Là phụ nữ, chị em nào cũng phải nắm được 7 dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư dạ dày
Nếu bạn gặp bất kì dấu hiệu nào dưới đây, hãy nghĩ rằng nó có thể là triệu chứng sớm của ung thư dạ dày và nên kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được an toàn.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư dạ dày là một bệnh nguy hiểm, thế những các triệu chứng ung thư dạ dày thời kỳ đầu thường nhẹ hoặc không rõ ràng, vì vậy đa số mọi người đều không để ý kỹ và thường bị bỏ qua, do đó bệnh nhân đã không được phát hiện sớm, trì hoãn thời gian tốt nhất để điều trị.
Để giảm tình trạng phát hiện bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, tiến sĩ Allyson Ocean, bác sĩ ung thư đường tiêu hóa tại Weill Cornell Medicine and New York Presbyterian đã chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư dạ dày mà bất kì ai cũng cần lưu tâm.
1. Bạn đang thấy máu trong phân
Tiến sĩ Allyson Ocean nói rằng triệu chứng thấy máu trong phân cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc có liên quan đến các bệnh khác không phải ung thư. Chính vì vậy, khi thấy dấu hiệu này thì tuyệt đối không nên bỏ qua.
Nếu đó là biểu hiện của ung thư dạ dày thì nhiều khả năng máu xuất hiện liên quan đến tình trạng viêm do ung thư gây ra và cũng có thể cảnh báo bệnh đã ở giai đoạn nặng.
2. Bạn hay bị đau bụng
Video đang HOT
Tiến sĩ Ocean nói rằng khi bệnh nhân than phiền về đau bụng, họ thường nói về đau vùng thượng vị, trong đó đề cập đến khu vực ngay dưới trung tâm dưới cùng của xương sườn của bạn.
Mặc dù đau ở vị trí đó có thể là do hàng chục nguyên nhân như khó tiêu, viêm túi thừa và thậm chí cả sỏi thận… nhưng cũng bao gồm cả khả năng do sự phát triển của khối u ung thư ở đâu đó trong dạ dày. Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng hoặc tái phát liên tục thì bạn cần phải đi khám sớm để được xác định nguyên nhân chính xác.
3. Bạn không thực sự cảm thấy ngon miệng
Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này không đơn thuần chỉ là tiết lộ bạn đang gặp rắc rối với các nụ vị giác. Tiến sĩ Ocean nói rằng, nếu bạn là một người hay ăn và bây giờ đột nhiên bạn đã mất hết sự quan tâm đến việc ăn uống hoặc ăn mà không cảm thấy ngon miệng thì tốt nhất nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cho dù không phải lúc nào cũng đau bụng nhưng nếu có các khối u ở dạ dày thì cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn chán ăn. Mà các khối u này chính là yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày, do đó bạn không được chủ quan.
4. Bạn bị ợ nóng khủng khiếp
“Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn”, tiến sĩ Ocean nói.
Ợ nóng có thể biểu hiện như cảm giác nóng rát, buồn nôn hoặc thậm chí là đau ngực, do vậy không phải lúc nào cũng dễ chẩn đoán.
5. Giảm cân liên tục trong khi bản thân không có ý định làm gì để giảm cân
Giảm cân là dấu hiệu của ung thư nói chung, ung thư dạ dày nói riêng. Đó là vì ung thư dạ dày khiến bạn mất cảm giác thèm ăn và ăn ít đi. Theo tiến sĩ Ocean, giảm cân là một trong những dấu hiệu đầu tiên xảy ra khi bạn bị ung thư, đặc biệt là với ung thư dạ dày – bệnh không có triệu chứng đáng chú ý nào ở giai đoạn đầu.
6. Bạn gặp khó khăn khi nuốt
Nếu bạn có một khối u ở dạ dày đang phát triển vào thực quản, bạn có thể trải qua cảm giác khó nuốt. “Điều này giống như thể thức ăn bị kẹt lại trong cổ họng của bạn”, tiến sĩ Ocean khuyến cáo. Theo American College of Gastroenterology (ACG), triệu chứng này còn có biểu hiện như bạn bị ho và nghẹt thở mỗi khi ăn.
Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể cảm thấy như thức ăn trào ngược trở lại miệng ngay sau khi ăn. Đặc biệt, nếu có triệu chứng ợ nóng đi kèm khó nuốt thì bạn càng cần đi khám càng sớm càng tốt.
7. Bạn nhanh no hơn bình thường trong khi ăn
Đây thực sự là dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn sau, nhưng rất đáng chú ý. Tiến sĩ Ocean giải thích: Bạn nhanh no là vì cơ bụng của bạn không còn có thể đẩy thức ăn qua ruột đúng cách, dạ dày trở nên bị phân tán và bạn cảm thấy bị no nhưng thực tế thức ăn chưa đi đến đâu.
Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng – xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.
Theo afamily.vn
Biểu hiện cơ thể 'chứa' vi khuẩn gây ung thư dạ dày
Biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP nặng hơn với cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, một số gây cơn đau cấp tính thủng dạ dày, xuất huyết, hẹp môn vị hoặc biến chứng nặng hơn là ung thư.
GS.TS. Đào Văn Long - Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mạn tính đó là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày và các biến chứng loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, GS. Long cũng lưu ý không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là phải điều trị. Ước tính 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phải tất cả đều cần điều trị; chỉ khi nào có các triệu chứng đau bụng, ợ hơi... mới cần đi khám, bác sĩ tư vấn điều trị.
Vi khuẩn này lây qua đường miệng - miệng, nghĩa là có trẻ bị nhiễm khi ăn uống, sinh hoạt cùng với người nhiễm HP. Ngoài ra, vi khuẩn theo đường môi trường do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. GS. Long cho biết thêm, nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị.
Dấu hiệu nhận biết có vi khuẩn này không đặc hiệu, người ta cho HP là vi khuẩn cộng sinh với cơ thể con người, 1 số ng có dấu hiệu đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị.
Biểu hiện của nhiễm vi khuẩn HP nặng hơn với cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, một số gây cơn đau cấp tính thậm chí gây thủng dạ dày, gây xuất huyết, gây triệu chứng hẹp môn vị hoặc biến chứng nặng hơn là ung thư. Ngoài ra, HP còn gây nhiều căn bệnh khác, nó còn là yếu tố thuận lợi gây nên hen, có vai trò với ung thư phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Để phát hiện vi khuẩn HP, người bệnh có thể kiểm tra sức khoẻ tại các cơ sở y tế. GS Long cho biết, hiện nay công cụ phát hiện vi khuẩn HP là xét nghiệm trong máu có kháng thể HP. Với kết quả này, có hai trường hợp người đó từng nhiễm HP hoặc đang nhiễm HP, khi đó người ta sẽ nội soi dạ dày, sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm cho kết quả tương đối tốt để phát hiện HP. Để chắc chắn hơn có thể nhuộm màu đọc dưới kính hiển vi. Còn trường hợp đơn giản có thể biết HP không thì có thể test khí thở. Ngoài ra, còn các test tìm kháng nguyên trong phân.
Để phòng bệnh, nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP; vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Theo giaoducthoidai.vn
70% dân số nhiễm vi khuẩn HP gây viêm dạ dày Theo GS.TS Đào Văn Long, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng lên đến 70%. Đây là loại khuẩn có vai trò chính trong viêm dạ dày cấp và mãn tính, trong loét dạ dày tá tràng và trong ung thư dạ dày. Ngày 13/5, tại Lễ công bố thành lập...