Lá thư 10 năm mới dám gửi của cậu bé giết người
16 tuổi, Sơn xuống tay sát hại người phụ nữ cùng làng vì 50.000 đồng. May mắn, nạn nhân thoát chết. 10 năm sau, anh ta mới có đủ dũng khí để viết thư tạ tội gửi đến nạn nhân. Án mạng trên cánh đồng vắng
Theo bản án của TAND Hà Nội năm 2005, vào trung tuần tháng 9/2004, do thiếu tiền, Đỗ Trọng Sơn (khi đó mới 16 tuổi, ở xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn) lên kế hoạch giết người, cướp tài sản.
Trước khi gây án, thiếu niên giấu con dao nhíp nhọn trong người. Trưa 15/9, Sơn phục sẵn ở bãi trồng sắn thuộc cánh đồng thôn Đan Tảo, xã Tân Minh với ý đồ thấy người qua đường sẽ uy hiếp lấy tài sản.
Vào tù vì tội giết người khi còn là thanh niên, nhưng khi ra tù cựu người mẫu Hà Tân có 1 vợ 2 con đã khôn lớn. Tất cả là nhờ “buồng hạnh phúc” trong nhà giam.
Khoảng 15 phút sau, chị Nguyễn Thị Tác (39 tuổi) đạp xe ngang qua. Phát hiện “con mồi”, Sơn gọi “cô có mua thóc không, vào đây cháu bán cho”. Tin lời cậu bé, chị Tác dắt xe đạp đi theo Sơn. Chừng được 15 m, lợi dụng nơi đồng không mông quạnh, Sơn tấn công người phụ nữ.
Sẵn con dao chuẩn bị từ trước, anh ta đâm liên tiếp vào sườn, bụng… nạn nhân. Bị đâm, chị Tác liền hô hoán kêu cứu. Sợ bị phát hiện, Sơn dùng chiếc quai nón thắt xiết cổ sau đó lấy gậy đập nhiều nhát vào đầu nạn nhân.
Trước khi bỏ chạy, tên này lấy đi chiếc túi vải đựng 290.000 đồng. Sau khi xảy ra sự việc, một người dân trong thôn đi chăn bò đã phát hiện chị Tác nằm bất tỉnh liền báo công an. Do cấp cứu kịp thời chị Tác may mắn thoát chết.
Sơn bị bắt sau 1 ngày gây án mạng. Thời điểm đó, thiếu niên này khai nhận đang là học sinh lớp 10 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn. Do tiêu hết 50.000 đồng là tiền nộp hồ sơ xin học nghề, Sơn ra tay sát hại người phụ nữ cùng xã.
TAND Hà Nội tuyên án Sơn 16 năm tù tội Giết người, Cướp tài sản. Sau 10 năm, từ trại giam Ngọc Lý, Sơn đã viết thư gửi lời xin lỗi bị hại.
Phạm nhân Đỗ Trọng Sơn đang chấp hành án tại trại giam Ngọc Lý.
Video đang HOT
Nét chữ khá nhỏ, khó đọc nhưng hơn 3 mặt giấy A4, hung thủ giết người ngày nào bày tỏ nỗi day dứt, ân hận. Đầu thư, Sơn chia sẻ sau hơn 10 năm, anh ta mới có đủ dũng khí để viết lá thư xin lỗi bị hại và gia đình.
Phạm nhân này tâm sự dù trải qua quãng thời gian dài nhưng vẫn ám ảnh tội lỗi gây ra cho bị hại: “Cháu luôn day dứt vì điều đó. Đến tận ngày hôm nay cháu không thể nào hiểu được tại sao bản thân lại làm như vậy”.
Phụ công lao cha mẹ, đi ngược lại những điều đã được dạy dỗ, Sơn tự nhủ đã tự tay hủy hoại cuộc đời, biến bản thân thành con người không có nhân tính chỉ vì số tiền ít ỏi 50.000 đồng.
Tỏ ra ân hận, Sơn mong được bị hại và gia đình tha thứ để có cơ hội làm lại cuộc đời. “Bởi vì bản thân cháu bây giờ chưa biết sau này sẽ như thế nào, đi về đâu khi cô vẫn còn giận. Như vậy làm sao cháu dám ngước mặt nhìn mọi người khi được tự do. Cô ạ, nhớ lại tại phiên tòa xét xử, nhìn ánh mắt và thái độ của cô, cháu đã run sợ. Cháu sợ ánh mắt đầy câm phẫn tức giận đó. Rồi khi cô đề nghị tuyên cháu mức án cao hơn, tất cả những điều đó cháu không thể nào quên được.
Thật sự 16 năm tù, cái giá mà cháu phải trả là quá nhẹ so với hành vi phạm tội của mình. Lỗi của cháu gây ra khó có thể mà xóa đi được, nó sẽ in đậm trong cô về một con người đầy tội ác”, Sơn viết.
Trong lá thư gửi lời xin lỗi, Quân bảo muốn được báo đáp gia đình bị hại sau khi mãn hạn tù và thắp nén hương thơm trước mộ người bạn xấu số.
Trong lá thư hối lỗi, Sơn nhắc nhiều đến người suýt bị tước đoạt mạng sống. “Trong những ngày chấp hành án cải tạo trên trại cháu nghĩ về cô rất nhiều, không biết sức khỏe, cuộc sống của cô ra sao, chắc vất vả lắm phải không? Lỗi là ở cháu cô ạ. Cháu chỉ mong cô cùng gia đình cố gắng vượt qua, sống lạc quan vui vẻ thì bản thân cháu cũng đỡ day dứt hơn”, phạm nhân viết.
Nhắc đến hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Sơn ngậm ngùi mong bị hại thông cảm vì đã không khắc phục được hậu quả.
Kết thúc thư, anh này hy vọng bị hại khi nhận được lá thư này sẽ đón nhận lời xin lỗi và mở rộng vòng tay để anh ta có cơ hội làm lại cuộc đời.
“Cô ạ, có những lúc cháu nghĩ và thấy rằng tất cả phạm nhân như chúng cháu đều mong muốn những nạn nhân – thân nhân, những người bị hại hãy tha thứ cho những gì chúng cháu gây ra. Chỉ có như vậy, chúng cháu mới thấy thanh thản, dám đối mặt với mọi người khi được tự do còn không cháu rất sợ ánh mắt khinh thường, miệt thị của mọi người khi nhìn thấy cháu.
Quá khứ của cháu không tốt, bản thân đã có vết nhơ khó mà xóa bỏ được. Ngày hôm nay, cháu viết thư này gửi đến cô cùng gia đình lời xin lỗi từ đáy lòng. Và cháu mong rằng nếu có thể cô cùng gia đình cháu hãy lên trại gặp cháu để cháu có thể nói tỏ lòng mình, để cô có thể hiểu được cháu thật sự đã thay đổi”.
Một cán bộ trại giam cho biết, lá thư của Sơn đã nhận được sự cảm thông và tha thứ của bị hại.
Theo NTD
Lá thư xóa nhòa ký ức tội ác của kẻ giết người
10 năm sau ngày bị "sát hại hụt", may mắn thoát chết, nhưng bà Tác mãi không bao giờ quên ngày kinh hoàng đó, cho đến một ngày, bà nhận được lá thư của chính kẻ đã từng muốn truy sát bà.
Không chỉ bà Tác mà Đỗ Trọng Sơn, kẻ gây ra tội ác cũng bị ám ảnh mãi buổi chiều 15/9/2004, Sơn giấu dao díp nhọn trong người, lững thững đi bộ đến cánh đồng cuối thôn Đan Tảo, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thì gặp bà Tác ở làng bên cạnh đang đi thu mua lúa. Sơn liền hỏi "Có mua thóc không?".
Tưởng thật, bà Tác vội vàng đi theo gã thanh niên vào ruộng sắn gần đó, tuy nhiên, vào tới nơi không thấy bao lúa như lời Sơn nói, nghi bị lừa, bà Tác vội quay xe đạp bỏ đi, Sơn đuổi theo giữ lại. Gã thanh niên 17 tuổi túm cổ áo, rút dao đâm 2 nhát vào mạng sườn nạn nhân. Quá hoảng loạn, bà Tác van xin: "Cháu đừng giết cô, cô cho cháu tiền". Nhưng Sơn không dừng tay, vẫn vung dao cố sát hại nạn nhân bằng được, do đâm vào xương nên con dao bị gẫy lưỡi. Gã trai tiếp tục dùng quai nón siết cổ nạn nhân.
Tưởng bà Tác đã chết, Sơn lục lấy 290.000 đồng của nạn nhân rồi bỏ chạy, được khoảng 50m, hắn quay lại dùng gậy tre đập liên tiếp vào bà. May mắn, bà Tác được người dân địa phương phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Một ngày sau khi gây án, Sơn bị bắt.
