Lạ nhất Việt Nam: Nuôi heo rừng 200 kg làm thú cưng
Chuyện một con heo rừng nặng 200kg được nuôi làm thú cưng đang khiến nhiều người tò mò, thích thú. Ngoai cân năng khung, chú heo này gây chú ý còn bởi rất thông minh, biêt dôi hơn, giả chêt lúc bị chủ la măng.
Nuôi heo rừng nặng 200kg làm thú cưng
Con heo rưng lai 2 năm tuôi, nặng 200kg nay đươc hai người phụ nữ tai huyên Binh Chanh TP. HCM nuôi làm thú cưng, đăt tên là bé Ủn. Họ coi chú heo như môt thanh viên trong gia đinh.
Gia đinh chi Hanh rât yêu quy be Un.
Chi Huỳnh Thị Mỹ Hạnh cho biết trên ĐS & PL, be Un rất thông minh. Đặc biệt, khi bi la măng, be Un con biêt dôi hơn, thâm chi “gia chêt” đê lây long chu. Tai gia đinh chị, be Un đươc chăm soc không khac môt em be. Mua mưa, Un đươc năm nơi khô thoang, lanh đươc đăp mên. Chú heo này con đươc tăm gôi thương xuyên băng sưa tăm.
Gân đây, be Un đươc nhiêu ngươi đên xem, xin chup hinh chung. Nhưng ngươi đên “thăm” be Un đêu công nhân, chú rât hiên và thông minh.
Dàn bonsai khế cổ, sơ ri ‘khủng’ quý hiếm của đại gia Thái Nguyên
Sở hữu một cây khế cổ đã quý, thế nhưng một tay chơi đất Thái Nguyên lại có gần chục cây, giá trị nhiều tỷ đồng. Dân Việt thông tin, tay chơi này là Lê Văn Dũng (TP. Sông Công). Anh Dũng là một tay chơi cây cảnh có tiếng bởi cách chơi cây không giống ai. Trong vườn cây rộng hàng chục héc ta của anh Dũng có rất nhiều loại cây cảnh, mỗi loại cây có cả bộ sưu tập và cây khế là một trong số đó.
Dàn bonsai khế quý hiếm của đại gia Thái Nguyên.
Nổi bật nhất là cây khế cổ “Trực quân tử” được mua từ miền Nam rất có giá trị. Cây có giá trị tiền tỷ và nằm trong top những cây khế đẹp nhất Việt Nam.
Không chỉ sưu tầm các loại cây trong nước, anh Dũng còn sưu tầm sơ ri Mỹ, Đài Loan. Trong đó, có cây sơ ri Mỹ bonsai cổ thụ, dáng như một con rồng đang bay lên. Cây sơ ri này đã đạt giải vàng Triển lãm bonsai Châu Á Thái Bình Dương năm 2017. Để sở hữu cây sơ ri này, anh phải bỏ ra một số tiền rất lớn mới đem về được Việt Nam.
Cây sanh lá móng cổ thụ giá chục tỷ hiếm có ở Hà Nội
Dân trí thông tin, “Cửu long tranh châu” là một cây cảnh nghệ thuật thuộc dòng cây sanh cổ xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Tác phẩm này được coi là độc nhất vô nhị cả về tuổi đời của cây, lịch sử, sự bề thế và được xếp vào một trong 19 kỷ lục của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Cây sanh lá móng cổ thụ giá chục tỷ ở Hà Nội.
Tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức xác lập đây là “cây sanh cổ trồng chậu có chu vi bộ rễ lớn nhất Việt Nam” vào năm 2010. Ngay từ năm 2010, cây sanh này đã được định giá lên tới cả chục tỷ đồng.
Đáng lưy ý, đây là loại sanh lá móng, một loại sanh quý được giới sành chơi cây cảnh nghệ thuật đặc biệt ưa thích bởi có nhiều ưu điểm như lá đẹp, mau dăm, thân u ục nần nù, quanh năm ra lộc và lộc có màu rất đẹp…
Siêu phẩm ổi có u cục kỳ quái, trả tiền tỷ không bán
Một cây ổi dáng kỳ quái, được giới chơi cây cảnh đặt cho cái tên “Tể tướng Lưu gù” vì những vết gập hồi đầu của thân chính đã phát nu cục trông giống như cái lưng gù. Theo một số chuyên gia, cây có tuổi đời trên 100 năm.
Siêu phẩm ổi có u cục kỳ quái.
Chủ nhân của tác phẩm ổi quý hiếm này là anh Lê Văn Dũng (TP. Sông Công, Thái Nguyên). Anh Dũng cho biết trên Dân Việt, anh mua tác phẩm cách đây hơn 10 năm với giá 350 triệu đồng. “Thời điểm cây cảnh sốt, có người trả hơn 1 tỷ đồng nhưng tôi không bán”, anh Dũng nói trên báo này.
