Lạ ngon bún chả chan Mai Hắc Đế
Tạm quên món bún chả chấm quen thuộc, hôm nay hãy cùng chúng tôi đi ăn thử món bún chả chan xem hương vị có gì đặc biệt nhé.
Hẳn với bất cứ ai đã từng yêu những góc phố cổ, con người, ẩm thực hè phố Hà Nội đều đã từng yêu cả món bún chả. Miếng chả băm thì tròn chặn ngọt thịt vừa miệng, chả miếng đậm đà giòn sật cả miếng bì. Nước chấm pha thật vừa thật khéo đủ vị chua ngọt thêm chút cay cay của miếng ớt dậy mùi tỏi thơm, ăn ghém cùng dưa góp được muối dòn. Cuộn bún trắng mềm chấm cùng nước rồi cho vào miệng sẽ thấy vị thanh thanh chi phối vị giác. Chẳng thế mà dù là của nếp đấy nhưng bún chả vẫn được yêu thích những ngày nóng nực.
Đó là chả chấm nhé. Còn một món bún chả khác cũng ngon và hấp dẫn không kém. Đó chính là chả chan – món ăn mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn ngày hôm nay.
Thật khác với chả chấm. Chả chan được dùng với nước dùng ninh xương thật nóng. Bát chả chan được dọn ra xanh mướt rau cải và hành lá, nổi bật chính giữa là những viên chả tròn được nướng chín xém chút cạnh thơm dậy mùi. Phải khéo nhé, vì nước dùng rất nóng đã được chị chủ hàng múc ngay từ nồi nước dùng hãy còn sôi sùng sục.
Video đang HOT
Chả chan khi ăn bạn sẽ thấy rất lạ: vị nước dùng ngọt quyện cùng rau cải xanh được chần ngai ngái. Không quen sẽ cho là nhạt mồm nhạt miệng nhưng cứ thử cắn thêm 1 miếng chả được tẩm ướp đậm đà thơm thơm bạn sẽ thấy thật hợp vì chúng như bổ sung lẫn nhau. Bún dùng cho chả chan là bún sợi nhỏ dường như đã được cô chủ hàng chần qua nước sôi cho mềm trước khi chan nước dùng. Và thế là bạn cứ nhẩn nha thưởng thức bát bún chả chan như ăn một món nhà làm với những nguyên liệu tưởng chừng không hợp nhau. Nếu có nhạt, bạn có thể thêm cả chanh ớt, gia vị cho vừa miệng. Ăn một bát bún chả chan giữa những ngày chuyển mùa sẽ thấy ấm áp bụng dạ hơn và cũng hài lòng với chất lượng một món ăn không kém tiếng hơn người anh em chả chấm.
Món ăn rất hay này được phục vụ tại số 153 Mai Hắc Đế – 1 hàng chuyên làm bún chả chan gia truyền đấy các bạn nhé. Ngoài chả chan, ở đây còn bán chả chấm, bánh cuốn chả nướng. Quán mở cửa từ 7h sáng đến 9h tối. Thế nhưng có lẽ do chất lượng quán làm khá ổn, giá cả lại hợp lý – 30k/bát, nên quán hết hàng rất nhanh, có khi 1h trưa qua đã hết hàng đóng cửa. Nếu muốn thưởng thức món này, các bạn đến vào tầm 8h – 10h sáng là lý tưởng nhất.
Theo Kenh14
Đặc biệt như mắm ruột miền Trung
Mắm ruột rất đặc biệt với nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển.
Từ nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển, người dân vùng duyên hải miền Trung đã chế biến ra một loại mắm ruột rất đặc biệt. Tuy không phổ biến như những loại mắm ở miền Tây Nam bộ, nhưng mắm ruột vẫn khiến người ăn thấy hấp dẫn và lạ miệng.
Là một món ăn quen thuộc và được xem là đặc sản của vùng duyên hải miền Trung, mắm cá lòng hay còn gọi là mắm ruột là món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho con người nơi đây. Không phổ biến như các loại mắm cá lóc, cá linh, cá sặc... ở miền Tây Nam bộ, mắm ruột chỉ có theo mùa.
Mắm ruột từ lâu là món ăn khoái khẩu của người dân 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Vì sống ở miền biển nên từ bé, tôi đã đôi ba lần được thưởng thức món ăn này. Nhớ ngày trước, mỗi lần vào mùa cá, người ta bắt cá lấy phần ruột bên trong để làm mắm. Tôi vẫn còn nhớ mỗi lần rong ruổi theo bạn ven làng chài chơi vũ cầu (trò chơi đánh cầu). Bóng rơi vào nhà người ta, phải trèo tường vào nhặt ra. Sau mỗi bức tường ấy, tôi thấy người ta giăng một vài hũ bằng sành, bên trong đựng đầy mắm ruột. Khi có gió cũng đủ làm người đi ngang thấy nôn nao vì cái mùi ngai ngái mà đặc trưng.
Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm chiên giòn thật đặc biệt và tinh tế.
Ngày ấy, người ta thường làm mắm ruột bằng cá thu hoặc cá ngừ mới được đánh bắt từ ngoài khơi mang về, còn tươi sống. Những con cá lớn độ chừng 3-5kg bắt đầu được xẻ dọc bụng, lấy phần ruột bên trong, cắt thành khúc ngắn rồi trộn chung với muối. Tỉ lệ giữa muối và ruột cá quyết định đến độ thơm ngon, đậm đà của món mắm ruột. Sau khi ủ muối xong, ruột cá sẽ được cho vào từng hũ, khạp bằng sành, sứ, đậy thật chặt rồi mang phơi ngoài nắng lớn độ 3-5 ngày, đến khi ruột cá chín thành mắm là được.
Ngày nay, ít người làm mắm ruột để ăn vì thế mà mắm ruột cũng không còn phổ biến như trước nữa. Vì nhớ hương vị quen thuộc, vì ấn tượng với món ăn dân dã mà ngon miệng nên nhiều lần tôi nảy ra ý định làm lại món mắm này. Thay vì ruột cá thu, cá ngừ, tôi sử dụng ruột cá bò dại dương. Ruột cá này làm mắm ăn rất ngon, lại có mùi thơm, bùi rất đặc biệt. Nhưng vì cá hiếm nên để làm được một hũ mắm ruột không phải là dễ. Khi có được loại ruột cá mình muốn, tôi ủ nó với muối rồi mang đi phơi nắng thật lớn. Vài ngày sau khi mắm chín là có thể lấy ra dùng. Ngày trước, mẹ thường phi thơm một ít tỏi với dầu ăn, rồi cho mắm ruột vào quậy đều, nêm nếm ít bột ngọt, đường, ớt vào để giảm vị mặn của mắm. Khi hỗn hợp mắm chuyển qua màu nâu sẫm, hơi sệt lại là được. Người ta lấy mắm này để ăn kèm với thịt luộc, cà phá, rau sống hay cơm trắng. Về sau, để đổi vị cho các thực khách của mình và cũng nhằm làm mới món ăn, tôi dùng mắm ruột ăn kèm với loại cơm nắm được chiên vàng giòn. Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm thật đặc biệt và tinh tế.
Theo 24h
Phục dâu sát đất! Trời sinh lá dâu không chỉ dành riêng cho con tằm, mà còn giúp bà nội trợ khéo vun vén nên bao món ngon. Nghề dệt lụa, vải của dân ta đã có từ lâu đời, nổi danh với lụa Hà Đông, Quảng Nam, Lãnh Mỹ A của An Giang. Một thời, khắp ba miền đều có những nương dâu bạt ngàn. Thế...