Là vợ chồng, tại sao phải “thủ”?
Đọc bài viết “Không thủ không được” tôi có cảm giác tác giả đã xem quan hệ vợ chồng như một trận đấu mà hai người là đối thủ của nhau.
Không như những mối quan hệ khác, mối liên kết giữa hai vợ chồng được cho là bắt nguồn từ thái độ “cùng nhau nhìn về một hướng”.
Vậy thì vì đâu lại trở thành hai kẻ “đối đầu” khi cả hai vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung mâm, ngủ chung giường? Tôi hiểu ý tác giả chỉ muốn chuẩn bị điều kiện tốt nhất để có thể lo cho con nếu chẳng may hôn nhân có “mệnh hệ” gì nhưng lại đưa ra những biện pháp khá nguy hiểm mà bất cứ người chồng nào nếu phát hiện “âm mưu” của vợ cũng khó tha thứ hay chấp nhận.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tại sao tôi nói các ông chồng khó chấp nhận khi phát hiện vợ mình “thủ”, dù dưới bất kỳ hình thức nào? Thật ra, khi tính chuyện “thủ”, người vợ đã cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng về lòng tin: tin ở chính mình, ở chồng và cả ở tình yêu. Thay vì “thủ”, khi cảm thấy bất an về tình trạng hôn nhân của mình, sao vợ chồng không cùng ngồi lại với nhau để giải toả những khúc mắc, bàn bạc giải pháp cải thiện tình trạng bế tắc đó?
Xưa nay, phụ nữ Việt Nam vốn giữ chồng bằng công-dung-ngôn-hạnh, bằng sự đảm đang, chìu chuộng, vén khéo trong gia đình riêng và cách đối đãi tròn vẹn với hai bên gia đình chung. Sao các chị không “thủ” bằng tất cả những điều nói trên để ông chồng toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, có bao nhiêu cũng “giao nộp” hết cho vợ. Còn nếu người chồng chỉ biết lo thủ đầy túi riêng, xem nhẹ gia đình chung thì các chị có cần người chồng đó không? Đã thủ thì không còn có thể làm vợ chồng nữa, bởi khi không còn cả tình cảm lẫn tôn trọng dành cho người bạn đời của mình thì người ta mới “thủ thế” với nhau.
Video đang HOT
Thật lạ là khi yêu nhau, ai cũng muốn hai bên hoà làm một nhưng sao khi đã về sống chung một nhà, mọi thứ lại phải tách bạch, rạch ròi, sòng phẳng? Tình yêu liệu có bền vững khi đã bị “số hoá” bằng các bài toán?
Theo VNE
Ông bụt của trẻ nghèo
Đêm tối, tiếng ê a đọc bài vang lên rộn rã một góc nhỏ trên đường Liên khu 5-11-12, khu phố 5, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM
Hơn 80 gương mặt trẻ thơ chăm chú nhặt từng con chữ nơi lớp học tình thương của ông Đoàn Minh Hùng (SN 1962). Thấy khách đến, chừng 20 em nhỏ từ 4 đến 9 tuổi đồng loạt chắp tay chào rồi nhanh chóng quay lại với bài giảng của cô giáo "nhí" Trần Nguyễn Ngọc Tiền (SN 2002, học sinh lớp 5/5 Trường Tiểu học Lê Văn Tám, cháu ông Hùng).
Miệt mài gieo chữ
Theo học từ những ngày đầu mở lớp, giờ đây, Ngọc Tiền trở thành người hướng dẫn cho các em nhỏ hơn mỗi khi các thầy, cô lớn tuổi vắng mặt. Em hồn nhiên cho biết: "Tối nào, con cũng đến đây giảng bài. Các em đều nghèo nên con thương lắm!".
Nắn nót từng con chữ, bé Mỹ Linh (4 tuổi) bẽn lẽn: "Con học ở đây được mấy tháng rồi. Hồi trước, bà nội dẫn con đến đây ăn, con thấy có nhiều bạn, vui quá nên năn nỉ bà nội cho con đi học ở đây. Học ở đây vui ơi là vui. Học xong tụi con còn được cho ăn một chén cơm bự, món gì cũng có mà không phải trả tiền". Rồi em khoe: "Ba con là thợ hồ, mẹ đi làm ở tòa nhà cao lắm nhưng con không biết làm gì. Con ở với bà nội, đến cuối tuần mới được về thăm ba mẹ...".
Ông Đoàn Minh Hùng đang dạy học cho trẻ em nghèo
Gian bên cạnh, hai lớp học khác (từ lớp 3 đến lớp 12) cũng đang rộn rã dưới sự giảng dạy của ông Hùng cùng hai con, em Đoàn Nguyễn Bách Tùng (SN 1990, SV Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Hùng Vương) và em Đoàn Nguyễn Thiên Ân (SN 2001). Ba lớp học với sĩ số dao động từ 80 đến 100 em. Cuộc sống khó khăn nên các em theo cha mẹ rày đây mai đó. Đa số các em "khát" chữ và may mắn gặp được một tấm lòng. Ngoài lớp học mỗi tối, thứ bảy hằng tuần, các em còn được học tiếng Anh và tiếng Hoa. Em Nguyễn Thị Hoàng Vy (SN 2000) cho biết: "Nhà nghèo nên con phải đi làm ở công ty sản xuất thắng xe đạp. Con không biết chữ nên mặc cảm với bạn bè. Bây giờ, con biết đọc, biết viết rồi nên vui lắm!".
