Lá thư từ một người Việt ở nước ngoài: Vì sao tôi đi biểu tình?
Tôi sinh ra trong thời bình, nên không biết “mùi” của chiến tranh. Mặc dù chưa một lần nghe súng đạn kề bên tai, nhưng tôi lại rất ấn tượng bởi những hoàn cảnh, những số phận thời hậu chiến, những nỗi đau, những dị tật, những vết thương mà chiến tranh để lại.
Biểu ngữ phản đối Trung Quốc. (Ảnh Đặng Phương Lan)
Tôi có cảm tưởng rằng thời chiến, tất cả mọi người đều có cùng một ý tưởng, một mục đích nên không ai quan tâm đến nỗi đau nữa. Chỉ đến thời bình, lúc ngồi xem xét, chữa chạy, xây dựng lại mới thấy sức tàn phá của chiến tranh thật tàn bạo.
Tôi thấy một người mất đi cho dù vì một lý do, lý tưởng nào đó cũng để lại vết thương ăn sâu trong lòng những người còn lại. Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, nhưng chắc chắn sẽ không như trước nữa. Những nỗi đau ảnh hưởng về tâm lý thật khó xóa nhòa theo thời gian.
Sau này, có lẽ do “bệnh nghề nghiệp”, tôi càng hiểu rõ được hơn cái giá trị của sinh mạng con người. Mặc dù y học ngày càng phát triển tân tiến, cứu được một mạng người thật sự vẫn là chuyện khó lắm, bác sỹ đôi khi cũng phải lắc đầu trước nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Khi được chứng kiến ranh giới giữa sự sống và cái chết, tôi mới thực sự cảm thấy rằng: khi ai đó sinh ra đời và lớn lên lành lặn, khỏe mạnh, người đó thật có được một món quà vô cùng quý giá của Đấng tạo hóa bạn tặng. Hãy trân trọng và quý giá nó!
Chính vì vậy, khi nghe tin chiến tranh cho dù ở bất kể đâu như Trung Đông, Ukraine, hay gần đây nhất khi vùng biển Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa, tôi quyết định phải đi biểu tình để bày tỏ chính kiến của mình. Mặc dù sống ở Hungary đã lâu, một phần do công việc bận rộn, tôi ít tham gia các hoạt động của cộng đồng người Việt.
Lần này được thông báo ngày giờ có biểu tình ở Budapest, tôi đi đúng giờ mang theo khẩu hiệu tự đặt làm với biểu ngữ: “Vietnam loves peace. China: stop making war!”. Tôi ngạc nhiên thấy biểu tình của người Việt Nam tổ chức tại Budapest được rất nhiều bà con nhiệt tình tham gia mặc dù so với các nước khác, số lượng người Việt sống ở đây không nhiều. Khâu tổ chức thật chu đáo, có trật tự, không có xô xát ẩu đả, không ai vứt ra đường một cọng rác. Công an Hungary hộ tống đoàn biểu tình đều hiền khô, không phải tác nghiệp, nhắc nhở chuyện gì trong suốt thời gian đó.
Sau này khi được hỏi ấn tượng nhất trong buổi tham gia biểu tình lần đầu tiên trong đời đó là gì, tôi không ngần ngại nói rằng không phải lúc cầm biểu ngữ, phất cờ đỏ hay hô khẩu hiệu mà chính là một giây phút cầm tay người đứng kề bên cạnh hát bài “Nối vòng tay lớn”:
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi, để nối sơn hà
Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròng một vòng Việt Nam
Tôi không thuộc bài này lắm, khi hát phải nhìn vào giấy được phát và chỗ tôi đứng trong đoàn biểu tình cũng chẳng thấy ai quen trừ chị bạn bên cạnh. Trời đang sắp mưa to, chúng tôi hát mà cũng chẳng biết đang cầm tay ai nữa: có thể một giáo sư tiến sỹ, sinh viên, hay một “đại gia”, hoăc một anh chị nào đó buôn bán ngoài chợ… Nhưng nào có quan trọng là ai. Cái nắm tay ngắn ngủi đó chỉ là một biểu hiện của tình con người với nhau.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu nói của ông cha từ cách đây hàng trăm năm mà càng nghĩ càng thấy đúng. Không biết thời đó cha ông muốn dạy con cháu: ngoài anh em ruột thịt cùng một dòng máu ra còn nên yêu thương làng xóm láng giềng, những người sớm tối cùng nhau cầy cấy trên đồng, chăn nuôi, trồng trọt trên cùng một “giàn” hay nên yêu thương cả những con người ở các vùng quê khác nhau, các miền khác nhau, vẫn chung nhau sống trên cùng một “giàn” đất Việt, nói cùng một ngôn ngữ? Hay ông cha ta muốn nói “khác giống” là khác cả giống nòi, mầu da, ánh mắt, màu tóc… nhưng vẫn nên yêu thương nhau bởi đều là con người, đều sống chung trên cái “giàn cây” là trái đất này?
