Lá thư của con gái tử tù đất Cảng
“Ba à, dạo này ba có khỏe không? Ba có muốn biết điểm thi của con không? Tiếng Việt 9,75 còn Toán 9 điểm đấy ba”, những lá thư động viên của con gái 9 tuổi khiến Khanh day dứt và làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá.
Vũ Bá Khanh đang bị biệt giam tại trại tạm giam Công an Hải Phòng để chờ thi hành án tử hình về tội Giết người. Vẻ mặt hoảng loạn khiến anh ta trông già hơn tuổi 42. Khanh bảo, thời gian bị giam giữ và đối diện bản án tử hình mới thấy quý giá cuộc sống tự do với người vợ tần tảo cùng hai đứa con kháu khỉnh.
Sau những phút lặng im thật lâu, tử tù này bắt đầu tâm sự về cuộc đời mình. Đây không phải lần đầu Khanh “dính chàm”, bởi trước khi bị kết án tử hình, anh ta cũng từng phạm tội giết người hàng xóm hồi đầu năm 1989.
Hôm đó, khu Khanh ở điện thường chập chờn, nhà này sửa thì nhà khác lại mất nguồn, tối tăm. Một lần bố Khanh thấy thanh niên cùng xóm ra cột điện định sửa chữa, ông nhắc nhở cẩn thận thì bị anh ta chửi bới, đánh lại. “Tôi chạy ra can ngăn và xảy ra xô xát với anh ta”, tử tù Khanh kể.
Nhớ đến quả lựu đạn đang cất giấu, Khanh liền chạy vào nhà lấy ra rồi ném vào nhà người vừa xô xát với mình. Tiếng nổ chát chúa đã phá tan mọi thứ, nhưng may mắn mọi người chỉ bị thương. Năm ấy, khi mới 19 tuổi, Khanh bị TAND TP Hải Phòng tuyên phạt 12 năm tù về tội Giết người và Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Vũ Bá Khanh những ngày ở khu biệt giam. Ảnh: Việt Dũng.
Hơn chục năm thụ án trở về, Khanh bắt đầu cuộc đời mới bằng công việc bảo vệ cho một công ty gần nhà. Năm sau, hạnh phúc đến với anh ta khi có người phụ nữ nhận lời kết hôn. “Vợ tôi sinh được một con gái kháu khỉnh. Hạnh phúc quá lớn đối với người như tôi, nhưng chỉ tiếc rằng tôi đã không nhận ra điều ấy…”, Khanh bỏ lửng câu nói, buông tiếng thở dài.
Video đang HOT
Buổi chiều ngày đầu tháng 12/2002, cần tiền để chi tiêu, Khanh mang xe đạp đến một hiệu cầm đồ trên đường Nguyễn Văn Linh. Chủ tiệm kiêm cả nghề gội đầu, Khanh phải đợi chị này gội xong cho khách. Nhìn mấy cô gái trong tiệm, Khanh buông lời trêu ghẹo nên bị một cô gọi bạn trai đến để “xử lý”.
“Một lần vướng vào lao lý nên tôi cũng không ngại khi người yêu cô ta tìm đến. Tôi bỏ đi và hẹn sẽ quay lại. Tôi không biết mình nghĩ sao nữa, chỉ việc đi thì mọi chuyện sẽ xong xuôi”, Khanh lại thở dài và cho biết, sau đó anh ta mang theo con dao quắm để “nói chuyện” với thanh niên lạ mặt. Sau khi xuống tay tàn độc khiến nạn nhân tử vong, Khanh bỏ trốn.
Trong thời gian phiêu bạt khắp nơi, Khanh làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Gần một năm bỏ trốn, nhớ thương vợ con nên Khanh lẻn về thăm, sau lần đó anh ta có thêm đứa con trai bụ bẫm.
“Mấy năm lẩn trốn tưởng chừng mọi chuyện đã lắng xuống, tôi dành dụm tiền vào Nam chỉnh sửa khuôn mặt để không ai tìm ra mình, để có thể sống với vợ con”, Khanh thú thật. Song, dù vậy anh ta vẫn không thể thoát tội. Sáng 19/2/2009, sau 7 năm trốn truy nã, Khanh bị bắt khi đưa con gái đi học. “Qua hai cấp xử, tôi bị tuyên tử hình vì tội Giết người”, Khanh run giọng.
