Lá mùa thu đổi màu nhìn từ vũ trụ
Vệ tinh NOAA-20 chụp ảnh những mảng màu rực rỡ khi cây cối ven hồ nước ngọt Superior đón mùa thu sang.
Lá cây chuyển màu vàng đỏ ven hồ Superior. Ảnh: Earth Observatory.
Minnesota, Wisconsin, Michigan thường nằm trong số những bang đón màu sắc mùa thu sớm nhất nước Mỹ. Năm nay cũng không phải ngoại lệ. Vệ tinh NOAA-20 của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) chụp ảnh khu vực xung quanh hồ Superior, hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất thế giới, hôm 22/9. Nơi này có nhiều cây dương lá rung, cáng lò, phong, đoạn và một số cây gỗ cứng rụng lá khác.
Video đang HOT
Vào mùa thu, lá của những cây rụng lá đổi màu do mất diệp lục, phân tử mà thực vật dùng để tổng hợp thành “thức ăn”. Diệp lục khiến cây có màu xanh lục vì nó hấp thụ ánh sáng đỏ và xanh lam khi nắng chiếu xuống bề mặt lá. Đây không phải hợp chất ổn định nên cây phải liên tục tổng hợp diệp lục để giữ cho lá xanh. Quá trình này đòi hỏi nhiều ánh sáng Mặt Trời cũng như nhiệt độ ấm áp.
Khi nhiệt độ giảm và ngày trở nên ngắn hơn, lượng diệp lục cũng giảm đi. Các sắc tố khác của lá như carotenoid và anthocyanin bắt đầu thể hiện màu sắc của chúng. Carotenoid hấp thụ ánh sáng lục lam và xanh lam, bộc lộ ra màu vàng. Anthocyanin hấp thụ ánh sáng lục lam, xanh lục và xanh lam, bộc lộ ra màu đỏ.
Màu sắc lá của các loại cây cũng khác nhau, theo Cục Kiểm lâm Mỹ (USFS). Lá sồi thường chuyển đỏ, nâu hoặc nâu đỏ vào mùa thu. Trong khi đó, lá của cây dương lá rung và dương vàng đổi thành màu vàng. Lá các loại phong không giống nhau: phong đỏ chuyển màu đỏ tươi, phong đường chuyển màu đỏ cam, phong đen chuyển màu vàng. Lá của một số loại cây khác, ví dụ cây du, chỉ đổi sang nâu.
Hiện tượng khiến cây đổi màu nửa nâu nửa xanh
Nửa phía nam của cây cối trên đảo Long khô héo do muối biển, trong khi nửa phía bắc vẫn xanh tốt.
Cây cối "hai mặt" trên đảo Long, New York. Ảnh: NWS.
Một nhà khí tượng tại Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) chụp ảnh hiện tượng độc đáo xảy ra với cây cối trên đảo Long, New York, hôm 15/8, 11 ngày sau khi bão nhiệt đới Isaias đổ bộ. Trong ảnh, cành lá ở một bên khô héo, bên còn lại vẫn tươi tốt.
"Bạn có thể thấy rõ phần lớn lá ở phía nam trông như đã bước vào cuối thu và chuyển sang màu nâu. Tuy nhiên, nửa phía bắc của các cây cao và bụi rậm vẫn xanh tốt", NWS viết trên mạng xã hội Twitter.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của hiện tượng "hai mặt" này là gió lớn tạt các hạt bụi nước chứa muối biển vào nửa phía nam của cây. "Bão nhiệt đới Isaias gây ra gió mạnh trên đảo Long nhưng không mang theo nhiều mưa", NWS giải thích.
Những cơn gió với tốc độ lên đến 112 km mỗi giờ cuốn theo muối từ mặt biển và ập vào bờ phía nam của đảo Long. Với lượng mưa rất ít hoặc bằng 0, muối trên cây không được rửa trôi. Do đó, nửa phía nam của chúng bắt đầu khô lại và héo rũ.
Ngoài ra, phần lớn đảo Long cũng đang trải qua một đợt hạn hán mức độ trung bình. Một số nơi nhận được lượng mưa ít hơn khoảng 15 cm so với trung bình hàng năm. Điều này phần nào khiến hiện tượng lá cây khô héo thêm trầm trọng, các chuyên gia nhận định.
Tình huống tương tự từng xảy ra với bão Sandy năm 2012 và bão Long Island Express năm 1938. Hai cơn bão này xuất hiện muộn hơn, khi sắp sang thu, không phải vào đầu tháng 8 như Isaias. Isaias là cơn bão thứ 9 được đặt tên trong mùa bão 2020 ở Đại Tây Dương.
Kỳ lạ hoa đào lộng lẫy khoe sắc trong mùa thu Hà Nội, một năm nở hai lần Đang giữa mùa thu nhưng những cây đào trong vườn của nhà thơ Dương Kỳ Anh đã lộng lẫy khoe sắc. Ngay vào mùa thu, những cây đào trong vườn của nhà thơ Dương Kỳ Anh đã nở rộ, khoe sắc lộng lẫy hệt như vào mùa xuân. Điều này khiến nhiều người thấy kỳ lạ, bởi lẽ đào thường chỉ nở vào...