Lạ Trung Quốc: Đổ xô đi đào đặc sản giun đất về vừa bán, vừa ăn
Giun đất có mùi vị tương tự lòng heo nên chúng đang được dân Trung Quốc tranh nhau khai thác vô tội vạ để ăn và bán lại.
Dân Trung Quốc đổ xô đi đào giun đất về vừa bán, vừa ăn. Ảnh: Dân trí
Cụ thể, một video được phát tán trên mạng cho thấy một nhóm người sống tại tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc đã sử dụng dòng điện để kích giun đất phải ngoi lên mặt đất.
Trong đoạn phim được tải lên mạng này, một người đàn ông chèn dây điện trên mặt đất gần đường cao tốc ở Phật Sơn. Khi một dòng điện được bật giữa các dây, nó sẽ khiến giun phải ngoi lên mặt đất.
Video đang HOT
Một trong những người đàn ông trong video cho biết, họ đào được khoảng đầy một thùng giun chỉ trong vài giờ và đang có ý định nấu ăn số giun họ vừa đào được.
Mặc dù thường xuyên cố gắng ngăn chặn việc đào giun nhưng việc sử dụng điện để bắt giun đất không phải là hiếm ở Trung Quốc, nơi chúng chủ yếu được bán để sử dụng làm thuốc cổ truyền Trung Quốc hoặc làm mồi câu cá. Mức giá được bán khoảng 52.000 đồng/kg.
Được biết, giun đất là loài này có thể ăn bất cứ thứ gì, bao gồm cả vi khuẩn từ vật liệu phân hủy.. Chúng đất có thể tiêu thụ số lượng thức ăn ít nhất bằng một phần ba trọng lượng cơ thể của nó, phụ thuộc vào từng loại thực phẩm.
Tuổi thọ trung bình của một con giun đất là 6 năm, gấp đôi so với một con chuột. Thậm chí, có con có thể sống đến 9 năm.
Theo Danviet
Tử Cấm Thành mở thêm khu vườn bí mật của Càn Long
Vườn Càn Long, một trong những "kho báu" ẩn giấu trong Tử Cấm Thành suốt một thế kỷ qua, sẽ chính thức chào đón khách tham quan vào năm 2020 sau thời gian dài tu tạo.
Trong những năm gần đây, sau khi được Bảo tàng Cố Cung và Quỹ Di sản Thế giới tích cực tu sửa và khôi phục, khu vườn đang dần lấy lại vẻ đẹp vinh quang cũ và sẽ được mở cửa trở lại trước công chúng sau gần 100 năm.
Khu vườn được xây dựng từ những năm 1770 dành cho Hoàng đế Càn Long an dưỡng, bao gồm 27 sảnh đường, nhà sách, nhà ăn và các hoa viên tuyệt đẹp. Càn Long là vị hoàng đế sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc, năm 1796, ông nhường ngôi cho con trai Vĩnh Diễm (Gia Khánh) và đến năm 1799 thì qua đời.
Sau khi hoàn thành, vị hoàng đế này đã ban hành một chiếu chỉ yêu cầu rằng không được phép thay đổi bất cứ thứ gì trong khu vườn sau khi ông chết.
Dự án trùng tu "Vườn Càn Long" được thực hiện dưới sự hợp tác của Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh và Quỹ di sản Thế giới (WMF) bắt đầu vào năm 2002 và dự kiến hoàn thành vào năm 2019 với mức kinh phí lên tới 25 triệu USD.
Giai đoạn quan trọng đầu tiên của dự án đã được hoàn thành vào năm 2008. Thách thức lớn mà các chuyên gia gặp phải là mỗi khu vực trong khu vườn đều có một thiết kế nghệ thuật riêng biệt, vì vậy tiến độ trùng tu không thể quá nhanh do việc nghiên cứu kỹ thuật một cách cẩn thận là vô cùng cần thiết để đảm bảo độ chính xác
Để khám phá những bí pháp thủ công truyền thống, nhóm nghiên cứu và bảo tồn đã phải tới rất nhiều nơi, đặc biệt là miền Nam Trung Quốc, khu vực được xem là nơi khởi phát cho rất nhiều những thiết kế nội ngoại thất độc đáo trong khu vườn Càn Long
Căn phòng này được trang trí theo phong cách trompe-l'oeil rất thịnh hành ở châu Âu thời đó, với những bức tranh tường tạo cảm giác sống động.
Khu vườn dự kiến sẽ mở cửa cho du khách tham quan vào năm 2020, đây cũng là lúc kỷ niệm 600 năm ra đời Tử Cấm Thành.
Các tác phẩm chạm khắc trên ngọc và nghệ thuật trên kính từ thế kỷ 18 là những điểm nhấn đầy hấp dẫn của khu vườn Càn Long.
Theo zing
Trung Quốc nêu lý do bắt giữ công dân Australia gốc Hoa AP đưa tin Trung Quốc ngày 24/1 cho biết nước này đã bắt giữ nhà văn người Australia gốc Hoa Dương Hằng Quân vì "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc." Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. (Nguồn: Reuters/TTXVN) Tuy nhiên, phát biểu họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung...