Lá thư Đài Loan thổi bùng lửa căng thẳng Mỹ – WHO
6h30 ngày 31/12/2019, La Nhất Quân, phó tổng giám đốc CDC Đài Loan, tỉnh giấc khi nhận được thông báo có tin nhắn trên điện thoại.
Các đồng nghiệp của ông trong đơn vị giám sát mạng xã hội thuộc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC) phát hiện một số bài đăng về bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán. Bài đăng gốc ở Trung Quốc đại lục đã nhanh chóng bị xóa, nhưng ảnh chụp màn hình được đăng lại trên PTT, một diễn đàn trực tuyến phổ biến ở Đài Loan. Một số người bình luận lo lắng SARS xuất hiện trở lại.
Khi nhìn ảnh chụp các báo cáo của phòng thí nghiệm cũng như tin nhắn trao đổi giữa các bác sĩ ở Vũ Hán, La, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nghi ngờ có gì đó mới mẻ, không phải SARS, đã xảy ra bên kia eo biển Đài Loan.
“Nhưng nguồn tin có đáng tin cậy hay không và việc đọc những thông tin này cũng không thể chứng minh được một loại bệnh mới đã xuất hiện”, La kể lại suy nghĩ của ông lúc đó. Bởi vậy, ông yêu cầu đồng nghiệp ở CDC liên lạc bằng email với các đối tác ở Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để hỏi thêm thông tin.
“Các nguồn tin tức hôm nay cho thấy ít nhất 7 ca viêm phổi không điển hình được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc. Giới chức y tế thành phố trả lời truyền thông rằng các ca bệnh này không phải SARS, nhưng các mẫu bệnh phẩm đang được xem xét và bệnh nhân đã được cách ly để điều trị. Tôi sẽ rất biết ơn nếu các ông chia sẻ những thông tin liên quan với chúng tôi”, các đồng nghiệp của ông La viết trong email.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân ở Vũ Hán hồi tháng một. Ảnh: AFP.
Khoảng 13h30 chiều hôm đó, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán công bố 27 ca viêm phổi liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam. Họ tuyên bố kết quả điều tra cho thấy “không có dấu hiệu lây nhiễm từ người sang người rõ ràng”.
Ba tuần sau, chuyên gia hàng đầu của chính phủ Trung Quốc mới xác nhận virus có thể lây từ người sang người vào ngày 20/1. Hai ngày sau, WHO ra tuyên bố nói rằng tình trạng lây từ người sang người đang diễn ra ở Vũ Hán.
Nhưng Đài Loan không chờ đến lúc đó mới thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Ngay từ ngày 31/12/2019, hòn đảo bắt đầu sàng lọc y tế tất cả hành khách bay tới từ Vũ Hán. “Chúng tôi không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ WHO hoặc từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC). Chúng tôi lo lắng và bắt đầu chuẩn bị đề phòng”, lãnh đạo cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nói.
Email ông La yêu cầu đồng nghiệp gửi cho WHO cuối cùng gây ra cơn bão địa chính trị. Hồi tháng ba, quan chức số hai Đài Loan Trần Kiến Nhân, vốn là nhà dịch tễ học, nói với Financial Times rằng WHO đã phớt lờ cảnh báo sớm của hòn đảo về việc nCoV có thể lây từ người sang người.
Video đang HOT
Tuyên bố này của ông Trần đã “đổ thêm dầu vào lửa” căng thẳng giữa Mỹ và WHO, khi Washington cáo buộc tổ chức này “thông đồng” với Trung Quốc để che giấu dịch bệnh và khiến thế giới lãng phí thời gian quý báu chuẩn bị ứng phó với Covid-19. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, WHO đã “đặt chính trị lên trên y tế công cộng” khi không chuyển thông tin quan trọng này cho các quốc gia thành viên.
Đài Loan không có tư cách thành viên tại WHO do Bắc Kinh phản đối với lập luận rằng hòn đảo là một phần lãnh thổ chờ thống nhất của Trung Quốc. Đài Loan nói việc họ bị “ra rìa” đe dọa tới nền y tế công cộng. Chính quyền Trump cũng tập trung vào vấn đề này khi chỉ trích mối quan hệ giữa WHO với Trung Quốc. Trong khi đó, WHO khẳng định họ đã chia sẻ thông tin liên quan đến đại dịch với Đài Loan.
Khi căng thẳng leo thang và sau khi tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cáo buộc Đài Loan hậu thuẫn chiến dịch phân biệt chủng tộc chống lại ông, giới chức Đài Loan đã công khai email gửi ngày 31/12/2019.
Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho rằng việc họ sử dụng cụm từ “cách ly để điều trị” trong email là bằng chứng “cho thấy rõ ràng có nguy cơ virus lây từ người sang người, vì nếu không lây nhiễm thì biện pháp cách ly đó không cần thiết”. Đài Loan lập luận các quan chức y tế công cộng hẳn phải nhận ra cách diễn đạt này ẩn ý cảnh báo nCoV lây từ người sang người.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế có ý kiến trái ngược về vấn đề này. Một số người đồng ý với lập luận của Đài Loan. Số khác thì nói rằng cách ly bệnh nhân có khả năng mang mầm bệnh mới là biện pháp phòng ngừa hiển nhiên nên không đủ để nói lên điều gì.
WHO bác bỏ cáo buộc phớt lờ cảnh báo từ Đài Loan. Phát ngôn viên Tarik Jasarevic nói rằng WHO nhận được email từ Đài Loan sau khi Vũ Hán đã thông báo về dịch. Email không đề cập đến việc nCoV lây từ người sang người, nhưng vẫn được chuyển đến các chuyên gia đối chiếu thông tin về dịch bệnh.
Theo Tedros, Đài Loan không phải là bên đầu tiên cảnh báo về tình hình ở Vũ Hán. “Nhiều bên khác trước đó đã yêu cầu làm rõ thông tin”, ông nói. Phát ngôn viên của WHO Paul Garwood cho biết vào ngày 31/12/2019, một cơ quan y tế từ một khối quốc gia và một nước khác đã cảnh báo về dịch và yêu cầu có thêm thông tin, dù họ không cảnh báo virus lây từ người sang người. Garwood không thể tiết lộ những bên này là ai vì đây là thông tin mật.
Nhiều chuyên gia y tế, học giả và quan chức chính phủ, đặc biệt là Mỹ, chỉ trích WHO quá “cả tin” Trung Quốc. Trong khi đó, WHO lập luận rằng họ tin tưởng mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm báo cáo thông tin trung thực.
Đối với Đài Loan, những điều từng xảy ra trước đây khiến họ hoài nghi. Hòn đảo từng bị ảnh hưởng nặng nề trong SARS khi Trung Quốc đại lục ban đầu tìm cách che đậy dịch. Vì vậy, khi một bệnh viêm phổi bất thường khác xuất hiện, giới chức y tế nhanh chóng nhập cuộc.
Hai bác sĩ lâm sàng Đài Loan, cùng với các chuyên gia từ Hong Kong và Macau, thuộc một trong những phái đoàn tìm hiểu thông tin đầu tiên đến Vũ Hán. Chuyến đi diễn ra ngày 13-15/1, trùng vào thời điểm các quan chức Vũ Hán thông báo không ghi nhận ca nhiễm mới trong một hội nghị đảng. Chợ hải sản Hoa Nam, được cho là nơi virus khởi phát, bị đóng cửa. Nhiều người tin rằng dịch sẽ sớm kết thúc dù phái đoàn nhận thấy những chi tiết khả nghi.
Chuang Yin-ching, một trong những chuyên gia trong phái đoàn, nghi ngờ các quan chức Vũ Hán “cố gắng che giấu thông tin” vì khi được hỏi về khả năng lây nhiễm của căn bệnh lạ, câu trả lời luôn không rõ ràng.
Cuối cùng, một quan chức thừa nhận phát hiện trường hợp nghi vấn: hai vợ chồng trong một gia đình đều mắc bệnh viêm phổi lạ dù người vợ hoàn toàn không đến chợ hải sản. “Chúng tôi gần như chắc chắn người chồng đã lây bệnh cho vợ”, Chuang nói. Đó là thông tin thay đổi cục diện.
Vào ngày các chuyên gia rời đi, Vũ Hán ra tuyên bố thừa nhận “có thể xuất hiện lây nhiễm hạn chế từ người sang người”, nhưng không ghi nhận lây lan mạnh trong cộng đồng.
CDC Đài Loan cho biết họ đã chia sẻ “thông tin tóm tắt” về chuyến thăm với “các quốc gia có cùng chí hướng” nhưng từ chối tiết lộ cụ thể. Ngay sau khi phái đoàn trở về, Đài Loan kích hoạt Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh để đối phó dịch, ba ngày trước khi Vũ Hán bị phong tỏa hôm 23/1.
Đài Loan đã hết sức cảnh giác, ông La nói. “Điều đó giúp chúng tôi bảo vệ người dân trước làn sóng dịch bệnh đầu tiên, nếu không, chúng tôi có thể lâm vào tình cảnh giống Italy hay Hàn Quốc”, ông nói.
Trớ trêu thay, việc bị loại khỏi WHO có thể là “trong cái rủi lại có cái may” với Đài Loan, theo ông La.
Đài Loan từng tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), diễn đàn ra quyết sách của WHO, với tư cách quan sát viên từ năm 2009, khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc còn nồng ấm. Tuy nhiên, Trung Quốc gây sức ép tước tư cách quan sát viên WHA của Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn, người phản đối chính sách “Một Trung Quốc”, trở thành lãnh đạo hòn đảo từ năm 2016. Đài Loan và Mỹ đã cố gắng vận động để hòn đảo có thể dự hội nghị WHA tuần này nhưng không thành công.
WHO cho biết họ đang tiếp tục tạo điều kiện cho các chuyên gia của mình tương tác với Đài Loan, bao gồm cho phép chuyên gia y tế Đài Loan tham gia vào hai mạng lưới chống Covid-19 của WHO được thành lập vào tháng một và tổ chức các cuộc họp qua điện thoại giữa WHO và cơ quan y tế tại Đài Bắc.
Vì không có tư cách thành viên, Đài Loan luôn giữ tâm thế rằng “chúng ta hẳn đã bỏ lỡ thông tin quan trọng”. “Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy nên bảo vệ bản thân tốt hơn bằng cách tìm kiếm thông tin trên tất cả nền tảng, không chỉ dựa vào thiện chí của WHO hay các bên khác”, ông La nói.
Tuy nhiên, La Nhất Quân vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của WHO. “Chúng tôi vẫn cần WHO”, ông nói. “Và chúng tôi cần WHO mạnh mẽ hơn”.
Đài Loan phạt người đàn ông trốn cách ly đi chơi hộp đêm 33.000 USD
Các nhà chức trách Đài Loan ngày 23-3 cho biết một người đàn ông ở hòn đảo này đã trải qua một đêm "đắt tiền" sau khi bị phạt đến 1 triệu Đài tệ (33.000 USD) vì trốn cách ly đi câu lạc bộ đêm (nightclub).
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (thứ hai từ phải sang) lắng nghe giải thích quy trình sản xuất khẩu trang tại một nhà máy ở thành phố Đào Viên - Ảnh: Taiwan Today
Hãng tin AFP cho biết người đàn ông (không nêu tên), đang tự cách ly 14 ngày tại nhà sau khi trở về từ một quốc gia ở Đông Nam Á, đã bị bắt khi đang tiệc tùng trong khi cảnh sát đi kiểm tra một hộp đêm vào ngày 22-3.
Các nhà chức trách Đài Loan đã phạt người này mức phạt cao nhất vì có thể gây nguy hiểm cho những người khác.
"Những người bị bắt gặp đi tới những nơi đông người, những chỗ không được thông gió tốt sẽ được gửi đến nơi cách ly tập trung và bị phạt 1 triệu Đài tệ" - thị trưởng thành phố Tân Bắc Hầu Hữu Nghi nói.
"Tôi sẽ không mềm lòng đâu" - ông Hầu nói thêm.
Hiện nay Đài Loan được xem là một ví dụ điển hình về các xử lý ổ dịch khi chính quyền hòn đảo đã thực hiện nhanh chóng các biện pháp để giảm lượng du khách nước ngoài đến từ các khu vực có virus corona chủng mới, cũng như ban hành các hướng dẫn y tế để công chúng áp dụng rộng rãi.
Đài Loan đã cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài và ra lệnh cho tất cả các công dân vừa từ nước ngoài trở về hòn đảo này phải tự cách ly trong 2 tuần. Những người cách ly được theo dõi qua GPS trên điện thoại và hệ thống tin nhắn.
Khoản tiền phạt 1 triệu Đài tệ sẽ nhân đôi đối với những người đang cách ly mà tham gia phương tiện giao thông công cộng của hòn đảo.
Cho đến nay, Đài Loan chỉ ghi nhận có 195 ca COVID-19 trong đó 2 trường hợp tử vong.
ANH THƯ
Canada kêu gọi công dân về nước vì sau 24-3, các chuyến bay ngày càng ít Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là quốc gia mới nhất ngừng các chuyến bay quốc tế ra, vào đất nước này. Ngoài ra, UAE cũng không cho phép các chuyến bay quá cảnh ở đây. Sân bay Dubai - Ảnh: Gulfnews.com Hãng thông tấn nhà nước WAM dẫn lời Cơ quan hàng không và Uỷ ban Khẩn cấp và...