Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao?

Theo dõi VGT trên

Nếu sau ngần ấy năm, từ thế hệ chúng ta cho đến thế hệ con cháu, hàng chục thế hệ vẫn quanh đi quẩn lại chỉ ngần ấy bài đọc, kiên định theo một phương pháp chỉ để phụ huynh thấy quen thuộc, để cha mẹ dễ dàng kèm con, đứa lớn chỉ bài được cho đứa nhỏ, chẳng phải chúng ta đang giậm chân tại chỗ sao?

- “Sách học bây giờ nó cứ gượng gạo kiểu gì ấy nhỉ, không hiểu dạy trẻ kiểu gì nữa? Chả nhẽ dạy lừa nhau là khôn, lười nhác là tốt cho mình, dối trá để có lợi…”.

- “Ca dao tục ngữ, đồng dao, văn chương Việt Nam thiếu gì trích đoạn hay mà toàn mô phỏng và viết lại truyện nước ngoài, mình đọc còn thấy chán nữa là con”.

- “Lời nói không đầu đuôi, cộc lốc, khó hiểu, bạo lực…, không có chút nhân văn nào. SGK viết cho học sinh cả nước học mà toàn thấy tiếng địa phương, nhiều từ vựng mang tính đánh đố. Chẳng trách sao học sinh ngày càng vô lễ, hời hợt, sống vội”.

- “Đọc SGK mới mà thương các con thắt ruột. Giá như trẻ bây giờ được học như ngày xưa thì hay biết mấy!”.

Từ những ngày đầu 5 bộ sách giáo khoa mới được áp dụng dạy cho trẻ lớp 1 năm học 2020 – 2021, những ý kiến tranh cãi gay gắt về sách tiếng Việt như trên đã dày đặc trên các diễn đàn mạng.

Ngoài việc chương trình mới được nhiều phụ huynh phàn nàn là quá nhanh, quá nặng nề so với trẻ, nội dung của sách tiếng Việt cũng là tâm điểm chú ý trong những ngày qua. Các phụ huynh có con vừa chân ướt chân ráo vào lớp 1, những người quan tâm đến vấn đề giáo dục, các chuyên gia, KOLS, các nhà báo… cũng vào cuộc, và đa phần chê trách SGK chương trình mới thậm tệ.

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 1

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 2

Nhiều ý kiến tranh cãi về bộ sách giáo khoa năm nay.

Là một người có con vào lớp 1 năm nay, tôi cũng từng “vật lộn” dạy con học đánh vần, ức chế vì con có quá nhiều bài tập, choáng vì chương trình nhanh như tên bắn… Nhưng xét, tôi thấy SGK mới đúng là không hoàn hảo, nhưng để gọi bằng những từ ngữ tiêu cực như các phụ huynh ở trên, có lẽ đã hơi quá lời!

Hãy bình tĩnh với SGK mới

Sau khi đọc rất kỹ bộ sách tiếng Việt của con tôi cũng như 4 bộ còn lại, đặc biệt là bộ sách Cánh Diều đang tốn rất nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi, tôi thực sự nghĩ các anh chị nên ngồi xuống uống miếng nước, hít thở sâu và… bình tĩnh. Không biết tôi có quá dễ tính hay không, nhưng tôi nghĩ rằng, những vấn đề mà các anh chị đề cập đến đều có lý do cả.

Đầu tiên, các anh chị có lẽ đã bị “đóng đinh” với những bộ SGK cũ và mất quá nhiều công sức để nhớ tiếc nó, nên không nhìn ra:

SGK mới được làm để phù hợp với cách dạy và học theo phương pháp mới

Khác với thời chúng ta, chữ được giới thiệu rất từ tốn. Cả văn bản dài, bài thơ, bài đọc được trích dẫn ra, học sinh sẽ chỉ cần “nhặt” ra chữ/vần/từ chứa vần cần học và ghi nhớ từng chữ cái, sau đó ráp chúng lại bằng cách đánh vần. Chương trình năm nay học nhanh hơn, đòi hỏi cao hơn, trẻ được giới thiệu âm/vần rất sớm và các văn bản được làm ra để phục vụ việc ĐỌC CHỮ, với mục đích cuối là học sinh có thể đọc trơn tru từng tiếng và nhận diện âm.

