La-zăng nhôm sạch “chói lóa” sau vài bước lau chùi cơ bản
Nếu bạn muốn bộ la-zăng của xế cưng lúc nào cũng bóng loáng như vừa bước ra từ xưởng bảo dưỡng thì hãy thực hiện ngay các bước hướng dẫn dưới đây.
Suốt quá trình sử dụng xe, người dùng phải chú ý đến lịch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Việc chăm sóc xe không đơn giản là đảm bảo các bộ phận trên xe hoạt động tốt mà còn phải giữ xe sạch sẽ.
Người có điều kiện kinh tế không phải quá bận tâm về vấn đề này. Họ chỉ cần lái xe đến xưởng sửa chữa và kiếm trò giải trí trong lúc chờ thợ lau chùi sạch sẽ chiếc xe. Nhưng với người muốn tiết kiệm chi phí hoặc thực sự yêu quý chiếc xe của mình, họ sẽ chọn cách tự tay làm việc đó.
La-zăng nhôm sạch “chói lóa” sau vài bước lau chùi cơ bản
Những người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô cho biết, đánh bóng thân vỏ xe là một việc không hề khó tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn nếu bạn muốn “làm mới” những phụ tùng khác, đặc biệt là la-zăng xe bởi đây là nơi tiếp xúc với bụi bẩn nhiều hơn các bộ phận khác trên xe.
Những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô cho hay, la-zăng sẽ bị ăn mòn theo thời gian và độ sáng bóng cũng dần biến mất. Tình trạng này sẽ đến nhanh hơn nếu chủ nhân không dành sự quan tâm đặc biệt tới chúng. Để bộ la-zăng lúc nào cũng bóng loáng, bạn cần nhờ cậy đến nước và xà phòng nhiều hơn. Không nên lạm dụng các chất đánh bóng chuyên dụng của phần thân vỏ để làm sạch la-zăng. Cuối cùng, hãy thực hiện theo 3 bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Tẩy nhờn la-zăng
Lớp nhờn và lớp hoen gỉ từ phanh xe cùng với bụi từ đường phố sẽ tích tụ ngày càng nhiều trên la-zăng tạo nên một lớp cặn bẩn dày. Bạn nên tẩy rửa chúng bằng dung dịch tẩy nhờn chuyên dụng. Xịt trực tiếp chất tẩy nhờn lên bộ la-zăng để đánh tan chất bẩn cứng đầu trên bề mặt.
Tiếp theo, bạn cọ rửa la-zăng với xà phòng. Nên dùng máy phun rửa áp lực cao để rửa trôi tất cả mọi thứ. Đây là bước bạn nên ưu tiên thực hiện trước bởi nếu không loại bỏ bụi bẩn thì la-zăng sẽ có vết xước trong quá trình đánh bóng.
Bước 2: Lau chùi, đánh bóng lớp nhôm
Sau khi làm sạch la-zăng, bạn tiến hành lau chùi và làm sạch lớp nhôm. Bạn cần lựa chọn một dung dịch lau chùi an toàn cho bộ la-zăng nhôm. Không quá quan trọng nhãn hiệu nhưng phải là dung dịch tốt, không làm ảnh hưởng đến bộ la-zăng nhôm. Trên thị trường có một số dung dịch dạng hóa chất dễ làm hỏng bề mặt nhôm.
Xịt dung dịch lên bề mặt la-zăng và đợi nó thấm ướt, sau đó rửa sạch sau khoảng 2 phút rửa lại. Dùng khăn sạch lau khô la-zăng để chuẩn bị thực hiện khâu đánh bóng.
Tiếp tục xịt một lượng nhỏ chất làm bóng nhôm lên tấm vải mềm hoặc miếng bọt rồi lau lên bánh xe. Đánh bóng tỉ mỉ từng chỗ nhỏ, lau theo đường thẳng để tạo thành những vòng xoắn.
Video đang HOT
Bạn có thể thực hiện thao tác trên theo thứ tự bắt đầu tiên từ trung tâm la-zăng sau đó đến các chấu. Không quên đánh bóng đai ốc bánh xe nữa nhé. Lau lại la-zăng bằng tấm vải khô sạch lần cuối trước khi chuyển sang bước thứ 3.
Bước 3: Bôi sáp đóng kín bề mặt
Để có kết quả tốt nhất, bạn đừng quên lấy một chút sáp chuyên dụng và bôi lên lớp nhôm của la-zăng. Thao tác này giúp la-zăng duy trì tình trạng sáng bóng lâu hơn. Bôi thêm một lượng sáp nhỏ lên mỗi chiếc bánh và chờ khoảng 10-15 phút chờ lớp sáp khô rồi lau sạch lại. Khi đã thực hiện 3 bước trên, bạn sẽ tự hào về sự chuyên nghiệp và lành nghề của mình khi chăm sóc xế.
