Là vợ chồng, “thủ” hay không còn tùy
Dân gian thường bảo: Đàn ông thể nào cũng dính vào một trong “tứ đổ tường”, không cái này thì cái kia, ít ông nào “lành” hoàn toàn. Chẳng biết có phải vì vậy không mà người vợ mặc nhiên được trao giữ “trọng trách” tay hòm chìa khoá trong nhà.
Vì vậy, vấn đề “thủ” chỉ nên đặt ra khi việc tiêu xài của người chồng có nguy cơ ảnh hưởng đến gia đình.
Thực ra, việc thủ ở các bà vợ chỉ xuất hiện gần đây khi bản thân họ cũng tạo ra thu nhập, họ có tiếng nói cũng như sức ảnh hưởng đáng kể trong gia đình; chứ ở thời bà, mẹ chúng ta khoảng vài chục năm về trước, phần lớn phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ, ông chồng nắm toàn bộ quyền hành trong gia đình, các bà làm gì dám thủ? Tư tưởng “thủ” thời trước có gì đó thật ghê gớm, vừa là sự giấu giếm, lén lút, vừa có vẻ “qua mặt chồng” nên các bà… sợ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đã vậy, các bà còn lệ thuộc tài chính vào chồng thì lấy gì để cất riêng? Thêm vào đó, xã hội ngày trước không quá nhiều tệ nạn, cám dỗ, nạn ly hôn cũng không trầm trọ`ng như bây giờ. Ngày nay, ngoại tình, nhậu nhẹt, chơi bời tràn lan, giá trị gia đình chẳng còn được tôn trọng, việc thủ ở các bà vợ âu cũng là “hệ quả tất yếu” vì nếu chẳng may hôn nhân nửa đường gãy gánh thì phần lớn người vợ sẽ giữ quyền nuôi con. Không thủ thì lấy gì nuôi con – kết quả để lại từ cuộc hôn nhân?
Hoặc, nếu gia đình gặp chuyện bất trắc, rủi ro như bệnh tật, tai nạn bất ngờ, mà một trong hai người không biết lo xa phòng thủ trước, trong khi người còn lại luôn tiêu xài vung tay quá trán thì khi “hữu sự” lấy gì lo? Nói thế tức là việc “thủ” có thể do phía người chồng hoặc vợ nếu người còn lại không biết lo xa. Tuy nhiên, hạnh phúc chỉ đảm bảo khi người ta thủ để lo cho cái chung chứ không phải để phục vụ mục đích cá nhân.
Video đang HOT
Thực ra, có những ông chồng rất “ngoan”, không dính vào “tứ đổ tường” nhưng lại mắc “bệnh” keo kiệt, xài kỹ hoặc có những bà vợ không nghiện mua sắm, xài hoang nhưng thường xuyên “đút nhét” tiền riêng cho gia đình mình nên “đối phương” mới phát sinh tâm lý thủ. Ngay cả khi có lý do “chính đáng” chăng nữa thì cả hai cũng nên trao đổi với nhau, không giải quyết được hãy tính chuyện thủ. Tôi có chị bạn có mẹ mắc bệnh nan y, nhà chị đã cạn kiệt chi phí để lo cho bà nhưng chồng chị không chịu giúp vì ngày trước ông bà phản đối chị lấy anh. Vì thế, chị đành thủ để có cái phụ lo cho mẹ. Lại có anh bạn vì không ngăn được vợ mê hụi hè, cho vay nóng vay nguội này nọ nên cũng sinh ra thủ vì sợ có ngày vợ… đổ nợ! Trong những trường hợp như thế, “thủ” cũng là một “giải pháp tình thế” có thể chấp nhận được.