Lạ mà hay: Trồng dưa leo treo lơ lửng, thu tấn trái
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay, anh Nguyễn Xuân Nam (Bắc Ninh) là một thương nhân kinh doanh xăng dầu nhưng lại có niềm đam mê sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và an toàn. Đầu năm 2020, anh Nam mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi 1.000 m2 diện tích đất để trồng dưa chuột bằng hình thức dựng cọc bê tông chống đỡ (cao 2,5m), che phủ bằng dàn lưới mắt thưa và hệ thống tưới nhỏ giọt tự động.
Mô hình trồng dưa chuột áp dụng công nghệ cao của anh Nam.
Lúc mới triển khai anh Nam vấp phải rất nhiều khó khăn vì phương pháp này khác hẳn so với phương pháp trồng truyền thống từ cách phối trộn giá thể trồng, dựng cọc bê tông, lựa chọn giống hay cách treo bầu, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt… Hiện mỗi vụ anh có thể thu nhập khoảng 30-40 triệu đồng/1.000 m2.
Thung lũng 300.000 gốc hoa hồng, lớn nhất Việt Nam
Thung lũng hoa hồng kỷ lục có diện tích lên tới 50.000 m2, với hơn 300.000 gốc hồng, quy tụ hơn 150 giống hồng danh tiếng nhất Sa Pa, Việt Nam và thế giới.
Vườn hồng lớn nhất Việt Nam, quy tụ 300.000 gốc.
Tại đây, hội tụ gần như mọi giống hồng cổ được yêu thích nhất ở Việt Nam, từ hồng cổ Sa Pa, hồng cổ Huế, hồng cổ Hải Phòng, hồng cổ Sơn La, hồng Vân Khôi, hồng điều,… đến những gốc hoa ngoại nhập từ Anh, Pháp, Nhật,…
Nhưng có lẽ điểm nhấn ấn tượng nhất của thung lũng hoa hồng là những thảm hồng leo đỏ rực rỡ mà chỉ Sa Pa mới có.
Lan rừng giả hạc đột biến quý hiếm, ai xem cũng xuýt xoa
Giới chơi lan đang rộ lên phong trào tìm kiếm, sưu tầm những giống lan “đẹp – độc đáo – dị biệt”. Chúng là những giống lan rừng đột biến, mang màu sắc, hình dáng hoa khác với giống lan rừng cùng loại.
Người yêu lan ở nhiều tỉnh thành về Phú Yên chiêm ngưỡng giò lan đột biến quý hiếm.
Báo Phú Yên thông tin, gần đây, người yêu lan ở nhiều tỉnh, thành về Phú Yên chiêm ngưỡng giò lan đột biến do vườn lan Ngọc Dung giới thiệu.
Đặc điểm nổi bật của giò lan phi điệp (lan giả hạc đột biến) này chính là màu sắc và mặt hoa. Mặt hoa đẹp hài hòa, cánh đỉnh cao, vươn thẳng, xếp đều nhau. Khác với các loại lan phi điệp thông thường (có cánh hoa màu tím), năm cánh của loại phi điệp đột biến này có màu trắng, trong như ngọc. Đặc biệt, sau khi nở từ 3-5 tiếng, hoa lan đột biến tỏa hương thoang thoảng, bay xa, rất quyến rũ…
Nhà gỗ cổ ‘độc nhất’ Bắc Bộ, bao quanh sân là vườn sen thơm ngát
Dân trí phản ánh, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, nhà vườn theo lối truyền thống Bắc Bộ của gia đình ông Tạ Hồng Điệp (Thường Tín, Hà Nội) bình yên, tách biệt hẳn với sự xô bồ của phố thị.
Ngôi nhà gỗ cổ, bao quanh sân là vườn sen thơm ngát
Video đang HOT
Căn nhà được làm từ gỗ lim, lợp ngói ri, với 3 gian được xây dựng từ những năm 1922. Trải qua những thăng trầm lịch sử, căn nhà vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Trong nhà cổ của gia đình ông Điệp hiện vẫn còn bộ hoành phi dát vàng, câu đối khảm trai từ năm 1917.
Trong khuôn viên sân vườn rộng 1.000m2, ông Điệp tận dụng trồng đủ các loại cây cảnh và hoa. Nổi bật nhất là những chậu sen cung đình được đặt ngay trước sân bàn uống nước. Vào mùa sen nở, cả khoảng sân bừng nở rực rỡ, tỏa hương thơm ngát, vô cùng ấn tượng.
Lạ kỳ giếng cổ quanh năm nước trong xanh, mát lạnh giữa lòng Hà Nội: "Những cụ cao tuổi nhất cũng không biết giếng có từ bao giờ"
Giữa lòng Thủ đô Hà Nội hiện đại, náo nhiệt ngày nay vẫn còn tồn tại những chiếc giếng từ cổ xưa, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử.
Có những chiếc giếng cổ đã cạn nước nhưng cũng có giếng quanh năm nước trong xanh mát lạnh.
"Nên duyên vợ chồng từ chiếc giếng làng"
Tìm đến tổ 11, làng Trung Kính Thượng, phường Trung Hòa, (Cầu Giấy, Hà Nội), hỏi đến chiếc giếng cổ quanh năm nước trong xanh mát lạnh thì ai ai cũng biết đến. Ngay cả những người dân từ tỉnh thành khác đến đây cũng biết đến sự tồn tại của chiếc giếng này.
Chiếc giếng cổ ngày nay đã được tôn tạo và được người dân sử dụng hàng ngày.
Giếng không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, bề dày lịch sử mà còn có giá trị thực tiễn với đời sống hiện đại ngày nay khi quanh năm vẫn luôn đầy ắp những dòng nước trong xanh, mát lạnh cung cấp cho người dân quanh vùng.
Theo những người dân nơi đây cho biết, chiếc giếng cổ đã có từ hàng trăm năm trước, không ai trong làng còn biết rõ chiếc giếng cổ đã có chính xác từ bao giờ. Từ những bậc bô lão lớn tuổi nhất trong vùng cũng chỉ nhớ từ còn nhỏ giếng đã được mọi người trong làng sử dụng, sau nhiều lần tôn tạo thì tồn tại cho tới ngày nay.
Hàng ngày mọi người đi qua cần sử dụng nước đều ghé vào chiếc giếng cổ của làng.
Miệng giếng được tôn cao lên để đảm bảo an toàn.
Nước giếng quanh năm trong xanh mát lạnh.
Vẫn như hàng ngày, bà Trần Thị Liệu (65 tuổi), đang ra giếng làng mải miết kéo những xô nước mát lạnh từ dưới lòng giếng để sinh hoạt rửa rau, giặt quần áo.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Liệu cho biết, gia đình bà và nhiều hộ dân quanh khu vực vẫn đến lấy nước sinh hoạt hàng ngày tại đây. Hầu hết mọi sinh hoạt đều sử dụng nước tại chiếc giếng cổ của làng.
"Dù quanh vùng nước giếng khoan có đá vôi và có mùi khó chịu không thể dùng được thì giếng cổ này quanh năm đầy nước trong xanh mát lạnh nên chúng tôi vẫn sử dụng giếng hàng ngày. Mọi sinh hoạt của nhà tôi như rửa thực phẩm, giặt quần áo... đều ra đây dùng nước giếng cổ này", bà Liệu chia sẻ.
Giếng quanh năm không bao giờ cạn nước.
Người dân sử dụng nước giếng để rửa thực phẩm và giặt đồ hàng ngày.
Theo bà Liệu, trước đây giếng cổ không có miệng giếng và phần sân bao bọc xung quanh. Thời gian trôi đi, giếng được tôn tạo, xây miệng giếng cao để đảm bảo an toàn, quanh giếng cũng được đổ sân bê tông để đảm bảo vệ sinh cho mọi người sử dụng.
Tồn tại qua nhiều thăng trầm, ngày nay giếng cổ là một phần ký ức không thể thiếu của bao thế hệ nơi đây. Ngày nay, người dân quanh làng cũng dựng lên ban thờ để thường xuyên thắp nhang cầu may tại đây như một nét đẹp văn hóa.
Bà Liệu nhớ lại những thăng trầm, kỷ niệm bên chiếc giếng cổ của làng.
Nhiều hộ gia đình lắp ống dẫn nước về nhà sử dụng.
Đối với người dân nơi đây, chiếc giếng cổ không chỉ đơn thuần là giếng để mọi người lấy nước sử dụng hàng ngày mà còn là món ăn tinh thần, là ký ức, kỉ niệm của nhiều thế hệ đã sinh sống bao đời nay tại đây.
"Có đứa cháu cũng nên duyên vợ chồng từ cái giếng cổ này. Hồi trước có bà trong xóm hay ra giếng lấy nước để dùng, mỗi khi thịt con gà, con vịt là cũng lại ra đây ngồi làm rồi tâm sự với một anh trong xóm. Ấy thế mà sau này 2 người nên duyên vợ chồng. Mãi sau này tôi vẫn hay đùa là nhờ có cái giếng cổ mới lấy được nhau", bà Liệu cười nói.
Nhiều người đi làm về thường ghé qua tắm rửa như một thói quen.