Cưu mang trẻ cơ nhỡ
Ngoài lớp học tình thương, gia đình ông Hùng còn chăm sóc một cụ già hơn 80 tuổi và 8 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi đứa trẻ đến với gia đình ông đều từ những cơ duyên khác nhau.Vợ chồng ly hôn, mẹ anh em bé Nam (gần 3 tuổi), bé Việt (5 tuổi) đi bán vé số nên gửi con nhờ một người bạn chăm sóc. Được một tuần, người mẹ bỏ đi biền biệt. Người bạn bán vé số lại đang có con nhỏ nên cuộc sống vô cùng chật vật. Cùng đường, chị đem hai đứa trẻ cùng con mình, bé Ngân (9 tuổi), nhờ gia đình ông Hùng cưu mang rồi trở về quê sinh sống.
Cô giáo "nhí" Trần Nguyễn Ngọc Tiền dạy bé Mỹ Linh (4 tuổi) tập viết chữ
Mỗi đứa trẻ ở đây là một câu chuyện buồn của đời sống nghèo khổ. Trò chuyện với chúng tôi, Tùng đau đáu: "Hoàn cảnh các em đáng thương lắm, nhất là bé Phú (11 tuổi). Em vừa sinh ra thì cha bỏ đi. Mẹ nghe người ta dụ dỗ nên sang Trung Quốc làm thuê. Cách đây không lâu, mẹ em gọi điện về khóc nức nở: "Cô chú ơi, chắc con về không được. Chủ giữ con ở lại đây luôn rồi, không cho về. Cô chú nuôi giùm con của con. Con đội ơn cô chú..."". Trong những đứa trẻ gia đình ông Hùng nhận nuôi, có em không thể vận động, nằm liệt giường do gân yếu, được vợ ông chăm lo toàn bộ từ vệ sinh đến ăn uống.
"Hạnh phúc như ngọc ở trong đá"
Hỏi về cơ duyên của lớp học, ông Hùng cho biết cách đây 3 năm, gia đình ông ở trong một xóm trọ cách đây không xa. Đa số người dân là lao động nghèo nhập cư nên những đứa trẻ không được đi học, lang thang khắp nơi. "Nhìn các em, đứa đi bán vé số, đứa lượm bọc ni - lông, nhiều em lại ở nhà đi rong, chửi thề, ăn cắp, đánh nhau..., tôi thấy đau lòng lắm. Cuộc đời tôi vốn không nhiều may mắn nhưng các em còn bất hạnh hơn tôi. Cũng phận nghèo, tôi thương các em như thương con mình. Trăn trở nhiều đêm, tôi bàn với vợ và các con về ý tưởng mở lớp học để các em biết ít chữ. Vợ con tôi đều đồng lòng ủng hộ..." - ông chia sẻ.
Thời gian đầu, lớp học chỉ có 2-3 em. Tiếng lành đồn xa, cha mẹ các em tìm đến càng lúc càng đông khiến phòng trọ nhỏ chật cứng, không đủ chỗ ngồi. Vậy là, không đắn đo, ông về bán đất cùng căn nhà nhỏ ở Bà Rịa - Vũng Tàu được 240 triệu đồng. Một phần tiền, ông thuê hai gian mặt bằng phía ngoài rộng rãi hơn để làm nơi dạy học. Phần còn lại ông mở quán cơm chay bán với giá 8.000 đồng/suất để có thêm thu nhập, duy trì lớp học. Để quãng đường gieo chữ cho các em không bị đứt đoạn, tờ mờ sáng, vợ ông- bà Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1962)- đi lấy rau quả về bán ở chợ. Còn ông, ban ngày sửa cân dạo quanh các chợ. Tối đến, sau khi lớp học tan, ông lại tất tả đẩy xe đi bán đĩa. Người con trai đầu của ông cũng góp thêm cho lớp học bằng những đồng tiền ít ỏi từ công việc gia sư của mình.
Giữa tiếng đọc bài ê a, gương mặt người đàn ông phúc hậu tràn đầy niềm vui: "Trong truyện Ngọc trong đá của nhà văn Nguyễn Đông Thức, tôi đặc biệt thích đoạn: "Hạnh phúc như ngọc ở trong đá, không đến với ai chỉ hời hợt đi qua. Hạnh phúc như mật trong hoa, không có với ai không cần cù tìm lấy". Với tôi, được góp một sức nhỏ đem cái chữ đến với các em đã là hạnh phúc vô biên...".
Muộn phiền tan biến Ông Hùng bảo có những lúc mệt mỏi, ông muốn buông xuôi nhưng nhìn những gương mặt háo hức của các em mỗi khi đến lớp,ông không nỡ bỏ, lại quyết vượt qua khó khăn. Ông bụt của trẻ em nghèo nói với chúng tôi: "Cha mẹ của các em kể từ ngày đi học, các em trở nên hiếu thảo, đi ngủ biết giăng mùng, thấy rác trên đường thì biết dọn vào đúng chỗ... Tôi vui lắm, bao nhiêu phiền muộn cũng tan biến...".
Theo Người lao động
Đừng đánh đồng gái ngoan và gái hư Đàn ông chấp nhận vợ mình không còn trinh đến đêm tân hôn là đang đánh đồng phụ nữ còn trinh và mất trinh là một. Như vậy thì thiệt thòi cho những cô gái chính chuyên... Chào các anh, chị! Chủ đề này cứ nói đi nói lại mãi nhưng chưa bao giờ tôi lên tiếng. Hôm nay, đọc bài của anh...