Khi người ta lập gia đình, mọi thứ nên tập trung để lo cho gia đình của mình. Nói thế không có nghĩa là khi gia đình riêng của mỗi người cần giúp đỡ, chúng ta có thể thản nhiên phớt lờ. Nếu cả hai sống với nhau có tình có nghĩa, biết tôn trọng nhau thì nên chia sẻ những vấn đề chung, đừng để dẫn đến chuyện “thủ”, bởi suy cho cùng, thủ không đơn thuần là chuyện tiền bạc mà còn cho thấy người ta thiếu lòng tin, đã trở nên đề phòng, cảnh giác với nhau mất rồi.
Theo VNE
Chồng cấm vợ lo cho nhà ngoại
Chồng hỗn hào với bố mẹ tôi và không coi gia đình bên ngoại ra gì. Tôi làm cho nhà anh không tính toán một xu nhưng anh lại không cho phép tôi lo cho gia đình mình.
Tôi lấy chồng đã được 7 năm. Trong thời gian ấy, tôi chịu đựng và nín nhịn anh nhiều. Là đàn ông, đã không làm ra tiền chồng tôi lại rất sĩ diện. Mọi chi tiêu trong nhà một mình tôi cáng đáng. Tiền anh tiêu xài trong ngày cũng ngửa tay xin tôi.
Nói ra đây không phải kể công nhưng nhà anh có khó khăn gì, tôi đều không tiếc mà hết lòng giúp đỡ. Từ việc mua đất đai, sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng trong nhà, nuôi em ăn học đều là những đồng tiền do mồ hôi công sức của tôi. Vậy mà anh cứ huênh hoang là tất cả đều do công sức của anh, tôi chẳng có đóng góp gì cho gia đình cả. Anh còn đi nói xấu tôi với gia đình chồng và bạn bè khiến tôi vô cùng bực mình.
Ảnh minh họa: News.
Chuyện làm tôi khó chịu hơn cả là việc anh hỗn hào với bố mẹ tôi và không coi gia đình bên ngoại ra gì. Tôi làm cho gia đình anh không tính toán một xu nhưng anh lại không cho phép tôi lo cho gia đình mình. Em trai tôi mới lên học được vài bữa, anh tìm cớ gây đủ chuyện để không cho nó ở trong nhà nữa. Do bị tổn thương, em tôi phải dọn ra ngoài ở. Mẹ tôi đau bệnh lên phố chữa trị nhưng anh hắt hủi ra mặt khiến bà khổ tâm lắm. Bà nằng nặc đòi về và nói từ rày về sau sẽ không bước chân vô cái nhà này.
Khi biết mẹ vợ muốn về quê, anh vui mừng cứ như bỏ đi được một cục nợ. Bố mẹ biết tôi chịu đựng nhiều, cộng thêm chuyện này nữa nên thất vọng lắm và khuyên tôi nếu không ráng được nữa thì ly dị. Tôi cũng từng nghĩ đến việc này nhưng nghĩ đến các con, tôi lại "ngậm bồ hòn làm ngọt".
Có cách nào để tôi thay đổi tính ích kỷ của anh hay không? Tôi có nên ly dị vì anh yêu cầu tôi không được lo cho bố mẹ và gia đình tôi nữa? Tôi viết ra những dòng này trước là để cho nhẹ lòng, sau nữa mong muốn nhận được những lời khuyên để tôi có thể giải quyết mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng - (Hoàng Oanh).
Trả lời:
Chào chị Hoàng Oanh,
Chị đang bức xúc về cách hành xử của chồng trong đời sống chung, trong việc anh thiếu tôn trọng, thiếu lễ phép với gia đình bên ngoại, đặc biệt là với bố mẹ vợ. Quả thật, rất khó để thông cảm với những việc anh làm vì trong tâm khảm của người Việt, phận làm con phải luôn biết hiếu lễ với ông bà, cha mẹ.
Trong khi chị hết lòng vì gia đình chồng bao nhiêu thì anh lại toan tính với gia đình vợ bấy nhiêu dù đóng góp của anh chỉ là con số không. Ông bà ta vẫn day: "Qua sống thì phải lụy đò", nhưng với anh, vì không biết sĩ diện và thiếu đi lòng tự trọng nên đã chẳng coi công sức của chị ra gì. Nếu anh chỉ biết cào vào và sống ích kỷ như vậy, người phải chịu khổ tâm và thiệt thòi không ai khác ngoài chị và con cái của chị.