Hàng ngày, người dân quanh khu vực mỗi khi đi qua có việc gì cần sử dụng đến nước đều ghé qua chiếc giếng cổ của làng để dùng. Mọi người không ai bảo ai, mỗi khi sinh hoạt sử dụng nước tại giếng đều tự giác dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh chung.
"Mỗi khi quanh khu vực mất nước, mọi người lại kéo nhau đến giếng cổ của làng để lấy nước về dùng, nước trong xanh đến độ mọi người dùng để pha trà vẫn có thể uống bình thường. Nhiều người lấy khiến nước trong giếng cạn xuống nhìn thấy rõ mạch nước phun ra thích mắt lắm", bà Liệu tâm sự.
Tục lệ xin sữa bên giếng cổ và vết thời gian in hằn trên đá
Cũng nằm trong làng Trung Kính Thượng, cách chiếc giếng tại tổ 11 không xa, còn tồn tại một chiếc giếng cổ được người dân đánh giá là tồn tại lâu đời nhất nơi đây.
Chiếc giếng được cho rằng cổ nhất vùng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đăng Liêm (68 tuổi) một người dân sinh sống nhiều đời tại làng cho biết, trước đây giếng vẫn đầy nước để người dân quanh vùng sử dụng nhưng ngày nay giếng đã không còn nước.
"Thời tôi còn trẻ giếng có ban thờ đến ngày nay giếng được tôn tạo thêm mái và tường bao quanh. Ngày nay do không còn được sử dụng nên miệng giếng cũng mới được tạo cửa đóng lại để đảm bảo an toàn. Còn về việc giếng đã có từ bao giờ thì may ra chỉ còn các cụ cao niên trong vùng mới có thể nắm rõ được", ông Liêm cho biết.
Ngày nay giếng đã không còn nước và được lắp cửa bịt miệng giếng lại để giữ gìn.
Trải qua nhiều đời dùng dây kéo nước, miệng giếng để lại những vết thời gian rõ nét trên đá.
Theo ông Nguyễn Bá Toàn (86 tuổi), một cao niên trong làng cho biết, theo các cụ đời trước truyền lại thì giếng có tuổi đời ít nhất từ thời lập Làng Kính Chủ, thời Hùng Vương, nay là Trung Kính Thượng thuộc phường Trung Hòa (Cầu Giấy - Hà Nội).
"Thần phả của làng ghi lại thì thời đó có một vị tướng giỏi của vua Hùng Vương thứ 18, khi giặc đến, ông được vua sai đóng quân tại làng Kính Chủ. Tại đây, vị tướng đã lấy một người con gái trong làng làm vợ lẽ. Đến khi ông mất, người dân nơi đây đã lập dinh thờ tự vị tướng. Cái giếng cổ ngày nay có từ thời , gắn liền với bao thế hệ sinh sống lâu đời tại đây", ông Toàn chia sẻ.
Trải qua bao thế hệ, miệng giếng giờ đây vẫn in hằn những vết tích trên đá do người dân dùng dây kéo từng gầu nước qua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.
"Giờ tôi 86 tuổi, từ cái thời tôi mới lên 9 lên 10 tuổi thì giếng này vẫn được mọi người trong làng sử dụng hàng ngày. Trước đây giếng chỉ có cái bệ trống thiên, năm nào mọi người cũng cùng nhau khơi giếng để lấy nước sử dụng nhiều kỷ niệm lắm", ông Toàn nói.
Theo quan niệm xưa, nước nuôi dưỡng con người và sữa nuôi dưỡng trẻ sơ sinh nên các cụ trồng cây hoa sữa bên giếng. Mới đây do cây cũng đã sâu bệnh nên được chặt bỏ.
Tục truyền rằng, những phụ nữ thiếu sữa nuôi con thì sắm lễ mang ra giếng cổ của làng làm lễ cầu xin. Sau đó, người mẹ bứt cành hoa sữa treo vào hai đầu đòn gánh rồi đem về treo tại nhà mình sau một thời gian sẽ có nhiều sữa cho con bú.
Ngày nay, những tục lệ đã không còn nhưng những ký ức và các giai thoại bên những chiếc giếng cổ vẫn còn lưu giữ mãi trong tâm thức của mỗi người dân nơi đây.
John Travolta - nam tài tử gạo cội hollywood, sự nghiệp chật vật vì scandal giới tính John Travolta là một trong những diễn viên gạo cội của Hollywood. Trong suốt sự nghiệp diễn xuất của mình, ông đã góp mặt trong nhiều bộ phim gây ấn tượng mạnh với thế hệ khán giả 7x, 8x và 9x. Thế nhưng, cuộc đời của nam diễn viên nổi tiếng này cũng không tránh khỏi những nốt thăng trầm của cuộc sống...