Lá thư xúc động của con gái phi công Malaysia
Những lời tâm sự chân thành nhất của con gái một viên phi công Malaysia gửi bố.
Vụ máy bay MH370 mất tích vô cùng bí ẩn đã làm chấn động cả thế giới, trong đó có cô con gái của một người phi công kỳ cựu hãng Malaysia Airlines, cơ trưởng Abd Rahim Harun.
Trong lá thư đầy xúc động gửi cho bố mình, cô Nur Nadia Abd Rahim đã thể hiện lòng tự hào cũng như những hối hận khi nói về công việc của bố.
Chúng tôi xin trích đăng lá thư đầy cảm xúc này của con gái gửi người bố phi công:
NGƯỜI TÀI XẾ BAY
Lá thư này lẽ ra phải được gửi đi từ lâu, và đáng lẽ ra tôi phải viết những dòng này từ lâu lắm, để cho bố tôi biết được rằng tôi tự hào về ông ấy đến mức nào.
Tôi tự hào về tất cả những gì ông làm, mặc dù ông đã không ở bên tôi gần nửa cuộc đời.
Bố, con rất xin lỗi vì đã cảm thấy xấu hổ khi nói với bạn bè rằng bố thực ra là một phi công. Một phi công rất tốt.
Người dân Malaysia nguyện cầu cho MH370 trở về bình an
Con rất xin lỗi khi kể với bạn bè mới quen của con rằng bố là một tài xế.
Con không muốn bị bạn bè coi là một tiểu thư được cưng chiều, bởi sau hết, chúng ta đang sống một cuộc sống bình thường.
Con là một phần của đại gia đình Malaysia Airlines, con đã bay với họ kể từ khi con còn bé tí.
Trong chuyến bay đầu tiên của mình với bố, phi công mà tôi thích chính là Kota Kinabalu. Tôi được kể lại rằng lúc đấy tôi tỏ ra không hài lòng chút nào, và tôi quả thực là một đứa trẻ vô cùng khó bảo (nhưng rất đáng yêu?)
Video đang HOT
Dù sao đi nữa, tôi cũng đã lớn lên giữa những phi trường và các chuyến bay.
Bố tôi, cũng giống như vị cơ trưởng đang mất tích, đã làm việc cho Malaysia Airlines từ khi ông rời ghế nhà trường.
Đã nhiều lần chúng tôi giục ông chuyển sang làm việc cho hãng hàng không khác, nhưng ông không chịu vì muốn ở gần gia đình và dành thời gian cho các con nhiều nhất có thể.
Nếu ông chấp nhận lời mời làm việc của các hãng hàng không khác, chúng tôi có thể được hưởng những đặc quyền của con em phi công mà họ đưa ra, như được học miễn phí tại các trường quốc tế, được thanh toán sinh hoạt phí, có tài xế riêng chở đi thăm thú phố phường.
Đó là những đặc quyền mà các phi công của Malaysia Airlines đều thèm muốn.
Là con gái của một phi công, bạn sẽ chỉ có một mình mẹ bên bạn, đưa bạn đến trường trong ngày khai giảng đầu tiên, tham dự các lễ trao giải của bạn ở trường, các sự kiện thể thao của bạn, tổ chức sinh nhật cho bạn, và thậm chí cả trong những ngày lễ Raya trọng đại.
Vụ việc tồi tệ nhất xảy ra khi bố vắng nhà đó là lúc 3 tên cướp bịt mặt đột nhập vào nhà chúng tôi. Lúc đó, mẹ tôi đang mang bầu 7 tháng, và bà đã phải một mình xử lý mọi việc.
Bà đã không chịu gọi điện cho bố và làm ông lo lắng vì ông phải bay trở lại Kuala Lumpur vào ngày hôm sau.
Mẹ tôi thấu hiểu gánh nặng trách nhiệm mà ông đang đảm nhận trên vai và tầm quan trọng của việc tập trung trong khi điều khiển máy bay, bởi sau lưng ông là sinh mạng của hàng trăm con người, và không chỉ có riêng gia đình ông đang ngóng đợi ở nhà.
Đã có lúc tôi đầm đìa nước mắt khi cô giáo tiếng Anh ở trường đại học lần lượt hỏi từng sinh viên về kỷ niệm đáng nhớ nhất với bố.
Tôi đã đứng dậy và trả lời: “Điều tôi nhớ nhất về bố là ông đã không ở bên tôi suốt nửa cuộc đời.”
Ông ấy không phải là một ông bố tồi. Ông chỉ phải làm việc vô cùng vất vả để chăm lo cho gia đình.
Chúng tôi đã phải chấp nhận điều đó, đặc biệt là khi có người hỏi: “Bố các con đâu?”
Lúc đó tôi sẽ trả lời: “Bố đang ở đâu đó trên thế giới. Cháu không chắc lắm, và có khi phải kiểm tra lịch bay của ông ấy.”
Suốt cả cuộc đời, sự hiện diện của ông ấy ở nhà bị quyết định bởi một tờ giấy mà ông đưa cho chúng tôi xem vào ngày đầu tháng. Đôi khi ông tỏ ra khó chịu khi tôi hỏi về nơi ông sẽ tới, vì tôi phải kiểm tra bảng phân công bay trước khi hỏi điều đó.
Trước khi ông đi làm, cả nhà sẽ tiễn ông ra cổng và chờ đợi cho tới lúc chiếc xe chuyên đưa đón nhân viên của sân bay chở ông đi. Có những thời điểm vào lúc tờ mờ sáng, cũng có những khi vào nửa đêm. Chúng tôi đều chào tạm biệt ông sẵn trước khi chúng tôi đi ngủ.