Về tính cách của anh, thật khó để chị có thể thay đổi vì "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". 7 năm sống chung và khoảng thời gian yêu nhau trước đó chắc đủ để chị Oanh biết chồng mình là người thế nào. Không biết trước đây chị yêu anh ở điểm gì vì tính cách của con người thường được bộc lộ trung thực nhất qua những sự đối xử tình cờ nhất cuộc sống hàng ngày.
Thực ra nếu là người biết nghĩ, chồng chị sẽ phải biết xấu hổ, phải biết ngượng về những gì mình đã nói, đã làm. Anh sẽ phải là người tự điều chỉnh hành vi của mình chứ không phải chị là người mong muốn điều đó. Đã là vợ chồng, chị có quyền góp ý một cách thẳng thắn nhưng khéo léo và có những đề nghị nghiêm túc để anh thay đổi.
Dù chịu nhiều khổ tâm, vì con cái, chị đã "ngậm bồ hòn làm ngọt". Tuy nhiên, chị nên biết rằng nhân cách của người cha sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Chị muốn điều tốt cho con nhưng anh mang đến điều ngược lại thì những gì chị hy sinh sẽ trở nên vô nghĩa. Ngạn ngữ Mỹ có câu: "Sắc đẹp là hoa còn đạo đức là quả của cuộc đời". Do vậy, khi hoa không tốt thì thật khó để mong có quả tốt. Dù chị có chịu đựng và cố gắng, sẽ khó cho các cháu trong việc phải soi vào hai tấm gương đối nghịch nhau.
Chắc hẳn, chị sẽ không chấp nhận yêu cầu hết sức vô lý của chồng là không được phép lo lắng cho bố mẹ và gia đình mình. Chị cũng không muốn mang tiếng vì chồng mà mình trở nên bất hiếu với bố mẹ. Ở điểm này, chị nên đề nghị chồng ngồi lại để cả hai trao đổi thẳng thắn với nhau. Nếu anh vẫn không chịu thay đổi và bắt chị làm một việc trái với lương tâm, chị có thể suy nghĩ thêm rồi đưa ra quyết định cuối cùng. Chị cũng có thể nhờ thêm những người có trách nhiệm và công tâm để góp ý, uốn nắn, chỉ dạy anh ấy trong cách đối nhân xử thế.
Nếu còn lấn cấn và gặp khó khăn trong quyết định ly hôn, chị có thể chọn giải pháp ly thân để có thêm thời gian suy xét, còn anh ấy phải phải biết tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Đây cũng có thể coi là thời gian thử thách cho cả hai, đặc biệt cho chồng chị trong việc nhìn nhận lại mình. Khi đến thời điểm thích hợp, vợ chồng chị có thể ngồi lại để tìm cách tháo gỡ một lần nữa. Nếu kết quả không như mong đợi, lúc này chị đưa ra quyết định cũng chưa muộn.
Chị Oanh thân mến, có câu "Vẻ đẹp đánh vào ánh mắt nhưng phẩm giá chinh phục tâm hồn". Việc anh ấy sống thế nào và đối xử với vợ con, với gia đình ra làm sao đã quá rõ. Vấn đề còn lại là chồng chị có nhận ra sai sót trong lối sống của mình để sửa đổi hay không mà thôi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp chị phần nào trong việc giải quyết những tồn đọng trong đời sống vợ chồng.
Đàn ông mong gì ở vợ "... Sẽ thật bất hạnh cho ông chồng nào nếu sau một ngày bươn chải, chốn về cuối cùng là tổ ấm vẫn không mang lại được cho anh ta cảm giác bình yên..." 1. Cảm giác thoải mái mỗi khi về nhà Đường phố bây giờ nhiều bụi bặm, tiếng ồn, ô nhiễm lắm. Đi bên ngoài chục phút đã muốn héo...