Sáng 8/4/2005, căn cứ hành vi phạm tội của bị cáo, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Đỗ Trọng Sơn, 16 năm tù về tội Giết người và Cướp tài sản.
Tại thời điểm gây án, Sơn chỉ là cậu thanh niên 17 tuổi, mọi suy nghĩ còn bồng bột, trẻ con. Giờ đây, sau 10 năm trả án, cậu ta đã thành người đàn ông trưởng thành hơn. Sơn tâm sự, 10 năm qua không ngày nào anh ta không bị ám ảnh về tội lỗi đó."Không hiểu sao lúc đó tôi lại hành động dã man và mù quáng đến như vậy. Tôi hối hận vô cùng, may mắn là cô ấy không chết", Sơn nói.
Trong tâm tưởng của Sơn luôn muốn gửi lời xin lỗi tới nạn nhân của mình. Và dịp may đó đã tới khi Tổng cục VIII, Bộ Công an phát động cuộc thi "Viết thư xin lỗi" nhằm giúp các bị cáo có cơ hội bày tỏ sự ăn năn về những tội lỗi đã gây cho các nạn nhân. Vì vậy, Sơn đã viết thư gửi lời xin lỗi tới bà Tác, nạn nhân của mình trong Vụ án năm xưa.
Lá thư đầy day dứt của kẻ sát nhân
Đầu thư cháu xin được gửi tới cô lời chức sức khỏe, niềm vui và nhiều may mắn, chúc toàn thể gia đình cô mọi điều đều may mắn tốt lành!
Cô Tác ạ! Thế là đã 10 năm rồi, mãi đến hôm nay cháu mới có đủ dũng khí để viết thư về cho cô. Gửi đến cô và gia đình lời xin lỗi mà trong 10 năm qua cháu không nói được. Sự việc xảy ra cháu rất buồn. Cháu biết mình đã sai và rất ân hận. Trải qua quãng thời gian 10 năm qua, cháu đã suy nghĩ rất nhiều. Cháu đã không thể nào quên được việc cháu gây ra cho cô và luôn day dứt vì điều đó. Đến tận ngày hôm nay, cháu cũng không thể nào hiểu được tại sao bản thân lại làm như vậy. Cô ạ, bản thân cháu trước khi bị bắt cháu luôn được gia đình dạy bảo cẩn thận, nhưng cháu lại đi ngược lại với những gì bố mẹ cháu dạy, phụ công lao của gia đình. Cháu đã tự hủy hoại cuộc đời, tự biến mình thành con người không có nhân tính, chỉ vì cần 50.000 đồng, mà chút nữa cháu tước đi mạng sống của cô. Cho nên cháu buồn và ân hận nhiều lắm.
Đỗ Trọng Sơn đã phải trả giá bằng cả tuổi thanh xuân trong trại giam
Cô ạ, cháu biết rằng những gì cháu gây ra khó có thể để cô và gia đình tha thứ cho cháu, nhưng cháu rất mong cô và gia đình tha thứ để cho cháu có cơ hội làm lại cuộc đời. Bởi vì, bản thân cháu bây giờ chưa biết sau này sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu khi cô vẫn còn giận cháu. Như vậy làm sao cháu dám ngẩng mặt nhìn mọi người khi cháu được tự do. Cô ạ, nhớ lại tại phiên tòa xét xử cháu, nhìn ánh mắt và thái độ của cô khi nhìn thấy cháu, cháu đã run sợ. Cháu sợ ánh mắt đầy căm phẫn tức giận của cô. Rồi khi cô xin xử cháu mức án cao hơn. Tất cả những điều đó cháu không thể nào quên được. Nhìn cô lúc đó, đến khi đón nhận bản án 16 năm tù, cháu đã mỉm cười trong lòng.
Thật sự 16 năm cái giá mà cháu phải trả là quá nhẹ so với hành vi phạm tội của mình. Lỗi của cháu gây ra khó có thể mà xóa đi được, nó sẽ in đậm trong cô về một con người đầy tội ác. Bản thân cháu cũng không thể chấp nhận được việc làm của mình. Trong những ngày chấp hành án cải tạo trên trại cháu đã nghĩ về cô rất nhiều, không biết sức khỏe, cuộc sống của cô ra sao, chắc vất vả lắm phải không cô? lỗi là ở cháu. Cháu bây giờ không biết nói gì với cô. Cháu chỉ mong cô cùng gia đình cố gắng vượt qua sống lạc quan vui vẻ, thì bản thân cháu cũng đỡ day dứt hơn. Hoàn cảnh nhà cháu chắc cô cũng rõ. Cháu cũng muốn gia đình khắc phục những gì cháu còn nợ cô, nhưng do hoàn cảnh cũng chẳng đưa được gì nhiều cho cô, mong cô thông cảm cho cháu và gia đình.
