Lá ngải: Linh dược của chị em
Ngải cứu (ngải diệp) là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh, nhất là các bệnh của phụ nữ.
Một số bài thuốc trị bệnh có dùng ngải cứu
Trị rong kinh băng kinh do huyết ngưng, khí trệ: cỏ nhọ nồi sao đen 20g, trạch lan sao 20g, ngải cứu sao đen 16g, nghệ đen sao dấm 20g, củ gấu chế 20g, tô mộc 16g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền tới khi hết các triệu chứng.
Điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều: ích mẫu 20g, ngải cứu 20g, hương phụ 20g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trong 3 ngày.
Lá ngải.
Chữa vô sinh do tử cung hư hàn:
ngải cứu 15g, hương phụ 15g, đương quy 15g, tục đọan 15g, ngô thù du 12g, xuyên khung 12g, hoàng kỳ 15g, sinh địa 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 7 ngày.
Phụ nữ có thai đau bụng, động thai: bạch truật 16g, cành tía tô 12g, sa nhân 8g, mộc hương 12g, củ gai 20g, ngải cứu 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống tới khi hết các triệu chứng.
Video đang HOT
Phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, dọa sảy thai: thục địa 20g, bạch thược 20g, a giao 20g, ngải cứu 15g, bạch truật 15g, hoàng cầm 15g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 15g, đại táo 3 quả, sa nhân 12g, gừng tươi 3 lát. Các vị thuốc trên sắc cùng 500ml nước, sắc còn 100ml, ngày uống 1 thang, uống liền 3 – 5 ngày.
Hoạt huyết tiêu ứ, chữa kinh bế do huyết ngưng: củ gấu 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 16g, trạch lan 20g, nghệ đen 20g, cỏ roi ngựa 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền từ 3 – 5 ngày.
Chữa thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng với các triệu chứng: đau bả vai, cánh tay tê buốt, đau vùng thắt lưng khi ngồi, khi nằm cũng đau. Khi đi lại đau xuống hông, xuống mặt sau đùi và cẳng chân: ngải cứu 50g, cây xương rồng gai 50g, lá lốt 50g, tía tô 50g, lá cúc tần 50g. Tất cả các vị trên thái nhỏ (xương rồng phải bỏ gai), sao nóng cùng rượu và giấm ăn, sau đó bọc thuốc đã sao nóng vào túi vải đem chườm vào chỗ đau. Ngày chườm từ 3 – 5 lần. Nếu mới đau chỉ một tuần là khỏi. Nếu đau do bệnh đã mạn tính thì thời gian điều trị phải kéo dài hơn. Khi nào hết các triệu chứng đau thì thôi.
Ngải cứu còn làm thành ngải nhung (mồi ngải, điếu ngải để cứu, dùng trong châm cứu).
Kiêng kỵ: người bị âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp, phụ nữ thai sản bình thường không nên dùng.
Theo PNO
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc tốt
Ngải cứu là cây quen thuộc trong mỗi gia đình bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng ngải cứu:
Chữa kinh nguyệt không đều:
8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g.
Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
Chữa đau đầu:
Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng.
Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
Trị chứng đau bụng do lạnh:
Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên.
Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ 3 - 5 tháng.
An thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.
Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh: Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ.
Nên ăn nóng. Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.
Theo SKĐS
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc Ngải cứu là cây quen thuộc trong mỗi gia đình bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc...