Lạ: Mỹ sẽ dùng tôm, cá để phát hiện tàu ngầm
Ban quản lý các dự án nghiên cứu triển vọng thuộc Lầu Năm Góc ( DARPA) sẽ triển khai dự án về phát hiện tàu ngầm với sự hỗ trợ của các sinh vật biển, Popular Mechanics đưa tin.
DARPA dự định nghiên cứu hành vi của sinh vật biển, bao gồm cá, tôm và thậm chí cả các sinh vật phù du, để sử dụng chúng vào việc phát hiện tàu ngầm, kể cả những loại tàu chạy êm nhất.
Phương án phát hiện tàu ngầm mà DARPA đang xem xét, được gọi là PALS Persistent Aquatic Living Sensors (“Chip cảm biến sống vĩnh viễn dưới nước”). Ví dụ, cá rô biển thường tạo ra âm thanh ồn ào như “tiếng sủa”, có thể nghe và cảm nhận được. Giả sử có một chiếc tàu ngầm đi ngang gây cản trở sẽ khiến đàn cá rô “sủa” lên, thì dù tàu chạy êm đến đâu, thiết bị sóng âm phản xạ sonar vẫn có thể bắt được tiếng động của tàu ngầm.
Chương trình PALS được tính toán cho 4 năm: sẽ huy động các chuyên gia trong lĩnh vực sinh học, hóa học, vật lý, học máy, phân tích, hải dương học, cơ học, kỹ thuật điện và radar. Bây giờ trong dự án có sự tham gia của 5 đội.
Video đang HOT
Để nâng cao độ chính xác của công việc theo hệ thống này, sẽ sử dụng các nguyên tắc học máy để ghi lại những biến đổi âm thanh do những con tôm tạo ra trong trường hợp có tàu ngầm thâm nhập và phân biệt tiếng động này với nền âm thanh tự nhiên bình thường.
PALS có ưu và nhược điểm. Bản thân ý tưởng là mới và không quá tốn kém, nhưng những biến đổi khí hậu và hệ động vật biển trong tương lai gần có thể khiến dự án đổ vỡ. Ví dụ, bản thân loài cá rô mà các nhà sáng chế rất trông cậy thì đang có nguy cơ biến mất ở vùng biển Đại Tây Dương.
Australia chi 35 tỷ USD mua tàu ngầm Pháp
Australia chính thức ký hợp đồng trị giá 50 tỷ đô la Australia (35 tỷ USD) với một nhà thầu Pháp nhằm đóng 12 tàu ngầm tấn công. Đây là dự án mua sắm quốc phòng lớn nhất của Australia cho tới nay.
Từ trái qua phải: Bộ trưởng Quốc phòng Australia Christopher Pyne, Thủ tướng Australia Scott Morrision và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly (Ảnh: Reuters)
Theo SCMP, Australia ngày 11/2 đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược với tập đoàn Pháp Naval Group, động thái thông qua thương vụ trị giá 35 tỷ USD chế tạo 12 tàu ngầm tấn công.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đánh giá thương vụ này là kế hoạch táo bạo và "là một phần trong khoản đầu tư quốc phòng lớn nhất vào thời bình trong lịch sử Canberra".
Với chi phí 35 tỷ USD, ngoài là dự án mua sắm quốc phòng lớn nhất của Australia, đây cũng là hợp đồng bán vũ khí ra nước ngoài lớn nhất mà nhà thầu Naval Group từng ký được.
Tàu ngầm đầu tiên dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030, bắt đầu từ các hoạt động hạ thủy thử nghiệm trên biển vào quý đầu năm 2031 và thử nghiệm vận hành vào cuối năm 2032.
Tuy nhiên, những ý kiến chỉ trích dự án cho rằng đây dường như là động thái quá chậm trễ của Australia do các vùng biển ở phía bắc và phía đông quốc gia này hiện đang chứng kiến sự cạnh tranh căng thẳng giữa Mỹ, Trung Quốc và các nền quân sự lớn trong khu vực nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng.
Trong khi đó, các nhà phân tích quân sự Australia hy vọng những tàu ngầm này có thể cho phép Canberra duy trì khả năng răn đe đáng tin cậy chống lại các hành động thù địch.
"Dĩ nhiên là chính phủ không thể nói thẳng ra quốc gia mà họ muốn răn đe là Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là nước duy nhất có khả năng gây ra mối đe dọa tới Canberra vì vậy tôi cho rằng việc Australia ký hợp đồng đóng tàu chủ yếu nhằm vào Bắc Kinh", chuyên gia Euan Graham từ La Troble Asia (Australia) nhận định.
Đức Hoàng
Theo SCMP
Khoảnh khắc gấu trắng nặng 4 tạ nhảy lên tàu ngầm hạt nhân Nga Các thủy thủ tàu ngầm hạt nhân Nga bắt gặp con gấu trắng khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Bắc Cực. Gấu trắng nặng 4 tạ nhảy lên tàu ngầm hạt nhân Nga. Theo Mirror, sinh vật có vú sống ở vùng đất lạnh giá này phát hiện tàu ngầm hạt nhân Nga khi con tàu nổi lên mặt nước...