Cô ạ cho đến ngày hôm nay, cháu không biết được cô nghĩ cháu như thế nào. Có chấp nhận viêc làm của cháu chỉ là một tai nạn do một đứa trẻ nông nổi thiếu hiểu biết gây ra, hay đó là hành vi tội ác không thể tha thứ. Cho dù như thế nào, cháu vẫn chấp nhận. Cháu chỉ mong cô khi nhận được lá thư này, hãy đón nhận lời xin lỗi và mở rộng vòng tay cho cháu cơ hội làm lại cuộc đời. Bởi vì bản thân cháu bây giờ chẳng có gì hết, không bạn bè, mất tuổi xuân và tương lai, nhất là mất đi niềm tin. Nếu cô vẫn không tha thứ cho việc làm của cháu, thì cháu sẽ ra sao đây. Người ta vẫn thường nói "nhất tội nhì nợ". Cả 2 điều đó cháu đều phải mang. Mà chỉ có cô mới có thể xóa hết những gì cháu còn nợ cô. Cháu mong cô hãy tha lỗi để cháu có thể trả những gì cháu còn nợ cô.
Cô ạ, có những lúc cháu nghĩ và thấy rằng, tất cả phạm nhân như chúng cháu đều mong muốn những nạn nhân và gia đình người bị hại hãy tha thứ cho những gì chúng cháu gây ra. Chỉ có như vậy, chúng cháu mới thấy thanh thản, dám đối mặt với mọi người khi được tự do, còn không cháu rất sợ ánh mắt khinh thường, miệt thị của mọi người khi nhìn cháu. Quá khứ của cháu không tốt, bản thân đã có vết nhơ khó mà xóa bỏ được. Ngày hôm nay, cháu viết thư này gửi đến cô cùng gia đình lời xin lỗi từ đáy lòng. Và cháu mong rằng, nếu có thể cô cùng gia đình cháu hãy lên trại gặp cháu để cháu có thể nói tỏ lòng mình. Để cô có thể hiểu được cháu thật sự đã thay đổi và cháu cũng phải cảm ơn cô. Nhờ cô mà cháu đã có một bài học nhớ đời, mong các em ở nhà hãy lấy cháu làm bài học, sống thật tốt đừng phạm sai lầm như cháu.
Nước mắt thứ tha
Bất ngờ nhận được lá thư từ trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang) của kẻ đang tâm truy sát mình, bà Tác đã không cầm được nước mắt. Khi nhận được lời mời của trại giam Ngọc Lý trong lễ sơ kết của cuộc thi "Viết thư xin lỗi" và giao lưu với kẻ sát hại mình, bà đã vui vẻ nhận lời.
Sau 10 năm gặp lại nhau, cả nạn nhân và kẻ thủ ác đã không cầm được nước mắt. Nước mắt của sự hối hận, nước mắt của sự thứ tha. Không nói ra, nhưng những giọt nước mắt của bà Tác đã xóa hết mọi hận thù trong lòng, trong ánh mắt của bà chỉ còn lại sự thương cảm chứ không còn căm hận như ngày ở tòa cách đây gần 10 năm.
Không chỉ tha thứ cho Sơn, khi biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh ta, bà Tác đã không lấy số tiền mà gia đình Sơn bồi thường thiệt hại cho mình, dù cuộc sống và sức khỏe của bà sau ngày bị sát hại vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả.
Những lá "thư xin lỗi" từ trại giam thực sự có ý nghĩa nhân văn khi là cầu nối trực tiếp giữa các phạm nhân đến với gia đình, bạn bè, đặc biệt là các nạn nhân của họ. Để từ đó, mọi oán thù, căm ghét trong quá khứ sẽ theo đó được xóa nhòa.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Người đàn bà vị tha với kẻ từng giết mình 10 năm trước Nhận được lá thư của kẻ đã từng tìm cách sát hại mình sau 10 năm, bà Tá đã lên trại để gặp Sơn. Cuộc gặp gỡ với đầy nước mắt. Nước mắt ân hận, vui sướng tột độ của kẻ đã từng gây tội nay được tha thứ; nước mắt thương cảm của người đàn bà giàu lòng vị tha. Sát nhân...