Lá thư nói lên thực tại khiến mọi ông bố đều giật mình
Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm – thế nên ai cũng nghĩ trách nhiệm nuôi dạy con chỉ đặt lên vai người phụ nữ. Thế nhưng mình thấy người bố ảnh hưởng đến con rất nhiều.
Nếu chúng ta không dạy thì sẽ có người khác dạy con của bạn. Đó là tivi, đó là hàng xóm, đó là ngoài đường và đó có thể là những người đàn ông khác yêu con bạn hơn chính bạn.
Các ông Bố yêu quý,
Tôi viết thư này nhân sáng nay nhận được một cú điện thoại của một ông Bố có con trai 14 tuổi. Anh hỏi tôi rằng anh nên làm gì khi con anh bây giờ chẳng thích học hành, học hành rất kém tập trung lại còn ăn cắp tiền, ăn cắp nhiều lần và của nhiều người. Anh nên dùng kỷ luật kiểu nào là hiệu quả vì đã cảnh cáo cách đây 2 tuần nhưng không ăn thua. Có nên cho con gặp chuyên gia tâm lý? Hay nên dùng biện pháp mạnh gì?
Tôi nói với anh rằng “Cho dù con hư như thế nào thì điều đầu tiên cần trả lời là vì sao con hư? Chúng ta vẫn nói môi trường tạo nên nhân cách, tạo nên sự phát triển. Môi trường của con có gì khác chính là cha mẹ? Vậy trước khi sửa con, sửa mình trước. Vì có gặp chuyên gia, chuyên gia có phân tích cho con điều hay lẽ phải, có giúp con một kế hoạch điều chỉnh hành vi mà môi trường vẫn như vậy, bố mẹ vẫn như vậy thì thay đổi được bao lâu và cả đời cứ phải đi gặp chuyên gia?”
Tôi cũng gặp một anh chị mà tôi khá quý mến. Anh chị nền nã, tận tụy với công việc, gia đình nhưng con gái ở tuổi teen đã có dấu hiệu muốn cách ly với bố mẹ, thích đua đòi hàng hiệu dù học giỏi nhất trường.
Tôi đã đặt những câu hỏi về sinh hoạt gia đình từ những năm đầu đời và hiện nay bởi vì chúng ta chịu chi phối của quy luật nhân – quả. Hành động thế này thì kết quả ra thế kia là tất yếu. Và khi các con chưa được rèn luyện những kỹ năng từ nhỏ, chưa hiểu, chưa cảm nhận được những giá trị THẬT thì khả năng tập trung trong học tập kém là tất yếu, theo đuổi lối sống thiếu tích cực cũng là đương nhiên.
Chúng ta cũng tự an ủi rằng “ôi, teen mà, đứa nào chẳng hư, mình cũng vậy, rồi từ từ nó hiểu chuyện” hoặc “mình không dạy nó được thì đời dạy nó thôi”. Hoàn toàn chính xác, sau 12 tuổi, chúng ta học bằng những biến cố, và như vậy thì đau lắm và nhiều khi hiểu nhưng sự nỗ lực và kỹ năng để thay đổi có đủ không khi mà môi trường vẫn thế, vẫn đầy áp lực mà năng lượng của con thì kém cỏi và rồi sự gắn bó, tình yêu thương trong gia đình có được bảo toàn trọn vẹn khi mà sự thấu hiểu không có?
Những ông bố đừng tự vứt đi đặc quyền được nuôi dạy các con của chính mình! (Ảnh minh họa)
Tôi nói với ông bố đầu tiên: “Anh tính trừng phạt con kiểu nào cũng được. Miễn là hình phạt đó anh cảm thấy nếu anh là người làm sai, ai đó áp dụng như vậy cho anh, mà anh vẫn tiếp thu được và hướng thiện sửa sai thì cứ thoải mái áp dụng. Hãy tự hỏi nếu anh làm sai là vì anh muốn anh trở thành người sai quấy hay anh chưa biết cách sống tích cực, chưa có kỹ năng sống tích cực mà đâm ra sai lầm? Anh im lặng và nói “Cũng may là tôi gọi cho bà trước khi XỬ LÝ CON. Tôi cũng phải suy nghĩ lại chính mình”. Cảm ơn bố! Trễ nhưng chưa muộn.