Và mỗi lần ông đi làm về, mọi người trong nhà lại tập trung trước cửa để chào đón ông. Và tôi đã không bao giờ nhận ra được tầm quan trọng của nghi thức đó mãi cho tới khi chiếc máy bay MH370 mất tích.
Mỗi lần ông rời nhà đi làm việc, ông sẽ phải chịu trách nhiệm cho sinh mạng hàng trăm con người, ông là người kết nối các gia đình với nhau, và là người giúp các thương gia ký kết được hợp đồng, là người hiện thực hóa giấc mơ đi đây đi đó của nhiều lữ khách.
Tôi nhớ có một lần một hành khách rất già ngồi xe lăn đã chờ để được gặp riêng bố sau chuyến bay từ London tới Kuala Lumpur chỉ để giơ tay tán thưởng ông và nói: “Ông là cơ trưởng phải không? Hạ cánh êm ái lắm. Cảm ơn ông!”
Lúc đó, trong tâm hồn tôi tràn ngập nỗi tự hào không sao kể xiết.
Nhưng từ sâu thẳm, cả gia đình tôi đều biết rằng mỗi lần ông đi làm, cả nhà đều có khả năng nhận được một cú điện thoại định mệnh, và đều đối mặt với nguy cơ bố sẽ không bao giờ trở về nữa.
Chúng tôi phải chấp nhận điều đó như một phần của cuộc sống, mỗi ngày.
Ông đã phải trải qua những khóa huấn luyện vô cùng khắc nghiệt để có được vị trí như ngày hôm nay. Hàng năm ông đều được kiểm tra sức khỏe để xem liệu ông còn có thể bay được nữa hay không. Ông cũng phải trải qua nhiều bài thi như bọn sinh viên chúng tôi.
Những cuốn sách hướng dẫn bay của ông cũng dày như những tập giáo trình y khoa của bọn tôi vậy.
Ông ấy là một người vô cùng tỉ mỉ giống như bao phi công khác, và luôn muốn mọi thứ gọn gàng ngăn nắp.
Mỗi khi ông hẹn với ai đó, ông sẽ đến rất đúng giờ, không sớm hay muộn một phút.
Đó chính là những tiểu tiết rất nhỏ trong cuộc sống gia đình của một phi công.
Họ, những phi công, đã hy sinh rất nhiều thứ để giúp mọi người trên thế giới kết nối với nhau.
Xin chia sẻ lòng cảm thông và những lời cầu nguyện chân thành nhất tới những gia đình đang ngày ngày ngóng tin chiếc máy bay MH370.
Trước khi các bạn đưa ra bất cứ lời phán xét hay chỉ trỏ nào, hay thậm chí là tung ra những giả thuyết và đồn đoán, xin hãy nhớ rằng các bạn sẽ không chỉ làm tổn thương gia đình của các thành viên phi hành đoàn, mà các bạn còn làm tổn thương cảm xúc của cả đại gia đình Malaysia Airlines.
MH370, dù các bạn đang ở nơi đâu, chúng tôi cũng luôn nguyện cầu cho các bạn trở về bình an.
Theo Khampha
Máy bay Malaysia mất tích: Trung Quốc tránh nói về lai lịch hành khách nước mình
Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 17.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối bình luận khi được phóng viên hỏi nước này có đang kiểm tra lai lịch của các hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 nhằm dò ra những đối tượng khả nghi hay không, Reuters đưa tin cho hay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: Retuers
Ông Hồng Lỗi cũng từ chối trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có đang lùng tìm chiếc máy bay mất tích ở Khu tự trị Tây Tạng và Khu tự trị Tân Cương hay không, hoặc Trung Quốc có loại trừ khả năng chiếc Boeing 777 đã bay vào không phận nước này hay không.
Được biết, khoảng 2/3 số hành khách trên máy bay là công dân Trung Quốc.
Các nhà điều tra Malaysia hiện đang rà soát lý lịch của phi hành đoàn và cả nhân viên mặt đất, những người từng tiếp xúc với chiếc máy bay mất tích để tìm manh mối.
"Dĩ nhiên là các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ hiện giờ đã trở nên khó khăn hơn và khu vực tìm kiếm cũng đã rộng hơn rất nhiều", ông Hồng nói.
"Chúng tôi hy vọng Malaysia có thể cung cấp thêm thông tin chính xác và rõ ràng cho các quốc gia có liên quan", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17.3 tuyên bố trên trang web của mình rằng chính phủ Malaysia cần phải mở rộng và làm rõ quy mô cuộc tìm kiếm chiếc máy bay "ngay lập tức".
Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, vào lần cuối cùng vệ tinh nhận được tín hiệu từ máy bay, chiếc Boeing 777 này có thể đang ở một trong hai hành lang, gồm hành lang phía bắc kéo dài từ Thái Lan đến Kazakhstan, băng qua hơn 10 quốc gia, và khu vực còn lại là ở phía nam, tính từ Indonesia đến phía nam biển Ấn Độ.
Theo TNO
MH370 đã bay sát sạt mặt đất để né radar? New Straits Times tiết lộ MH370 đã bay cách mặt đất chỉ 1.500 mét để né radar. Trong khi cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 đã bước sang ngày thứ 10 mà vẫn chưa có dấu hiệu nào khả quan, tờ báo tiếng Anh New Straits Times của Malaysia tiết lộ một thông tin do các điều tra viên cung...