Do phương pháp dạy và học thay đổi, nên người làm sách khi chọn ngữ liệu cho trẻ lớp 1 có lẽ cũng rất áp lực vì chỉ được chọn ngữ liệu có chứa âm vần đã học. Các tác giả tuân thủ nguyên tắc nếu vần nào chưa được học thì sẽ không đưa tiếng chứa vần đó vào bài đọc, nên văn bản bị gượng ép, trúc trắc cũng không lạ.

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 3

Video đang HOT

Một trong những bài học bị suy diễn và chỉ trích là “tối nghĩa”, “xuyên tạc” truyện ngụ ngôn.

Vẫn biết ngôn ngữ trong SGK phải phổ thông, trong sáng, tránh ngôn ngữ địa phương, vùng miền, tránh từ lạ lẫm với trẻ, nhưng những từ như “thở hí hóp”, “chả”, “nhá”, “má”… được dùng trong sách, nó không phải là tiếng Việt sao? Khi dạy, giáo viên sẽ giải thích cho các con. Tôi thấy lạ khi các anh chị cứ bảo phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng khi SGK đưa vào từ ngữ đa dạng, có trong từ điển đàng hoàng, thế mà anh chị vẫn nhảy dựng lên!

Tôi nói thật, SGK tiếng Việt mà có từ nào chưa hiểu, các anh chị hãy tra từ điển, cùng học với con, giải thích mở rộng cho con bằng từ đồng nghĩa, thế là trẻ được mở rộng vốn từ vựng, có gì mà phải ầm ĩ?

Tôi không thấy việc dùng từ địa phương hay từ cổ trong SGK tào lao, chỉ nghĩ rằng đó là cách giới thiệu những từ ngữ, cách biểu đạt đa dạng, không bị đóng khuôn trong trường từ vựng quá quen thuộc và cũ mòn.

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 4

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 5

Nhiều từ địa phương, từ lạ được đưa vào SGK mới.

Từ mà người soạn SGK dùng không sai (tôi không khen hay nhé!), chỉ có điều nó không dễ, không quá phổ quát, nên giáo viên và phụ huynh cũng phải đọc để đồng hành cùng con.

Lại nói đến nội dung, nhiều người phàn nàn rằng SGK đưa vào những bài học… phản giáo dục, không nhân văn, xa lạ với trẻ. Tôi đồng ý một phần. Quả thực những ví dụ về ngụ ngôn nước ngoài không hẳn là phù hợp để giới thiệu cho trẻ lớp 1. Nhưng cũng cần nói lại, những trang sách các anh chị chia sẻ đang gây tranh cãi luôn có cấu trúc 2 phần, nếu tách riêng từng phần thì đúng là ngô nghê, khó hiểu, nhưng ráp 2 phần lại thì thành ra 1 câu chuyện có đầu có đuôi. Chúng ta có thể chê vụng về, không hay, chứ không thể nói là không có tính giáo dục.

Vì năm nay, trẻ sẽ được dạy theo hướng mở, không tuyên truyền một chiều mà dạy trẻ về cả cái tốt và cái xấu, cái đúng và chưa đúng sai, sau đó hướng dẫn trẻ rút ra bài học đúng.

Giáo viên (và cả phụ huynh) phải đồng hành với trẻ là vì thế. Những truyện ngụ ngôn ấy cũng tương tự như ngày nhỏ ta đọc “Trí khôn của ta đây”, đọc “Trạng Quỳnh”, nhưng lớn lên có phải ai cũng khôn lỏi, mưu mẹo vặt đâu?

Điều được nhất ở sách tiếng Việt mới năm nay, ấy là các nhân vật chính trong sách phần lớn đều thân quen, gần gũi với bé, là người thân, người thường chứ không phải các thần tượng thời đại cũ.

Tinh thần làm sách như thế là mới mẻ, cởi mở, nhưng thao tác và ngôn ngữ thì cần được xem xét lại. Nhưng thao tác thì thay đổi dễ thôi, cái tinh thần mới mẻ kia mới quan trọng. Nếu năm sau SGK có phải sửa đổi, hiệu đính, mong rằng các nhà biên soạn hãy giữ tinh thần đó.

Dạy con thế nào với sách mới?

Điều quan trọng hàng đầu của chúng ta bây giờ với SGK mới, tôi nghĩ không phải là nhặt sạn, mà là gạn đục khơi trong, tìm ra cách để có thể “đối thoại” với SGK, giúp con học tập hiệu quả.