Khi kể về gia đình, anh ta rớm nước mắt, giọng nghẹn đặc: “Sai lầm nối tiếp sai lầm, để giờ nghĩ về vợ con mà tôi nhiều đêm không ngủ được. Con gái tôi giờ đã 9 tuổi và đang học lớp 4, còn em nó lên 8″. Rồi người tử tù mân mê một xấp thư do con gái gửi. Nét chữ nắn nót trên trang giấy trắng với những lời hỏi thăm sức khỏe cùng lời động viên ngây thơ của con trẻ.
Trong một lá thư cô bé viết: “Ba à, dạo này ba có khỏe không? Ba có muốn biết điểm thi của con không. Nếu ba muốn thì con nói ngay đây, tiếng Việt 9,75 còn Toán 9 điểm đấy ba à. Con còn được đi thi văn nghệ cấp thành phố nữa… Nếu ba thấy vui con sẽ cố gắng hơn nữa. Sau đây con xin hát tặng ba bài Đi học về…”. Và cô bé thể hiện bài hát bằng những nét chữ rành rọt.
Một trong những lá thư Khanh nhận được của con gái. Ảnh: Việt Dũng.
“Không biết bao lần tôi đã khóc khi đọc những dòng chữ ấy của con bé”, Khanh nức nở. Lúc đầu, vợ Khanh cũng giấu chuyện nhưng sau đó đã kể về sai lầm của cha chúng và thỉnh thoảng đưa hai đứa nhỏ vào thăm cha để bọn trẻ dần chấp nhận sự thật. Nhiều đêm không ngủ, Khanh lấy thư con gái đọc mà nước mắt nhạt nhòa. Nỗi khao khát được sống thôi thúc anh ta làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá.
“Thân mang án tử hình nhưng tôi vẫn ước ao có một phép màu để được sống, để có cơ hội bảo ban con những điều tốt đẹp, để chúng đừng mắc sai lầm như bố”, Khanh ngậm ngùi.
Theo một cán bộ quản giáo trại tạm giam Công an Hải Phòng, do thực hiện tốt nội quy nên Khanh thường xuyên được viết thư, gặp vợ con. Trong những lá thư viết tay, Khanh động viên vợ giữ gìn sức khỏe để thay anh ta chăm sóc các con nên người. Có thư, Khanh làm những vần thơ “con cóc” nhưng đầy yêu thương, sự hàm ơn đối với người vợ tần tảo.
Trong những phút cuối chuyện trò, Khanh bảo rất mong muốn có cơ hội làm lại từ đầu. Nhưng anh ta cũng nghĩ đến điều xấu nhất nếu bị thi hành án tử hình. “Nguyện vọng của tôi là được mang theo những lá thư của con gái, để tâm hồn mình sẽ không còn lạc lối”, tử tù Vũ Bá Khanh nói.
Theo VNE
Chiêu chống đối của tử tù đất Cảng
Trong buồng biệt giam, nhiều giang hồ Hải Phòng mang trọng tội bày mọi cách gây khó dễ cho quản giáo. Có tên chửi bới suốt ngày đêm, kẻ để mùi xú uế nồng nặc.... có trường hợp vờ yếu đuối khóc lóc hòng đòi "yêu sách".
Trại tạm giam Hải Phòng đang quản lý hơn 1.000 can phạm nằm ở giữa trung tâm thành phố, bước chân qua cánh cổng kín mít là đường phố tấp nập, nhà cao tầng san sát. Đại tá Phạm Ngọc Tươi (Giám thị) cho biết ở đây có 17 tử tù đang chờ thi hành án. "Đây là con số lớn đối với một trại tạm giam của Hải Phòng", đại tá Tươi nói và cho hay những người này nhiều lúc làm quản giáo đau đầu vì những chiêu chống đối.