Mới đây, khi được biết tin một tờ báo ở hải ngoại đã lấy tấm hình cầm biểu ngữ của tôi đăng trên báo điện tử Dân trí, dùng photoshop tẩy xóa lại chữ viết rồi phân tán đi khắp nơi để làm công cụ tuyên truyền cho họ, bạn bè tôi ở khắp mọi nơi đều lên tiếng về hành động hèn hạ này và khuyên tôi nên khởi kiện. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta nên giành thời gian để làm những chuyện có ý nghĩa hơn, đó là đấu tranh bảo vệ biển đảo quê hương, bảo vệ số phận của những con người Việt Nam yêu hòa bình, đang bị bắt nạt trên Biển Đông!
Budapest 28/5/2014
Đặng Phương Lan
Theo dantri
Một ngày "bình thường" ở Hoàng Sa
Hơn một tháng đấu tranh trực tiếp với những hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã kiên trì, bền bỉ để nỗ lực thực thi nhiệm vụ của mình.
Video đang HOT
Đó là một chuỗi những áp lực nặng nề khi vừa phải cương quyết, kiên định và khôn khéo để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng phải hết sức mềm dẻo và kiềm chế để giữ cho căng thẳng không leo thang.
Dưới đây là những hình ảnh của một ngày "bình thường" trên vùng biển Hoàng Sa do phóng viên TTXVN tác nghiệp trên tàu của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam số hiệu CSB 8003.
5h30 sáng, mặt trời đã vươn cao trên vùng biển Hoàng Sa.
Chào cơ trên biển Hoàng Sa.
Đã sang tuần thứ 4, tàu CSB 8003 có mặt để bảo vệ vùng biền và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. 6h30 sáng, cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 8003 thực hiện nghi thức chào cờ đầu tuần. Lời Quốc ca hào hùng vang lên giữa Hoàng Sa như nâng lá Quốc kỳ vinh quang kiêu hãnh tung bay trong nắng sớm. Không có nhạc đệm, lời Quốc ca vang lên từ lồng ngực, từ trái tim những người con đi giữ biển. Âm hưởng hào hùng của lời hát từng cất lên trên đầu những kẻ thù xâm lược và bành trướng giờ lại tiếp tục vang lên giữa muôn trùng sóng vỗ... Hoàng Sa.
Kiểm tra máy trước khi xuất phát.
Ở khoảng cách hơn 10 hải lý, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép được vây bọc và bảo vệ giữa lớp lớp tàu quân sự, tàu chấp pháp và cả các loại tàu dân sự giả dạng. Hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hành vi đơn phương hạ đặt trái phép dàn khoan bằng một đội tàu hùng hậu hộ tống của Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông - DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia.
Tác nghiệp Hải đồ theo đội hình Biên đội.
Cán bộ Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam tác nghiệp hải đồ theo đội hình biên đội trên tàu CSB 8003.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng, tàu CSB 8003, phát lệnh xuất phát tiếp cận mục tiêu.
Tổ máy nhận lệnh, khởi động máy chính, chuyển tín hiệu điều khiển lên đài chỉ huy.
Tàu CSB 4032 trong đội hình biên đội tiến vào mục tiêu.
Đưa tàu vào vị trí biên đội.
Tàu chấp pháp Trung Quốc lao ra ngăn cản.
Tàu Hải cảnh và Hải giám Trung Quốc lao ra truy cản ngay trước hướng tiến của biên đội tàu chấp pháp Việt Nam. Tàu 46001 được chúng tôi mệnh danh là "trâu điên" bởi sự hung hãn và điên cuồng khi sẵn sàng đâm lao vào tàu chấp pháp Việt Nam với tốc độ cao. Mũi tàu và mạn tàu của nó đã được gia cố đặc biệt để chủ động đâm va và gây hư hỏng cho tàu CSB Việt Nam.
Tàu CSB Việt Nam 4032 từng bị tàu của Trung Quốc đâm va.
Đại tá Lưu Tiến Thắng - Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh CSB (giữa) trực tiếp lên bong theo dõi và phân tích tình hình.
Lớp hàng rào trong cùng bảo vệ và hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam.
Tàu Hải cảnh 3411 của Trung Quốc lao thẳng vào đội hình biên đội, ép chặn mạn trái và chạy song song với tàu CSB 8003.
Hàng ngày, tàu pháo và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc thường thả trôi cách giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép từ 15 - 17 hải lý, làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài. Tàu pháo mang số hiệu 789 lao vào ngăn cản và uy hiếp tàu chấp pháp Việt Nam chỉ cách tàu CSB 8003 hơn 500m. Tháp pháo của tàu này đã dỡ bạt, đặt trong tình trạng sẵn sàng nhả đạn.