Tôi cho rằng, việc phụ huynh lấy mình ra làm thước đo để nói rằng SGK Tiếng Việt mới có kiến thức quá nặng có lẽ hơi chủ quan.

Theo tâm lý lứa tuổi, với một đứa trẻ 6 tuổi, việc tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ diễn ra rất nhanh, gấp rất nhiều lần so với người trưởng thành do bộ nhớ trong đầu là hoàn toàn mới, dữ liệu chứa trong đó chưa nhiều.

Điều đó giống như chúng ta đã đi quen một con đường hai chiều, chật chội, đông đúc nhưng lại thấy hoàn toàn dễ chịu. Trong khi cũng con đường đó, phân luồng một chiều, đường rộng rãi hơn, ít lộn xộn hơn, chúng ta sẽ cảm thấy bức bối vì chưa thích nghi kịp với sự thay đổi còn người lần đầu đi con đường một chiều đó thì thấy hoàn toàn bình thường. Vì vậy, các anh chị muốn dạy tiếng Việt cho con đang học lớp 1 thì không chỉ phải nghiên cứu trước nội dung và phương pháp dạy học mà còn phải thoát ra khỏi lối mòn tư duy của cá nhân.

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 6

Mô hình phân biệt cách sử dụng chữ “g”, “gh”, “ng”, “ngh” mà tôi viết để dạy con.

Thực tế, cái mới và cái cũ luôn luôn mâu thuẫn, thậm chí xung đột nhau, nhiều khi bác bỏ nhau. Thật nực cười khi những người nhớ tiếc sự nhân văn, trác tuyệt của SGK cũ cảm thấy “tiếc thay” cho lũ trẻ thế hệ 2000 vì không còn sách đó nữa. Cho các con học những bài mà từ thế hệ mẹ qua thế hệ con vẫn không thay đổi, đó là cách dễ, nhưng không phải là cách để tiến lên.

Thế giới thay đổi từng ngày, nhưng phụ huynh chỉ muốn cho con học như mình để tiện kèm chẳng phải là muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao?

Tôi hiểu rằng tất cả chúng ta đều sốc vì sự thay đổi đột ngột này. Đáng lẽ, Bộ GD&ĐT cho thí điểm trước khi đưa vào chính thức thì sẽ đỡ hơn. Nhưng sự thật là chúng ta cần tìm cách để giúp con học vui với bộ SGK mà trường con chọn. Đầu lớp 1, mới bắt đầu học ghép vần thì bài đọc chỉ loanh quanh mấy chữ đã học, những âm dễ, vần ngắn, nên đôi khi câu văn sẽ gượng ép, lủng củng, kỳ cục. Chúng ta muốn có văn chương mượt mà, ấm áp tình cảm, giáo dục cao thì đợi đến khi con đọc thông viết thạo, lúc ấy sách không đáp ứng thì hẵng phê bình chứ!

SGK không phải là con đường duy nhất dẫn đến tri thức.

Sách hay, sách tốt bây giờ nhan nhản, anh chị mua về đọc cho con nghe, vừa luyện thêm chữ vừa nuôi nấng tâm hồn non nớt của con. Nếu giả sử thích SGK cũ quá, cứ tải về đem in ra mà cho con xem, mà đố chữ gieo vần. Nhưng nhớ là đừng trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đừng bê y xì kiểu đánh vần cũ mà áp dụng, làm con bối rối vì cô dạy một kiểu, bố mẹ dạy kiểu khác nhé!

Một điều nữa tôi cũng cần nói, ấy là thái độ phản biện của chúng ta về SGK mới. Từ các diễn đàn mạng đến ngoài đời, người tỏ thái độ chán nản cũng lắm mà người chửi nhóm tác giả biên soạn đầu óc ngu dốt, nhân cách tồi tệ cũng nhiều. Suy nghĩ logic một chút đi các anh chị, đâu có ai muốn dạy trẻ con lười biếng, khôn lỏi, lọc lừa… chứ?

Nên nhớ, theo chương trình mới, SGK không phải là pháp lệnh, nghĩa là bài đọc chỉ mang tính gợi ý, còn việc dạy cần sự sáng tạo, truyền tải, tâm huyết của giáo viên. Với cách học mới này, trẻ cũng phải tư duy nhiều hơn, được có cơ hội phát biểu ý kiến, đặt vấn đề nhiều hơn, thay vì học thụ động, một chiều.