Các bà mẹ trẻ hay than rằng “Chồng em chẳng quan tâm giáo dục con. Mệt mỏi. Vợ chồng gây gổ với nhau suốt”, “Chồng em cho rằng việc giáo dục, chăm sóc con là của em. Em stress quá!”, “Cách chồng em đối với con làm hư con mà nói anh chẳng chịu hiểu. Bực không chịu nổi” và hay kết luận thêm một câu hỏi: “Chị làm gì khi cha mẹ không thống nhất được cách dạy con?”. Tôi trả lời: “Tôi chọn chia tay”.
Video đang HOT
Cho dù không trợ cấp, không hợp tác, cho dù con tôi có thiệt thòi những kỹ năng mà các ông bố sẽ vượt trội hơn để dạy con nhưng các con tôi sống tốt hơn, thông minh hơn, vui vẻ hơn trong một môi trường lành mạnh, vẫn yêu thương ba của các con cho dù ba có đóng góp vào quá trình dạy dỗ con hay không. Tôi biết bạn đang sốc. Tôi không ủng hộ các bạn ly dị. Tôi chỉ muốn nhắc đến một kết cục rất phổ biến, cũng là nguyên nhân của 70% cuộc chia tay và li dị trong các gia đình. Và tôi muốn nói rằng những đứa trẻ vẫn lớn lên, vẫn tốt hơn vì không có bố. Vì sao?
Dạy con là ĐẶC QUYỀN của CHA MẸ. Đặc quyền là quyền lợi đặc biệt chứ không phải là trách nhiệm đặc biệt. Và vì nếu chúng ta không dạy thì sẽ có người khác dạy con của bạn. Đó là tivi, đó là hàng xóm, đó là ngoài đường và đó có thể là những người đàn ông khác yêu con bạn hơn chính bạn.
Trẻ em cần gì? Chẳng cần gì ngoài tình yêu và kiến thức. Nơi nào có hai thứ này, con sẽ bò đến. Bạn không cho, con chẳng cần bạn. Bạn phẩy tay vài lần “Ba bận, con đi chơi đi” khi con chạy đến hỏi “Ba ơi, vì sao?” bạn sẽ thấy sau lần thứ tư con chẳng mấy khi chạy đến. Bạn rảnh rỗi hơn rồi đó, đỡ nhức đầu với những câu hỏi vô tận rồi đó vì bạn đang mất con từ từ và khi con đủ lông đủ cánh, chẳng có gì giúp con thấy yêu quý bố ngoài sợi dây máu mủ vô hình.
Và bạn hãy hình dung xem, 1 – 2 năm nhà trẻ, 3 năm mẫu giáo, và 80% lớp 1 đến lớp 3, tức là 3 năm nữa là gần như 8 năm đầu đời bao quanh con, dạy dỗ con là mẹ và các cô giáo. Tìm đâu ra một ông thầy dạy mầm non trên đất nước mình? Các bạn có trả lời được thắc mắc vì sao mà con trai ngày càng nhiều nữ tính hơn không? Những năm đầu đời ai cũng biết là quan trọng, 3 năm đầu đời thông tin đi thẳng vào tiềm thức, còn không qua ý thức để kiểm duyệt thì con thấy ở đâu sự mạnh mẽ, bao dung, bản lĩnh, làm được những điều vĩ đại khi bố cho rằng những năm đầu đời là chuyện của mẹ, chỉ có ăn và ngủ, chơi giỡn, toàn chuyện vặt vãnh, để Mẹ làm là đủ, chơi nựng con một chút giải trí là đủ. Ở ba của các con tôi, thì ngược lại một chút, anh chỉ quan tâm đến chuyện vệ sinh, ăn, tắm rửa và cho rằng trẻ em chỉ cần vậy là đủ. Vậy vẫn dành thời gian cho con, nhưng có chất lượng không?
