Là một nàng dâu khôn ngoan, bạn chắc chắn sẽ không bao giờ làm điều này trước mặt mẹ chồng
Không làm điều này trước mặt mẹ chồng bạn đang chính là giữ gìn hạnh phúc cho gia đình và bản thân mình.
1. Cãi nhau, đấu tố chồng trước mặt mẹ chồng
Đây là điều đại kỵ của các nàng dâu khi giao tiếp với mẹ chồng.
Khi kế hôn việc nội bộ gia đình là chuyện riêng của 2 vợ chồng, bạn không thể làm liên lụy đến cha mẹ được. Nếu là 1 người phụ nữ thông mình hiểu chuyện bạn sẽ không bao giờ phải khiến người lớn phiền muộn. Nếu bạn và chồng bạn có những điều bất đồng tranh cãi, tốt nhất là đóng cửa và giải quyết riêng. Việc vợ chồng cãi nhau trước mặt mẹ chồng là một điều cấm kỵ.
Bạn nên nhớ rằng, mẹ chồng bạn đã mang thai 9 tháng 10 ngày để sinh ra chồng bạn, do đó, nếu vợ chồng cãi nhau trước mặt mẹ chồng, sẽ làm mẹ chồng bạn xót con, tổn thương và khó chịu.
Trong mắt mẹ chồng, con trai họ là số một, là nhất, không ai có thể so sánh, vậy nhưng giờ lại có một người phụ nữ khác sẵn sàng lớn tiếng với con trai bà, là người mẹ, ai mà không cảm thấy khó chịu? Tất cả là xuất phát từ tình yêu dành cho con trai. Nếu con dâu làm điều này thường xuyên, khả năng bị mẹ chồng ghét là rất cao, thậm chí bà còn không ngại trực tiếp bày tỏ thái độ không hài lòng với nàng dâu.
Vậy nên hãy là một nàng dâu thông minh hãy tránh cãi nhau, đấu tố chồng mình trước mặt mẹ chồng mà hãy tìm một dịp khác thích hợp hơn để trò chuyện và xin ý kiến, thậm chí nhờ bà khuyên nhủ con trai.
Điều này sẽ giúp mẹ chồng cảm thấy lời nói của mình có trọng lượng, giúp vợ chồng con cái giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống.
2. Tỏ ra ghét việc nhà
Video đang HOT
Những người trẻ năng động họ thích làm việc, đi chơi và hưởng thụ, nhàn nhã hơn là làm những công việc nhà chán ngắt, đây là một thực tế của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nếu phụ nữ đã lập gia đình mà ghét việc nhà thì phần lớn các mẹ chồng lại không chấp nhận điều đó.
Do đó, khi bạn đã trưởng thành, lập gia đình và sinh con, dù không phải là trở thành luôn bà nội trợ suốt ngày chỉ biết con cái bếp núc mà quên đi mất sự nghiệp và ước mơ của bản thân mình. Hãy tập cân bằng chu toàn cả việc nhà lẫn việc ngoài xã hội bạn nhé.
3. Kể công dưỡng dục của bố mẹ đẻ mình
Người đời nói bản chất của phụ nữ tự nhiên hay ghen, sẵn lòng đố kỵ, điều này không sai. Nhiều nàng dâu khi có thời gian nghĩ đến việc tâm sự với mẹ chồng để thân thiết hơn với mẹ chồng vậy nhưng lại “lơ mơ” trước mặt mẹ chồng lại kể lể bố mẹ đẻ sinh thành và dưỡng dục mình vất vả thế nào.
Mẹ chồng sẽ rất khó chịu khi nghe, vì bà cũng là mẹ của chồng. Bản thân bà cũng vất vả nuôi con như vậy sao không ai nghĩ đến sự cơ cực của bà?
Nếu con dâu thường xuyên kể công bố mẹ đẻ vất vả trước mặt mẹ chồng, bà sẽ nghĩ bạn là người chỉ quan tâm đến gia đình ruột thịt của mình, sẽ càng ngày càng không thích con dâu. Lúc này, nàng dâu thông minh sẽ nói/khen mẹ chồng đã làm việc chăm chỉ, thay vì luôn nói rằng cha mẹ đẻ đã vất vả như nào.
Ở nhà chăm con, hành xử của nàng dâu khiến mẹ chồng 'nóng mắt'
Chỉ cần thích là con dâu đi mua rồi ngồi ăn uống thoải mái, chẳng nghĩ đến chồng đang vất vả kiếm tiền, cũng chẳng nghĩ đến ánh mắt khó chịu của mẹ chồng.
Xin chào quý độc giả của báo VietNamNet. Tôi năm nay 65 tuổi. Hiện tôi có một vấn đề rất bức xúc nhưng không biết phải giải quyết thế nào.
Tôi sinh được 4 người con, 2 trai, 2 gái. Năm vừa rồi, con trai út của tôi lấy vợ. Hai vợ chồng cháu thuê một phòng trọ khoảng 20m2 với giá 3 triệu đồng ở Hà Nội.