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 7

Như cái bài ví dụ Bi có 3 quả cam trong cặp mà anh chị chê trách, cậu bé vặn lại chị thì bị bảo là trả treo, hỗn láo, nhưng thú thật, trẻ con nhà tôi toàn nói thế. Chúng để ý từng tí lời người lớn, tìm ra các lỗ hổng hoặc phát ngôn chưa đúng, chưa chuẩn mực của người lớn mà lên tiếng. Cái gì sai sự thật là bị vặn ngay. Trẻ con bây giờ không “ngoan” theo kiểu gọi dạ bảo vâng, mà ngoan theo những nguyên tắc. Giống như ngày xưa đứa trẻ nào ra đường, nhìn thấy người lớn mà không chào lập tức sẽ bị bảo là hỗn. Còn thời nay, người lớn cũng cần học các tôn trọng, chào hỏi trẻ vậy.

Hơn nữa, có thể trong SGK mới, cách thức tổ chức bài học gây tranh cãi, cách ép vần, dùng quá nhiều ví dụ từ ngụ ngôn nước ngoài cần phải xem xét lại, nhưng khi muốn phê bình, người phản biện cần phải có chuyên môn ngôn ngữ, sư phạm, tâm lý lứa tuổi… đã. Tức là tranh luận đúng vấn đề, dựa trên các lý thuyết, nghiên cứu cụ thể, và phải biết mình ở đâu, đang nói cái gì đã.

Nếu không có chuyên môn, những phụ huynh chỉ nên thắc mắc, không nên phán xét thứ không phải là chuyên môn của mình.

Thật lạ là người ta ít khi đòi sửa máy tính thay kỹ sư, tính tiền giúp kế toán, thậm chí chẳng mấy khi đòi dạy hóa học thay thầy giáo hóa học, nhưng lại rất dễ dàng “làm thầy” của thầy giáo dạy văn và thích phán bệnh thay bác sĩ.

Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? - Hình 8

Cuối cùng, các anh chị ạ, hãy đưa ra quan điểm phản biện một cách văn minh. Chúng ta có quyền lên tiếng vì sự học của con cái mình, của những mầm non đất nước mình, có quyền bày tỏ bức xúc với SGK, nhưng chỉ nên tập trung vào chủ thể đó, thay vì tấn công cá nhân những người viết sách, chủ biên sách hoặc lên đồng chửi bới cả nền giáo dục. Tấn công cá nhân, hạ bệ uy tín, danh dự người khác là một sự ngụy biện xấu xí mà nhiều người ưa vin vào để làm sức mạnh cho mình, nhưng nó không phải là luận điểm, luận cứ lành mạnh trong tranh luận.

“Muốn qua thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Con cái chúng ta có thể hay chữ, giỏi giang hay không thì chưa biết, còn cả một tương lai phía trước để thẩm định. Cầu Kiều có vững chắc hay không thì cũng cần đợi các “kỹ sư” xem xét lại. Nhưng có một điều chắc chắn, sự tử tế, lòng trắc ẩn, sự biết ơn… của chúng cần rất nhiều chăm bón, giáo dục của chúng ta. Chúng ta sẽ dạy gì cho con, nếu cứ lớn tiếng thóa mạ, chỉ trích những người đang xây nền móng giáo dục của chúng bằng những ngôn từ hằn học và định kiến?

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây!

Thời đi học, ngoài thầy cô, phụ huynh cũng là người mà đứa trẻ nào cũng phải 'dè chừng'. Học làm sao, chơi thế nào để không làm bố mẹ giận hay không bị ăn đòn cũng khiến nhiều người 'đau đầu'.

Khi các con phạm lỗi, nhiều bậc phụ huynh có cách 'trừng phạt' không giống ai và đôi khi lầy không kém khiến chúng ta chỉ biết dở khóc dở cười.

Có lẽ nhiều người đã biết học sinh Nhật Bản có thời khóa biểu học khá khác biệt so với học sinh Việt Nam. Học sinh Nhật phải ở trường cả ngày, khi nghỉ trưa các em thường mua đồ ăn nhanh hoặc đem theo hộp cơm trưa làm sẵn tại nhà.

Các hộp cơm ấy phần lớn là nhờ bàn tay của các người mẹ dậy sớm chuẩn bị cho các con, có người mẹ nào không muốn chuẩn bị cho con mình món ngon đâu chứ? Nhưng đôi khi cũng có nhưng ngoại lệ tạo nên những câu chuyện dở khóc dở cười.

