xem là một trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc. Chính vì thế mà con đèo này được ví như Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo.
Mã Pì Lèng (còn có âm đọc là Mã Pí Lèng , Mã Pỉ Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá
Con đèo như một sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng đồi núi tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá. Cung đường đèo này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pì Lèng được dịch theo nghĩa đen chỉ sống mũi con ngựa còn theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi, nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở. Lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh mướt quanh năm, những đỉnh núi cao vời vợi khiến những ai đến đây đều thấy như lạc vào tiên cảnh, ung dung, tự tại giữa đất trời.
Tên gọi và đặc điểm Mã Pì Lèng
Lạc vào thế giới tiên cảnh với sương khói dày đặc
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ "sống mũi con ngựa" theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là "sống mũi con mèo".
Mã Pì Lèng là "vua" của các con đèo ở Việt Nam
Thiên nhiên Tây Bắc đẹp ngỡ ngàng bao bọc Mã Pì Lèng
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pì Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam.
Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau.
Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pì Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.
Trạm dừng chân tại đỉnh đèo Mã Pì Lèng
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo.
Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
Con đường chuẩn bị lên đèo
Ngắm nhìn đồng lúa vàng ươm
Theo TGT
Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của đầm Vân Long phim trường 'Kong: Skull Island' Trong không gian tĩnh mịch của khu đầm Vân Long, tiếng mái chèo khua nhẹ xen lẫn cả tiếng chim kêu và tiếng rẽ nước băng qua những đám rong rêu có thể khiến bạn chùng lòng. Một cuộc dạo chơi trên những con thuyền nan mộc mạc giữa bốn bề cỏ cây và núi đá sẽ xóa đi những mệt mỏi cuộc...