Hãy cho con cơ hội được chạm vào tận bên trong sâu thẳm của bố. (Ảnh minh họa)
Làm một khảo sát nhỏ trên 100 người với câu hỏi “Bạn biết ơn ai nhất?” tỷ lệ chưa tới 5% biết ơn bố đã nói đầy đủ thực trạng hình ảnh bố trong lòng đa số con trẻ Việt Nam ở nhiều thế hệ.
Tôi cũng muốn kể thêm một câu chuyện ở một gia đình doanh nhân tôi gặp. Cả hai cô con gái đều béo phì và cô bé 15 tuổi tôi nhìn thấy là cảm giác đau lòng đã dâng lên. Tôi biết cô bé đang có những tổn thương nặng nề về tâm lý bên trong mà biểu hiện ra ngoài là học không vô, béo phì, nụ cười kém tươi tắn. Ngồi trò chuyện với 2 vợ chồng nửa tiếng, tôi thấy sau đó ông bố hằm hằm chỉ thẳng vào mặt con bé “Đồ mất dạy. Tuổi này mà chat chit và ăn nói thô tục” rồi đi tới đi lui hậm hực không thể kiểm soát, bố quay lại, lôi con bé xuống nhà bếp và tôi nghe hàng loạt tiếng chửi thề. Nó hư giống ai? Và những biểu hiện u uất, trầm cảm ở con bé làm cha mẹ có thấu là do ai hay không? Và nếu nó tự tử hay nó bị lạm dụng thì điệp khúc “đồ ngu đần, con gái hư” sẽ được tiếp diễn hay sẽ đối diện với nỗi đau ba đã sai!
Tôi thường hay nghe các bà mẹ nói, anh ấy không phải là không thương con, rất thương con, rất thích cưng nựng và nhưng rồi lại hay quát nạt thậm chí đánh con… Đó chưa phải là yêu thương, yêu thương thật sự làm chúng ta đẹp hơn lên. Nhưng tôi thương các ông Bố, chúng ta phần lớn đều là sản phẩm của những những quan điểm giáo dục cực đoan, kiểm soát, thiếu kỹ năng và yêu thương có điều kiện. Bản thân các ông bố đang làm bố đã được chuẩn bị kiến thức, chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống gia đình? Yêu là Cưới. Cưới là Đẻ. Đẻ là Stress. Vì vậy mà hàng ngày tôi đều nghe đến những sự đổ vỡ của những gia đình trẻ.
Tôi ngưỡng mộ khi gặp những ông Bố xung quanh tôi quan tâm con không phải là chiều chuộng và cưng nựng mà là làm đúng vai trò của ông Bố. Dẫn đường đầy hiểu biết, bao dung và mạnh mẽ. Hãy cho con được chạm vào tận bên trong sâu thẳm của bố. Quanh tôi cũng có rất nhiều gia đình tuyệt vời. Sự hiểu biết, khiêm tốn và chung sức vì con mình, trìu mến với mọi trẻ em…. Không hiếm nhưng chưa nhiều và hãy nhân rộng hơn.
Tình yêu thương, tôn trọng không chỉ xây dựng trong vài ngày, vài tháng mà là một hành trình hoàn thiện bản thân mình. Làm cha mẹ không chỉ là việcnuôi con tăng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu, đọc bao nhiêu chữ và con mình có vượt trội hơn con người khác không? Làm cha mẹ chỉ là quá trình nhận diện bản thân, hoàn thiện bản thân, dẫn dắt con và cùng nhiều bố mẹ khác xây dựng một cộng đồng những con người ưu tú, tâm và tài toàn vẹn.