Mới đây, trên Twitter chia sẻ hình ảnh những hộp cơm 'đầy tình thương' do các bà mẹ Nhật Bản chuẩn bị cho con khi chúng đang lỡ chọc giận mẹ, và dân tình thì được dịp cười nghiêng ngả vì sự dạy bảo 'quái chiêu' của các mẹ.

Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây! - Hình 1

'Khi bạn tôi mở hộp cơm và chỉ biết á khẩu'.

Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây! - Hình 2

'Mở hộp cơ ra chỉ thấy miếng đậu phụ luộc... Má ơi con đã làm gì khiến má giận sao ?'

Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây! - Hình 3

'Tối hôm trước cãi nhau với mẹ và hôm sau thấy hộp cơm này luôn'. Trong hộp là mơ chua cùng một xíu cơm.

Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây! - Hình 4

'Má tui buồn ngủ hay sao mà cho cả chai nước vô đây thế này.'

Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây! - Hình 5

Tới giờ ăn. hí hửng mở hộp cơm trưa ra và cái kết... Chữ trên giấy: 'Mẹ bây mệt quá rồi!'

Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây! - Hình 6

Hộp cơm của bạn tôi. Hình như hôm qua nó trót cãi nhau với má nên hôm sau má nó đưa hộp cơ kèm bức thư nát cả lòng thế này...Chữ trên bức thư: Tội lỗi và trừng phạt.

Bởi vậy mới nói, bài học rút ra là đừng bao giờ chọc giận mẹ nhé!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sảnMua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
14:01:41 19/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xaBé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xa
19:59:10 18/12/2024
Vụ giúp việc bị tố bạo hành bé hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội: Bị "bóc phốt" đánh con nhà chủ cũ chưa lâu?Vụ giúp việc bị tố bạo hành bé hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội: Bị "bóc phốt" đánh con nhà chủ cũ chưa lâu?
09:29:59 18/12/2024
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tớiNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
23:42:53 19/12/2024
Hàng loạt cặp đôi nổi tiếng công bố ly hôn, chia tay trong năm 2024Hàng loạt cặp đôi nổi tiếng công bố ly hôn, chia tay trong năm 2024
14:02:01 18/12/2024

Tin đang nóng

Vừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉVừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉ
05:40:58 20/12/2024
Lấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từLấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từ
05:47:38 20/12/2024
Ngày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷNgày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷ
05:43:59 20/12/2024
Bảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việcBảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việc
05:50:47 20/12/2024
Bức hình khó tin của Song Hye KyoBức hình khó tin của Song Hye Kyo
06:09:00 20/12/2024
Anh trai mang lợn quay về giỗ mẹ, em gái ném đi trước mặt kháchAnh trai mang lợn quay về giỗ mẹ, em gái ném đi trước mặt khách
05:37:41 20/12/2024
Camera bắt cảnh Nhã Phương vội gặp 1 người bí ẩn trùm kín mít, phản ứng khi đụng mặt mới đáng bànCamera bắt cảnh Nhã Phương vội gặp 1 người bí ẩn trùm kín mít, phản ứng khi đụng mặt mới đáng bàn
06:37:01 20/12/2024
Hoa hậu Vbiz bất ngờ đụng mặt "tiểu tam" trên thảm đỏ, chuyện gì đây?Hoa hậu Vbiz bất ngờ đụng mặt "tiểu tam" trên thảm đỏ, chuyện gì đây?
06:44:10 20/12/2024

Tin mới nhất

Trúng số 3.200 tỷ đồng, sau 10 năm người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng

Trúng số 3.200 tỷ đồng, sau 10 năm người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng

07:54:20 20/12/2024
Vào tháng 3/2014, Neil Trotter (Anh) đã trúng gần 108 triệu bảng Anh (hơn 3.200 tỷ VNĐ) nhờ vé số EuroMillions và trở thành triệu phú.
Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

23:15:54 19/12/2024
Theo một bài đăng trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư (Trung Quốc), tại Hồng Kông ghi nhận trường hợp về gia đình chị Tiểu Bi gồm 3 người (bố mẹ và con nhỏ) cùng sống trong một căn hộ rộng 10m.
Bố chồng đi họp lớp về xách theo một túi bóng đen to đùng, thứ bên trong khiến mẹ chồng tái xanh mặt mày