Theo Tin xe,vn
Quên mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ này, xe ô tô sẽ 'nhanh tã'
Mua ô tô đã tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ nhưng để ô tô bền đẹp mãi với thời gian thì chủ xe cần phải nhớ những mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ.
Mua một chiếc ô tô đã khó, giữ cho nó luôn bền đẹp với thời gian, đặc biệt là giữ cho động cơ bên trong xe luôn vận hành ổn định lại càng khó hơn.
Thực tế, có không ít những bác tài sẽ nghĩ là chỉ mang xe đi bảo dưỡng khi nó gặp vấn đề gì đó về động cơ hay hư hỏng một vài vị trí do va chạm trong lúc tham gia giao thông. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi cách giữ gìn, bảo quản "xế yêu" tốt nhất là mang chúng đi kiểm tra định kỳ tại trung tâm bảo dưỡng xe.
Hàng tháng
Việc hàng tháng bảo dưỡng xe không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết những bộ phận cần được chăm sóc của ô tô như đèn pha, đèn hậu, đèn phanh, đèn xi-nhan cần được kiểm tra để luôn vận hành ổn định nhất. Không may, một trong những loại đèn trên không hoạt động sẽ là vấn đề "đau đầu" với nhiều tài xế khi đi trên đường, nhất là đường cao tốc, nơi xa khu dân cư.
Cần nhớ những mốc thời gian bảo dưỡng xe ô tô
Hệ thống đèn cần được kiểm tra thường xuyên
Thường xuyên phải kiểm tra áp suất lốp xe vì nếu lốp thiếu áp suất sẽ rất dễ dẫn đến việc nổ lốp, mất lái khi ô tô đi với tốc độ cao. Luôn bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nước rửa kính lái cũng là bộ phận cần được quan tâm thường xuyên để lái xe luôn có tầm quan sát tốt nhất.
Thay dầu ô tô với mỗi 5.000 km
Đối với mỗi 5.000 km của ô tô, việc phải làm nếu muốn xe của mình được nâng cao tuổi thọ là thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thay dầu luôn là việc rất quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên, dầu bẩn sẽ khiến động cơ ô tô vận hành không trơn tru và gây tình trạng nóng máy.
Vệ sinh hệ thống làm mát: 3 năm/lần
Hệ thống làm mát nên được kiểm tra rò rỉ và hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian được nêu ra bởi hãng xe và phải được vệ sinh sau mỗi 2-3 năm. Hệ thống làm mát sau 2-3 năm sẽ thải ra một chất độc hại có thể ăn mòn các ống dẫn xả. Vì vậy, chúng ta nên vệ sinh hệ thống làm mát nhằm bảo vệ bình điện cũng như nâng cao hiệu năng của hệ thống làm mát trong xe.
Thay dầu phanh khi bảo dưỡng động cơ xe ô tô khoảng 2 năm/lần
Hệ thống phanh phải được kiểm tra về sự ăn mòn và hiệu năng làm việc theo thời gian quy định của hãng. Tuy nhiên, dầu phanh phải được thay và kiểm tra mỗi 2 năm để đảm bảo thắng xe có thể sử dụng tốt nhất nhằm tránh các tai nạn không đáng có.
Hệ thống trợ lực lái điện: 50.000km/lần
Nếu xe có hệ thống trợ lực điện tay lái cũng phải chắc rằng nó cũng được bảo trì như các hệ thống động cơ khác. Thông thường, các hệ thống trợ lực được vận hành bằng thủy lực. Do đó, vào khoảng tầm 50.000 km hay một mốc thời gian bảo dưỡng nhất định thì chúng ta nên vệ sinh và thay nước nếu cần để có thể gia tăng tuổi thọ và một phần nào gia tăng độ an toàn của xe ô tô.
Thay dầu hộp số sàn khi mang đi bảo dưỡng động cơ xe 50.000 km/lần
Dầu hộp số sàn thường được các hãng xe cung cấp riêng do sự phức tạp trong cấu trúc và cách pha trộn nhiều loại dầu khác nhau. Do đó, khi thay dầu hộp số mỗi 50.000 km chúng ta nên đưa vào hãng để có thể có đúng loại dầu thích hợp hoặc sử dụng một loại dầu cao cấp thay thế nếu được hãng khuyên dùng. Bởi tính quan trọng của hộp số nên khi để ý thời gian và khoảng cách đã đi được thì sẽ có những chuẩn bị tốt nhất nhằm giúp xe ô tô có tuổi thọ cao hơn.
Thay dầu hộp số tự đông: trong khoảng 50.000 - 100.000km
Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên thay dầu hộp số tự động mỗi 70.000-80.000km với điều kiện chạy xe bình thường. Trong điều kiện chạy xe khắc nghiệt, chúng tôi khuyên nên thay dầu sớm hơn với tầm khoảng 50.000-70.000km.
Không quên bảo trì hộp số vô cấp tự động khi đi bảo dưỡng động cơ xe ô tô mỗi 100.000 km
Hộp số vô cấp tự động cũng giống như các loại hộp số tự động khác bảo trì và thay dầu vào khoảng 100.000 km. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam chỉ có một số dòng xe sử dụng hộp số vô cấp tự động này nên chúng tôi sẽ làm rõ hơn vào những bài viết tiếp theo.