Sau khi sinh đôi bé trai, con dâu tôi nghỉ việc để ở nhà chăm con. Tuy nhiên, việc chăm 2 đứa trẻ vất vả nên các con nhờ tôi đến ở để cùng chăm sóc các cháu.
Để có tiền lo cho vợ con, con trai tôi phải xin đi công trình xa, cách Hà Nội hàng trăm km. Nghe đâu, thu nhập của cháu mỗi tháng được 14 triệu đồng.
Con trai đi làm xa, con dâu lại đang thất nghiệp nên tôi thấy việc ở Hà Nội thuê trọ là quá lãng phí. Tôi muốn con dâu đưa 2 cháu về quê ở với tôi. Như vậy, các cháu vừa tiết kiệm được tiền thuê trọ, tôi vừa chăm được con, cháu, lại vừa có thể chăm chồng vì ông nhà tôi cũng 70 tuổi rồi.
Tuy nhiên, con dâu tôi không nghe. Cháu đưa ra đủ lý do để không về quê chồng. Con trai tôi nghe lời vợ nên động viên tôi vì con vì cháu mà lên Hà Nội.
Thôi thì "trời không chịu đất, đất phải chịu trời", tôi khăn gói lên thủ đô, bỏ lại chồng ở nhà 1 mình.
Trên Hà Nội, sống trong căn nhà chật hẹp, tôi rất bức bối nhưng điều khiến tôi khó chịu hơn là hành xử của con dâu tôi.
Cháu năm nay 25 tuổi, bố mẹ đẻ cũng không giàu có, không hỗ trợ được cháu chút kinh tế nào. Thế nhưng, cháu tiêu pha rất hoang phí.
Đồ ăn thức uống, cháu cứ mua chất đầy tủ. Có hôm, đang ngồi, cháu kêu thèm ăn gà rán. Tôi không nói năng gì thì nửa tiếng sau đã có người gọi điện, bảo ra cổng nhận gà. Hóa đơn thanh toán 200- 300 nghìn đồng.
Cháu mang ra mời tôi ăn nhưng tôi xót của nên không ăn, mặt tỏ vẻ không vui.
Cứ tưởng, thái độ của tôi như vậy thì cháu sẽ ngại mà rút kinh nghiệm nhưng cháu không để ý đến tôi mà vô tư ngồi ăn. Vừa ăn cháu vừa xuýt xoa khen ngon.
Sau vài lần giận tím mặt như thế, tôi nói thẳng với con dâu, bảo cháu không đi làm, không kiếm ra tiền thì phải nghĩ đến sự vất vả của chồng mà chi tiêu tiết kiệm, sau này lo cho tương lai.
Cháu không nói không rằng, nhưng hôm sau, cháu vẫn chứng nào tật đấy. Chỉ cần thích là cháu mua về, bỏ qua sự khó chịu của mẹ.
Tôi thấy như vậy thì rất bức xúc. Một hôm, tôi gọi điện cho con trai và nói rằng, có lẽ tôi phải về quê vì ở Hà Nội, chi tiêu quá tốn kém. Một mình con trai đi làm, lo miệng ăn cho vợ, 2 con lại thêm mẹ nữa thì quá vất vả.
Nhưng con trai tôi nói, các cháu mới được 7, 8 tháng tuổi, một mình vợ sẽ không cáng đáng nổi. Cháu mong tôi giúp 2 vợ chồng, cháu sẽ cố gắng làm việc nhiều hơn.
Tôi nghe con nói thì càng thêm xót ruột xót gan. Thế nhưng con dâu tôi ngồi cạnh, nghe đủ câu chuyện vẫn không hề thay đổi.
Có hôm, cháu còn nói với hàng xóm về việc tôi quá quắt, để ý con dâu từ miếng ăn. Cháu còn bảo, nếu không ăn như vậy thì làm sao có sữa cho 2 đứa trẻ bú. Vậy mà mẹ chồng không hề tâm lý...
Tôi thấy vô cùng khó chịu. Tôi cũng từng sinh nở và nuôi con. Ngày xưa, tôi còn không có cơm trắng, phải ăn cơm độn ngô, độn sắn. Thịt cá thì cả năm mới được 1, 2 bữa. Vậy mà, các con tôi không đứa nào bị thiếu sữa.
Bây giờ, các cháu sung sướng quá lại không biết nghĩ cho người khác.
Tôi định kể hết với con trai về việc con dâu ăn uống hoang phí rồi dặn con chỉ đưa cho vợ 1 phần tiền lương. Còn lại thì giữ lấy để lo cho bản thân và con cái sau này.
Thế nhưng, tôi lại sợ chúng cãi nhau. Tôi nên làm gì bây giờ. Mong mọi người cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn.
Nàng dâu bị ghét vì "ôm" lương chồng Trước khi kết hôn, tôi được người lớn dặn dò kỹ lưỡng: 'Chồng là cái đó, vợ là cái om'. Vợ chồng tôi thảo luận và thống nhất với nhau về việc phân công giữ tiền và chi tiêu trong nhà. Chồng là người chịu trách nhiệm tất cả các khoản chi tiêu hằng ngày. Thu nhập của tôi là khoản để dành....