Bố chồng đi họp lớp về xách theo một túi bóng đen to đùng, thứ bên trong khiến mẹ chồng tái xanh mặt mày

23:13:57 19/12/2024
Câu chuyện được chia sẻ trên toutiao đang nhận về nhiều lượt tương tác từ netizen. Câu chuyện về bố mẹ chồng khiến nàng dâu trăn trở.
Mẹ suýt vô tình gây họa khi đưa con gái 8 tuổi ra đường lớn tập xe

Mẹ suýt vô tình gây họa khi đưa con gái 8 tuổi ra đường lớn tập xe

22:49:49 19/12/2024
Đang di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận Hương Khê, Hà Tĩnh), ô tô tải bất ngờ bị bé gái đi xe đạp cùng chiều tạt ngang đầu để sang đường.
Nam tài xế công nghệ nổi tiếng với màn thổi sáo khi dừng chờ đèn đỏ

Nam tài xế công nghệ nổi tiếng với màn thổi sáo khi dừng chờ đèn đỏ

22:30:09 19/12/2024
Mới đây, mạng xã hội tại Trung Quốc xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nam tài xế giao hàng công nghệ thổi sáo khi dừng đèn đỏ ở Thượng Hải, khiến người xem thích thú.
Bố nông dân nuôi con gái học RMIT gây sốt mạng: Có học kỳ phải bán 3 con bò

Bố nông dân nuôi con gái học RMIT gây sốt mạng: Có học kỳ phải bán 3 con bò

22:10:10 19/12/2024
Video đôi chân lấm lem của ông Trần Văn Lộc, người bố nông dân ở Lâm Đồng nuôi con gái Trần Thị Ái Vi học RMIT, đang gây sốt mạng xã hội vì câu chuyện xúc động phía sau.
3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

20:43:52 19/12/2024
Olympia đã phát sóng được 24 mùa và vẫn giữ vững sức hút với khán giả cả nước, trở thành sân chơi học thuật uy tín nhất với học sinh lứa tuổi THPT.
Danh tính nhóm kỹ sư trẻ được page Thông tin Chính phủ đăng ảnh lúc 1h sáng: Nét đẹp tri thức là đây!

Danh tính nhóm kỹ sư trẻ được page Thông tin Chính phủ đăng ảnh lúc 1h sáng: Nét đẹp tri thức là đây!

20:37:35 19/12/2024
1h sáng 19/12, page Thông tin Chính phủ đã đăng tải thông tin về nhóm kỹ sư trẻ nghiên cứu ra kính ngắm đêm hiện đại cho Quân đội Việt Nam thu hút sự chú ý từ công chúng.
Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

13:34:14 19/12/2024
Jyoti có mối quan hệ với một cô gái ở Gopal Sahi. Thanh niên này liên tục gây sức ép buộc cô kết hôn với anh ta. Hắn còn dọa sẽ tiết lộ những khoảnh khắc riêng tư của họ nếu cô không đồng ý.
Bóng sáng mập mờ trong một lớp học lúc 5h sáng khiến nhiều người nổi da gà, sau đó lại lén lau nước mắt

Bóng sáng mập mờ trong một lớp học lúc 5h sáng khiến nhiều người nổi da gà, sau đó lại lén lau nước mắt

13:14:41 19/12/2024
Cuộc sống học tập ngày càng trở nên căng thẳng với nhịp độ hối hả và áp lực từ nhiều phía. Học sinh không chỉ đối mặt với khối lượng bài vở lớn mà còn phải cân bằng giữa học tập, hoạt động ngoại khóa và kỳ vọng từ gia đình, nhà trường.
Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng: "Mình bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng"

Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng: "Mình bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng"

13:12:09 19/12/2024
Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong một hội nhóm phụ huynh Hà Nội nhận được sự quan tâm của dân tình. Nhiều người đọc xong câu chuyện của chị đã cảm thấy đau xé lòng thay chị.
Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi "cưa đổ" luôn bà chủ 40 tuổi

Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi "cưa đổ" luôn bà chủ 40 tuổi

12:03:00 19/12/2024
Câu chuyện tình yêu đũa lệch giữa chàng trai trẻ và nữ chủ nhà lớn hơn 20 tuổi đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng.