Kiểm tra nắp thùng máy và bên trong không gian buồng máy
Việc bảo dưỡng động cơ xe ô tô rất cần thiết theo đinh kỳ thời gian. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra kỹ thùng máy đặt động cơ xe ô tô mỗi tuần hoặc mỗi ngày. Việc các vật thể cứng lọt vào buồng máy hoặc các loại thú cưng hay chuột, có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn hại động cơ xe ô tô. Vì vậy, trước khi chạy xe chúng ta cần có những việc kiểm tra nhanh hệ thống không gian trong buồng xem liệu có tác động từ bên ngoài hay không. Điều đó sẽ đảm bảo an toàn hơn cho chính chúng ta và cả gia đình.
Thay đồ lọc gió cho động cơ xe ô tô: khoảng 20.000-30.000km
Thay đồ lọc gió trong động cơ và cả buồng lái vào mỗi khoảng 20.000 - 30.000km sẽ giúp cho hệ thống chạy ổn định và mát hơn. Đây là phần bảo trì rẻ và không tốn thời gian nên nếu có thời gian có thể thay sớm hơn để bảo vệ động cơ và chỗ ngồi khỏi thời tiết nắng nóng tại Việt Nam hiện nay.
Về việc thay lọc gió người dùng nên thay đồ lọc gió mới tại các cửa hàng uy tín. Nếu sử dụng lọc gió đã qua sử dụng thì nên kiểm tra kỹ và vệ sinh đồng thời thay dầu của các lọc gió. Bên cạnh đó, tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng của từng loại khi thay nhằm chọn được bộ lọc phù hợp nhất với xe ô tô.
Thay thế bộ lọc nhiên liệu trong động cơ xe ô tô: trong khoảng 50.000-100.000km
Tùy thuộc vào mỗi hãng xe nên chuẩn bị để thay bộ lọc nhiên liệu sau mỗi 50.000- 100.000km. Đây là một bộ phận rất quan trọng nhưng thường bị làm lơ khi đi bảo trì của người lái xe. Những việc hỏng hóc động cơ thông thường cũng có một phần liên quan nếu bộ lọc nhiên liệu bị hư hoặc không hoạt động tốt. Những độc tố và cặn trong xăng có thể làm hao mòn động cơ và dẫn đến những hỏng hóc nặng nếu để lâu dài.
Thay thế bugi với các động cơ xe ô tô: trong khoảng 60.000- 100.000km
Bugi nên được thay thế trong khoảng 60.000 - 100.000 km và khoảng cách này chỉ mang tính tương đối. Với một số loại xe có turbo thì bugi sẽ phải được thay trong tầm 60.000-70.000 km còn với những động cơ bình thường thì con số này có thể lên tới 100.000 km. Vì vậy, để có thể có lái trong tình trạng tốt nhất, bugi hoạt động tốt luôn là một ưu tiên hàng đầu của mỗi xe ô tô dù cũ hay mới.
Hệ thống dây an toàn: trong khoảng 4-5 năm, 80.000- 100.000km
Hệ thống dây an toàn nên được kiểm tra vào mỗi lần bảo trì tại hãng. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc hay sờn cũ thì chúng ta nên thay tại lúc bảo trì. Tuy nhiên, tuổi thọ cao nhất cho dây an toàn có thể lên tới 4-5 năm tùy vào cường độ hoạt động hoặc 80.000-100.000km.
Tại Việt Nam, hầu hết các tài xê thường không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông do đoạn đường ngắn hoặc do thói quen có từ xưa dẫn đến khả năng thương vong khi gặp tai nạn nhiều hơn nhiều. Cho nên, để bảo vệ tính mạng cho mình và cho gia đình, hãy tập thói quen mang dây an toàn cho chính mình và thành viên trong gia đình.
Hệ thống tuần hoàn xăng của động cơ xe ô tô cần được chăm sóc kỹ
Sử dụng hệ thống tuần hoàn xăng để giảm thiểu sự tác động của các loại xăng bẩn hiện được sử dụng hàng ngày. Việc lọc lại xăng sẽ giúp động cơ bộc lộ được sức mạnh sẵn có và cả phòng ngừa những tình huống hỏng hóc do xăng gây ra. Nên sử dụng hệ thống được cung cấp bởi hãng xe nhằm bảo đảm tính an toàn và độ bền của của hệ thống xe tốt nhất.
Theo VietQ
Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa? Sau một thời gian để xế yêu "dầm mình" trong mưa bão, dù xe không có biểu hiện trục trặc gì, bạn cũng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng một số bộ phận để tăng độ bền và thẩm mỹ cho xe. Dưới đây là những bộ phận bạn cần phải lưu ý: 1. Gầm xe: Mặc dù gầm xe được sơn...