Theo Phunutoday
Cầm lá thư, tôi ước mình có thể nói lời xin lỗi em
Vò nát lá thư trong tay mà giận em đến phát khóc. Tại sao em không thể chờ để nghe câu trả lời của tôi, tại sao em lại nghĩ tiêu cực như vậy? Tôi yêu em, điều đó không thể thay đổi.
ảnh minh họa
Gặp em trong buổi sinh hoạt văn nghệ của thành phố, lần đầu tiên tôi ấn tượng về em là một cô gái tự tin, hay cười, xinh xắn. Tôi nhanh chóng tìm cách tiếp cận được em. Qua vài lần trò chuyện thì tôi được biết em là sinh viên năm cuối một trường đại học có tiếng ở đây, gia đình em ở quê nhưng nhìn em chẳng ai bảo em là gái quê cả. Càng tiếp xúc nói chuyện nhiều với em tôi càng thấy yêu em hơn. Có lẽ tôi yêu em từ cái nhìn đầu tiên chăng?
Suốt nửa năm trời chuyện trò với nhau như hai anh - em, Thủy cũng chính thức nhận lời yêu tôi. Tôi vui lắm khi em đồng ý, người con gái như em ngoài kia không biết bao gã thèm khát. Để đáp lại tình yêu em dành cho tôi, tôi luôn chiều chuộng và quan tâm em. Nhưng khi tôi chính thức định nói lời cầu hôn với em, thì em lại thành thật nói cho tôi biết quá khứ kinh hoàng của em sau cái vỏ bọc luôn tỏ ra mạnh mẽ cứng cỏi mà tôi với mọi người vẫn nhìn thấy. Tôi vẫn nhớ in hôm ấy, hẹn em ra quán café để tỏ tình nào ngờ em lại...
Chúng tôi đã có những khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau (ảnh minh họa)
- Mình đã yêu nhau được nửa năm rồi, em nghĩ mình đã đủ để hiểu nhau như thế nào. Mặc dù suốt thời gian quen và yêu đến bây giờ em đã biết anh là người như thế nào. Em không muốn gạt anh, em muốn cho anh biết sự thật này dù anh có chấp nhận nó hay không.
- Có chuyện gì mà nghiêm trọng vậy, em cứ nói đi. Anh luôn sẵn sàng lắng nghe mọi chia sẻ của em. Anh cũng có chuyện muốn nói với em đây.
- Vâng. Vậy để em nói trước nhé. - Ngần ngừ một lát sau, em mới lên tiếng.
- Trước khi quen anh, em đã yêu một người đàn ông khác. Anh ấy hơn anh 2 tuổi. Em đã yêu anh ấy từ hồi học năm 2, và khi vừa mới chia tay thì anh đến bên em. Em cũng không phải là người phụ nữ quá cứng nhắc về chuyện quan hệ trước hôn nhân nên em và anh ấy....
- Em nói sao? Em và hắn ta đã...
Thủy gật đầu, nhìn anh với vẻ mặt tội lỗi.
- Em biết anh sẽ sốc khi nghe chuyện này. Và em cũng biết trước quả khi nói ra chuyện không nên nói, nhưng em không muốn giấu anh. Em muốn anh hiểu và cảm thông cho em nếu như anh thực sự yêu em, còn không mình chia tay anh nhé. Em chấp nhận được điều này mà.
- Cho anh thời gian suy nghĩ được không? Anh cần một chút thời gian để bình tâm suy xét mọi chuyện. Chuyện này quá sốc với anh.
- Anh cứ suy nghĩ đi, dù kết quả có ra sao em vẫn chấp nhận. Anh yên tâm em mạnh mẽ lắm, không sao đâu. Còn chuyện anh muốn nói với em là chuyện gì vậy?
- Không có chuyện gì đâu, em nói vậy thôi.