Điển hình là trường hợp Lại Văn Nghi (trú huyện Thủy Nguyên) gây tội giết người yêu. Ông ta từng có tiền án về hành vi này, khi được tha tù trước thời hạn không lâu lại gây trọng tội. Thời gian đầu vào buồng biệt giam, người đàn ông trung niên giữ thái độ lặng im, sau đó kiên quyết chống đối cán bộ quản giáo. Hơn một tháng trước, Nghi cản trở không cho dọn dẹp vệ sinh buồng biệt giam khiến mùi xú uế bốc lên nồng nặc.
"Anh ta nói "việc vệ sinh là của tôi, không phải do các thày làm" và dứt khoát không cho dọn", đại tá Tươi cho biết. Buồng giam tử tù đã kín nay lại thêm việc này khiến sức khỏe của Nghi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đích thân giám thị Tươi xuống tận buồng khuyên giải, tử tù này mới cho cán bộ vào vệ sinh buồng giam.
Tử tù Hồ Xuân Phú. Ảnh: Việt Dũng.
Còn Lê Xuân Trường (30 tuổi, mang tội Giết người, Cướp tài sản) có cách chống đối khác. Trường từng là một trong những tên tội phạm hung hãn nhất ở thành phố Cảng, dưới trướng của hắn luôn có cả tá đàn em. Vào tù, Trường vẫn giữ thói hung hăng như còn ngoài xã hội, gặp ai cũng gây sự. Trong buồng biệt giam, hắn đập phá cùm chân, chửi bới bất kể ngày đêm. Suốt nhiều tháng, tử tù này "một mình một kiểu", bỏ ngoài tai mọi lời giáo dục của cán bộ công an.
"Chúng tôi đã ghi âm lại những câu chửi của Trường và cho gia đình anh ta biết", đại tá Tươi kể. Sau đó, Ban giám thị trại cho phép gia đình viết thư cho Trường khuyên chấp hành tốt quy tắc, kỷ luật để gia đình còn được thăm nuôi... "Khơi gợi tình cảm của tử tù với gia đình vừa là nhân văn và cũng giúp chúng tôi quản lý tốt hơn", người đứng đầu trại tạm giam Công an Hải Phòng chia sẻ.
Trong hơn 80 cán bộ ở trại, trung tá Nguyễn Mạnh Hùng là người có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục tử tù. Ông chia sẻ: "Tâm lý tử tù diễn biến rất phức tạp, thay đổi như thời tiết. Nếu không làm tốt giáo dục tư tưởng thì họ sẽ tỏ ra bất cần đời, sinh lắm chuyện từ phá phách đến đủ các chiêu trò".
Trong những tử tù khiến ông Hùng mất thời gian giáo dục nhất là Hồ Xuân Phú, 25 tuổi, phạm tội Giết người, cướp tài sản. Ông kể, tính cách của Phú không ra người lớn mà cũng chẳng phải trẻ con. Gặp mẹ lần nào, Phú cũng khóc. "Dỗ" được Phú phải cứng rắn để mẹ an tâm thì anh ta quay sang đòi hỏi những điều không được phép ở nơi giam giữ.
Chưa hết, ở buồng biệt giam dành cho tử tù như Phú, điện được thắp sáng cả ngày lẫn đêm để phục vụ việc quản lý. Có lần, toàn bộ trại mất điện, buồng tử tù vốn kín như bưng lại càng tối tăm. Phú la hét, đòi quản giáo phải lắp riêng cho mình một bóng bằng nguồn điện máy nổ. Lần đó, Phú được quản giáo này giải thích không thể thực hiện được vì can phạm hay tử tù ở trại đều bình đẳng, phải chấp nhận hoàn cảnh chung... "Tôi nghiệm ra rằng giáo dục tử tù cần phải kết hợp giữa quy chế và tình người", trung tá Hùng chia sẻ.
Theo VNE
Tử hình bằng thuốc độc: Hoãn vì chưa có thuốc Không nhập được thuốc nên tử hình bằng thuốc độc vẫn chưa được áp dụng (Ảnh minh họa) Thông qua từ năm 2009 nhưng điều khoản trong luật Thi hành án hình sự về tử hình bằng tiêm thuốc độc vẫn chưa thể áp dụng với lý do... thiếu thuốc. Câu chuyện được bàn thảo trong phiên họp tổ chiều 26/10 về công...