Có thể bạn quan tâm

6 món đồ tưởng hiện đại nhưng lại "hại điện": Tỉ lệ hối hận sau khi mua bằng 100%

6 món đồ tưởng hiện đại nhưng lại "hại điện": Tỉ lệ hối hận sau khi mua bằng 100%

Sáng tạo

07:59:20 20/12/2024
Trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay, một số thiết bị gia dụng thực tế đã rơi khỏi ngôi vương , không còn đáng để đầu tư nữa.
Vụ phóng hỏa chết 11 người vì mâu thuẫn: Góc nhìn chuyên gia tội phạm học

Vụ phóng hỏa chết 11 người vì mâu thuẫn: Góc nhìn chuyên gia tội phạm học

Pháp luật

07:55:24 20/12/2024
Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, hành vi của Cao Văn Hùng là cực đoan và nguy hiểm, xuất phát từ tâm lý ức chế khi đối mặt với những mâu thuẫn không được giải quyết triệt để.
Vợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngại

Vợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngại

Góc tâm tình

07:49:38 20/12/2024
Nhà tôi có 4 người: Vợ chồng tôi và hai đứa con, một bé 8 tuổi và một bé 5 tuổi. Với mức sống trung bình, vợ chồng tôi luôn cố gắng để lo đủ ăn, đủ mặc cho con, chẳng dư dả gì.
ISW phản bác số liệu do Moscow công bố về diện tích Nga kiểm soát ở Ukraine

ISW phản bác số liệu do Moscow công bố về diện tích Nga kiểm soát ở Ukraine

Thế giới

07:47:18 20/12/2024
Các nhà phân tích tại ISW đã chỉ ra rằng Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov, đã phóng đại dữ liệu về các vùng lãnh thổ Ukraine do lực lượng Moscow kiểm soát trong năm nay.
Du khách bất ngờ phát hiện ổ trứng khủng long hóa thạch trong công viên

Du khách bất ngờ phát hiện ổ trứng khủng long hóa thạch trong công viên

Lạ vui

07:45:46 20/12/2024
TRUNG QUỐC - Một ổ gồm 6 quả trứng khủng long hóa thạch bất ngờ được 2 du khách phát hiện khi đang tham quan một công viên ở thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông.
Sao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắng

Sao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắng

Hậu trường phim

07:31:31 20/12/2024
Adrien Brody là một ngôi sao tài năng và điển trai của Hollywood, nhưng không phải vì thế mà khi nam diễn viên có hành động khiếm nhã với nữ minh tinh Halle Berry, anh được tha thứ dễ dàng.
Thành viên hát hay nhất BLACKPINK bị chê bai

Thành viên hát hay nhất BLACKPINK bị chê bai

Nhạc quốc tế

07:25:24 20/12/2024
Chuyên trang Pitchfork chấm album đầu tay của Rosé vỏn vẹn 5.5 điểm - mức điểm trung bình thấp cùng nhiều lời đánh giá gay gắt.
Song Hye Kyo tham gia chương trình giải trí sau 17 năm

Song Hye Kyo tham gia chương trình giải trí sau 17 năm

Sao châu á

07:20:37 20/12/2024
Ngày (18/12), đại diện của đài tvN đã nói với SPOTV News rằng Song Hye Kyo sẽ xuất hiện trong chương trình You Quiz on the Block .
Nhà mình lạ lắm - Tập 3: Huân bị chủ nợ tìm thấy, Thanh Mỹ nhớ ra một vài ký ức của vụ tai nạn

Nhà mình lạ lắm - Tập 3: Huân bị chủ nợ tìm thấy, Thanh Mỹ nhớ ra một vài ký ức của vụ tai nạn

Phim việt

07:04:40 20/12/2024
Huân đã giấu nhẹm số tiền tạm ứng 50 triệu đồng được nhận từ Thanh, không đưa đồng nào cho mọi người trong nhóm.
Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."

Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."

Sao việt

06:53:54 20/12/2024
Chính tình yêu, sự chân thành của Châu Bùi đã khiến anh bắt đầu có sự nghiêm túc, chín chắn hơn khi nghĩ về hôn nhân.
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

Tin nổi bật

06:41:10 20/12/2024
Từ đầu năm, bệnh viện chuyên khoa Truyền nhiễm tuyến cuối tại TPHCM đã điều trị hàng chục ca bệnh sốt rét từ nước ngoài về, trong đó đa phần ở châu Phi.