Em nói sao? Em và hắn ta đã... (ảnh minh họa)
Khi Thủy bỏ về trước, tôi ngồi lại quán một mình như kẻ mất hồn. Cố giữ bình tĩnh lắm vừa rồi tôi mới không nổi nóng với em. Tôi không thể nào tin nổi, người con gái tôi yêu nhìn trong sáng ngây thơ như thế kia lại đã từng làm chuyện đấy với người đàn ông khác. Em khác xa với những suy nghĩ tôi tưởng. Lúc trước tôi muốn cầu hôn, muốn đưa em về làm vợ mình mà bây giờ chuyện ấy với tôi xa vời quá. Nói thật trong tôi lúc này có chút gì đó khinh bỉ dành cho người con gái tôi yêu.
Suốt hơn tuần ấy tôi giận em nên chẳng buồn liên lạc, chẳng thèm quan tâm em ra sao. Đã thế em cũng chẳng hề liên lạc gì với tôi. Hơn một tuần tôi suy đi tính lại chuyện có nên chấp nhận em không. Tôi yêu em, điều đó không bao giờ là thay đổi, nhưng chuyện trinh tiết của em cứ mãi ám ảnh trong tôi. Vì yêu em nên tôi đã cố gắng bỏ đi sự nhỏ nhoi, ích kỷ của thằng đàn ông coi trọng trinh tiết mà chấp nhận em.
Cuối tuần tôi gọi điện cho em nói mình đã tha thứ và chấp nhận em, nhưng liên lạc mãi với em không được. Không biết em đi đâu mà không cầm máy. Phóng xe đến phòng trọ tìm em tôi mới hay em đã về quê. Cô bạn cùng phòng đưa cho tôi bức thư em viết gửi cho tôi.
Dở ra đọc mà tôi không thể tin nổi em lại làm chuyện này "Anh à! Em biết anh sẽ không tha thứ cho em, anh là một người gia trưởng chuyện này với anh là không thể chấp nhận đúng không? Em cũng không muốn ép anh, mấy hôm vừa rồi em cứ nhìn điện thoại chỉ mong màn hình điện thoại sẽ hiện lên dòng chữ &'anh yêu' nhưng nó vẫn biệt tăm. Nhiều lần em muốn nhắn tin cho anh, viết xong rồi lại xóa. Em sợ anh càng càng khinh bỉ em hơn. Em biết sẽ có một ngày anh đến đây tìm em. Nhưng có lẽ ngày anh đọc được bức thư này là ngày em đã vào Nam lập nghiệp rồi. Có lẽ nơi đây không chào đón em nữa, em phải đi thôi anh à. Nếu mai này anh có yêu và lấy ai thì hãy yêu thương họ nhiều vào anh nhé. Chúc anh hạnh phúc. Người luôn yêu anh".
Vò nát lá thư trong tay mà giận em đến phát khóc. Tại sao em không thể chờ để nghe câu trả lời của tôi, tại sao em lại nghĩ tiêu cực như vậy. Tôi yêu em, điều đó không thể thay đổi. Nhưng sao em lại bỏ lại tôi nơi đây, em có biết tôi cần em nhiều như thế nào không? Có lẽ điều ngu dại nhất trong cuộc đời tôi là để em đi mất, rời xa tôi như vậy. Giá như lúc này đây tôi có thể chạy đến ôm em và nói lời xin lỗi em ngay lập tức thì tốt biết bao.
Tôi sẽ đi tìm em, tìm bằng được em về làm vợ tôi dù em có ở nơi đâu. Tôi tin rằng tình yêu sẽ giúp tôi tìm được người con gái tôi yêu.
Theo Một Thế Giới
Chết lặng với lá thư nguệch ngoạc của mẹ để lại Những dòng chữ nguệch ngoạc của mẹ khiến tôi khóc nức nở, nhưng mọi thứ đã quá muộn. Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo miền Trung. Từ khi lên ba, cha tôi bỏ đi mất tích không liên lạc, mẹ một mình nuôi tôi khôn lớn. Nhà nghèo, mẹ phải chạy cơm từng bữa. Hai mẹ con tôi sống trong một...