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc chạy tốc độ cao cắt ngang mũi tàu CSB 8003 rồi dừng lại thả trôi ở khoảng cách 30m. Tàu CSB 8003 lùi tàu lại tránh va đâm.
Đang chạy song song với tốc độ cao, tàu Trung Quốc bất ngờ bẻ lái, cắt mũi tàu CSB 8003 rồi dừng máy thả trôi ngay trước mũi tàu CSB 8003, khoảng cách giữa 2 tàu chưa đầy 30m. Thuyền trưởng tàu CSB 8003 bình tĩnh ra lệnh dừng máy, lùi hết tốc độ để tránh đâm va với tàu Tung Quốc. Trên lan can tàu Trung Quốc lúc này đã trực sẵn một đội, chỉ chờ tàu 8003 đâm vào tàu của Trung Quốc là bấm máy ghi hình chụp ảnh, nhằm ngụy tạo bằng cớ vu cáo Việt Nam chủ động gây hấn, đâm va với tàu Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc 3411 bất ngờ bẻ lái, cắt mũi tàu CSB Việt Nam 8003.
Trên trời, máy bay cánh bằng và máy bay trực thăng của Trung Quốc liên tục quần thảo nhằm yểm trợ cho đội tàu bên dưới uy hiếp, đe dọa và khủng bố biên đội tàu chấp pháp của Việt Nam.
Máy bay cánh bằng của Trung Quốc bay yểm trợ.
Máy bay trực thăng Trung Quốc luôn vòng quanh tàu CSB 8003.
Tàu CSB 4033 giữa vòng vây ngăn cản của tàu chấp pháp và tàu hàng Trung Quốc. Trước đó, tàu CSB 4033 đã hai lần bị đâm va, sau khi về sửa chữa, đã quay lại, tiếp tục đấu tranh khẳng định chủ quyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và toàn bộ tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tàu CSB Việt Nam 4033 giữa vòng vây của tàu chấp pháp va tàu hàng Trung Quốc.
Mọi nỗ lực của lực lượng chấp pháp của Việt Nam là thực thi luật pháp trên biển bằng biện pháp hòa bình, mềm dẻo. Đáp lại, phía Trung Quốc đã sử dụng cả tàu chiến, tàu quân sự, tàu chấp pháp, tàu cá giả dạng và cả tàu bay để uy hiếp và ngăn cản tàu Việt Nam thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Đội trinh sát tăng cường quan sát, đề cao cảnh giác để tránh bị tàu Trung Quốc bất ngờ đâm va.
Tàu CSB Việt nam phát loa tuyên truyền và cảnh giác cao độ.
Thực đơn đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ đấu tranh dài ngày trên biển được thay đổi theo từng bữa gồm có: Thịt gà luộc, thịt lợn rang hành, mướp đắng xào và canh bí...
Thực đơn đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ đấu tranh dài ngày trên biển.
Ăn trưa trên biển Hoàng Sa.
"Hiệu căt tóc" trên biển Hoang Sa.
Chiều muộn, biên đội tàu CSB và Kiểm ngư lùi ra xa để đảm bảo an toàn. Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam tranh thủ cắt tóc giúp nhau, đảm bảo luôn gọn gàng, nghiêm chỉnh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Sinh hoạt chính trị, quán triệt nhiệm vụ.
Buổi tối, cán bộ chiến sĩ chia thành từng tốp sinh hoạt chính trị, nghe phổ biến tình hình chung và quán triệt nhiệm vụ mới. Đây là hoạt động thường xuyên và liên tục để mọi cán bộ và chiến sĩ đều thống nhất một phương châm: Cương quyết - kiên trì và mềm dẻo, tỉnh táo và kiềm chế trước mọi âm mưu khiêu khích của Trung Quốc.
Phiên gác đêm.
Trong đêm tối, những cặp mắt tinh anh vẫn dõi ra biển cả, theo dõi mọi biến động bất thường.
Theo Hữu Trung-Công Định-Lê Huy-Đức Hạnh
Baotintuc.vn
Hoàng Sa ngày 2.6: Khắc phục sự cố tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc điên cuồng đâm thủng Sáng nay 2.6, phóng viên Trung Hiếu từ Hoàng Sa gọi về cho biết: Sau khi bị tàu Trung Quốc điên cuồng đâm va gây hư hỏng nặng cho tàu cảnh sát biển (CSB) 2016, ngay trong đêm 1.6, các chiến sĩ cảnh sát biển đã nhanh chóng khắc phục lỗ thủng trên tàu này. Tàu Trung Quốc điên cuồng đâm vào tàu...