La-zăng xe ôtô bị hư hỏng, có cần phải thay thế?
La-zăng xe ôtô bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như mặt thẩm mỹ, cách tốt nhất là khắc phục nhanh chóng, kịp thời.
Trường hợp hư hỏng la-zăng thường gặp
Bị móp méo, uốn cong
Trường hợp hư hỏng này thường gặp khi xe ôtô của bạn đi ra từ ổ gà, lề đường gồ ghề… Khu vực la-zăng bị uốn cong có thể được phát hiện ở mép ngoài, mép trong, nan hoa hoặc mặt la-zăng.
La-zăng bị xước
Nguyên nhân hàng đầu là do la-zăng va phải mảnh kim loại trên đường hoặc tài xế lái xe trong tình trạng lốp hết hơi. Khu vực la-zăng bị xước chủ yếu là các mép, chấu hoặc mặt la-zăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do hóa chất; chất bịt kín lốp; ảnh hưởng từ phanh hoặc do người, động vật phóng uế. Những yếu tố này hầu hết là tác động ngoại cảnh hoặc đến từ chính động cơ xe ô tô.
Video đang HOT
Vết rỗ trên la-zăng
Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu và mảnh vỡ trên đường bộ. Thiệt hại này đòi hỏi quá trình khắc phục phức tạp hơn một chút. Bạn phải mang xe đến gara sửa chữa, sử dụng công nghệ hàn hoặc máy CNC, các hư hỏng mới được xử lý trở lại như tình trạng ban đầu.
Các vết nứt trên la-zăng
Trên thực tế, la-zăng hư hỏng và xuất hiện các vết nứt rất khó phát hiện và gây ra nhiều nguy hiểm khi lái xe. Điều này thường xuất phát từ một vụ tai nạn hoặc va chạm mảnh vỡ thực sự nguy hiểm.
Chú ý khắc phục la-zăng xe ô tô bị hư hỏng (Ảnh: NQL)
Thay thế la-zăng hư hỏng có thật sự cần thiết?
Theo kinh nghiệm của nhiều thợ sửa chữa, sẽ không cần thiết nếu chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ hoặc thiệt hại bề ngoài. Bởi thông thường, ô tô trang bị la-zăng bằng thép, phần vỏ la-zăng có thể bị hỏng, nếu vành thép bên dưới không ảnh hưởng thì vấn đề không nghiêm trọng.
La-zăng hợp kim cũng tương tự như vậy, nếu vành chỉ bị trầy và vẫn còn tròn cũng như không có phần nào bị uốn cong hoặc khối kim loại bị mất, la-zăng chỉ nên thay để cho đẹp hơn.
Nhưng nếu la-zăng bị uốn cong, móp méo, nứt hoặc suy yếu về cấu trúc, người dùng cần phải thay thế ngay.
La-zăng bị móp có thể tạo ra khe hở với lốp dẫn đến rò rỉ hơi, khó cân bằng và sẽ rung động ở tốc độ cao. La-zăng với cấu trúc hư hỏng cuối cùng có thể vỡ ra.
Do đó, khi nghi ngờ về mức độ hư hỏng nghiêm trọng, hãy đưa xe đến cơ sở sửa chữa để thợ máy kiểm tra toàn bộ la-zăng khi đã tháo lốp ra.
Việc sửa chữa hay thay thế la-zăng bị uốn cong tùy vào điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, vì la-zăng xe ô tô liên quan đến sự an toàn cũng như giá trị thẩm mỹ, cách tốt nhất là tránh khắc phục chậm trễ.
Cẩm nang xử lý bệnh ôtô nhao lái
Hiện tượng nhao lái ở ôtô là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Chẩn đoán nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp tài xế an tâm di chuyển.
Nhao lái là gì?
Nhao lái là hiện tượng ôtô bị mất lái đột ngột do bánh xe gặp trục trặc, sau đó xe bị nghiêng sang trái hoặc sang phải. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Nguyên nhân của hiện tượng nhao lái
Nhiều người thường cho rằng hiện tượng này thường bị hiểu lầm là do xe cũ, đường xấu hoặc do chủ xe không thay lốp định kỳ... Trên thực tế, các nguyên nhân gây hiện tượng này là góc đặt bánh xe không chính xác, lốp mòn không đều, thước lái bị lệch, độ chụm bánh xe không chính xác...
Các nguyên nhân này khiến vô lăng bị lệch sang một bên và gây nên hiện tượng nhao lái sang trái. Gốc rễ của việc bị lệch góc đặt bánh lái hay độ chụm có nguyên nhân bắt nguồn từ cách lái xe của nhiều tài xế như thường xuyên leo lề, đỗ nghiêng trong thời gian dài, chạy qua ổ gà, chướng ngại vật ở tốc độ cao.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng này là góc đặt bánh xe không chuẩn xác.
Việc chạy xe với góc đặt bánh không chuẩn xác lâu dần sẽ khiến cho lốp xe bị mòn không đều và có xu hướng nhao lái sang một bên, khi di chuyển ở tốc độ cao còn kèm theo hiện tượng rung lắc. Thậm chí khi cố gắng đi thẳng nhưng vô-lăng vẫn bị đánh lái sang một bên, lúc này xe đã bị nhao lái rất nặng.
Góc đặt bánh sai là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhao lái ở ôtô. Nguồn: Cartimes
Cách khắc phục tình trạng nhao lái
Thông thường xe ôtô sau 10.000km, chủ xe sẽ cần mang xe tới trung tâm bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra tổng thể cả chiếc xe. Tuy nhiên, nếu chủ xe phát hiện hiện tượng lốp mòn không đều, xe bị nhao lái, vô lăng của xe bị lệch thì hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng càng nhanh chóng càng tốt, không cần đợi tới lượt bảo dưỡng định kì để xử lý.
Hiện nay việc căn chỉnh thước lái được các nhân viên chăm sóc xe hơi thực hiện theo hai cách khác nhau. Cách thứ nhất là cách thủ công, cách thứ hai là cách sử dụng sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng. Với mỗi lần căn chỉnh thước lái bằng máy, chủ xe sẽ phải trả khoảng 300 ngàn đến 800 ngàn đồng.
Sự chênh lệch của chi phí tùy thuộc vào tình trạng và độ phức tạp của dòng xe mà chủ xe đang sử dụng. Đối với cách căn chỉnh thước lái bằng máy, thời gian để thực hiện căn chỉnh khá nhanh, chỉ tốn khoảng ba mươi phút.
Chủ xe không thể tự căn chỉnh góc lái, thước lái tại nhà mà bắt buộc phải mang tới trung tâm bảo dưỡng. Ngoài ra, hãy chú ý tới việc căn chỉnh góc đặt bánh xe mỗi khi thay bánh mới. Việc này sẽ giúp chủ xe hạn chế được nguy cơ xe ôtô bị nhao lái.
Lưu ý đặc biệt về kính chắn gió ô tô ngày nắng nóng Khi nhiệt độ ngoài trời ở mức trên dưới 40 độ C, kính chắn gió sẽ phải chịu một mức nhiệt tới hơn 60 độ C. Hãy nhớ lưu ý dưới đây về kính chắn gió để không bị mất tiền oan. Theo các chuyên gia về kính cường lực, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến lớp keo bên trong các...