Lạ miệng với rau muối
Khi nghe món rau muối, cứ tưởng đó là loại rong mọc dưới biển nên có vị mặn. Nhưng không, đây hoàn toàn là loại rau mọc hoang trên đồng ruộng vào khoảng tháng 2 – 3 sau vụ lúa đông xuân.
Đĩa rau muối trộn hấp dẫn của vùng biển Thừa Thiên-Huế
Bước chân vào một quán ăn bên bờ biển xã Hải Dương, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế, chúng tôi hỏi: “Hôm nay có gì ngon?”. Cô chủ quán liền đáp: “Dạ, hôm nay có rau muối”. Lần đầu tiên, chúng tôi được thưởng thức vị mằn mặn rất lạ miệng của một loại rau dại vùng biển.
Sở dĩ người dân địa phương gọi loại rau này là rau muối vì cây rau có vị mặn và hơi chát. Loại cây thân thảo, trông gần giống thân hoa mười giờ, có lá nhỏ li ti nằm sát đất. Người hái rau phải tỉ mẩn ngắt từng mần rau nhỏ và mất vài giờ mới có đủ để chế biến một đĩa rau muối trộn.
Video đang HOT
Loại rau này chỉ chế biến được một món duy nhất là rau muối trộn (cũng có thể gọi là nộm rau muối). Do thân cây đã có sẵn vị mặn, nên khi chế biến, người đầu bếp phải đem vo nước lạnh, vắt bớt vị mặn đi. Đặc biệt, khi trộn món rau này, người chế biến chỉ cần phi hành với dầu ăn cho thơm, bỏ thêm các loại gia vị như bột ngọt, ớt tỏi và đậu phụng rang (lạc rang) là đã có một đĩa rau ngon mà không cần nêm muối. Mặc dù chỉ là món rau trộn, nhưng do tính chất đặc biệt đó nên người dân địa phương rất tự hào để giới thiệu mỗi khi có khách phương xa tìm đến.
Ngồi bên bờ biển, thưởng thức làn gió mát thổi vào từ đại dương và mùi vị mằn mặn tự nhiên lạ lùng của đĩa rau muối trộn lạc béo bùi hòa trong vị cay nồng ớt tỏi cũng là một trải nghiệm thú vị về ẩm thực khi có dịp dừng chân ở vùng biển của Thừa Thiên-Huế.
Theo Thanhnien
Lạ miệng với mít hông Tam Kỳ
Tam Kỳ một chiều đầu thu, đã nghe từng cơn gió chuyển mùa se se lạnh. Thành phố bé nhỏ vốn không ồn ào, gấp gáp càng làm cho lòng lữ khách thêm bâng khuâng. Làm sao bỏ ngoài tai lời rủ rê: "Mít hông nhé!".
Hấp dẫn đĩa mít hông thơm lừng
Món mít hông một thời cứu đói cánh sinh viên chúng tôi giờ trở thành món đặc sản nổi tiếng và đã níu chân rất nhiều du khách khi ngang qua cung đường Quảng Nam.
Quán nhỏ giản dị, chừng dăm bảy cái bàn nhưng khá đông khách. Cô chủ quán tóc lấm tấm sợi đen, sợi trắng tươi cười bê một mâm với hai đĩa mít đầy. Từng múi mít hông căng tròn, nóng hổi, bốc hơi thơm lừng nức mũi. Không có gì thay đổi so với mười lăm năm trước, vẫn vị ngọt hòa quyện lan tỏa cùng vị béo, bùi của dừa, đậu phộng... Ôi, mít hông, lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức lại, thú nhất là ở ngay nơi vốn rất nổi tiếng với món này. Có lẽ, ai lần đầu ghé quán chưa cắt nghĩa vì sao quán lại đông thế, thử thêm một lần rồi mới hiểu hơn vì sao "về Tam Kỳ không ăn mít hông xem như tiếc một chuyến đi".
Cây mít từ lâu đã gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân xứ Quảng, chủ yếu được trồng trong vườn nhà hay dọc các đồi gò dùng để lấy trái và gỗ. Không cần chăm bón, vậy mà những cây mít sống trên đồi cao chót vót, đất càng đỏ càng khô bao nhiêu mít càng tăng tuổi thọ bấy nhiêu. Mít lớn dần, trái non chi chít từ gốc đến tận trên các cành cao, lúc này có thể hái mít vào kho cá, làm món trộn. Đến khi mít chín rộ, chọn những quả chín có gai nở tròn trịa bằng nhau, không có vết xước, thủng sâu, không bị nứt ra, vỗ thử tiếng kêu nghe bình bịch là có thể hái xuống, chỉ cần bổ nhẹ, từng múi, từng múi mít vàng óng, ngọt thơm lộ ra.
Mới nhìn thôi là đã không kiềm lòng được. Riêng món mít hông, từ lâu chỉ phổ biến và nức tiếng ở Tam Kỳ bên cạnh các món bò bía, cơm gà và trở thành "hàng độc quyền" gắn với "thương hiệu" của một vài cá nhân. Đến Tam Kỳ, đi dọc con phố Hoàng Diệu, Huỳnh Thúc Kháng là có thể bắt gặp quán mít hông, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là mít hông Trường Xuân.
Để có món mít hông vừa lòng thực khách, phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Người ta thường chọn loại mít mật để làm nguyên liệu chính. Mít vừa hái xuống, bổ đôi, chùi mủ sạch sẽ, xẻ ra làm nhiều miếng rồi cắt cùi, tách múi. Sau đó, dùng dao rạch từng múi mít để bóc lấy hạt và lớp vỏ lụa ra ngoài. Nhân bỏ trong múi mít không cầu kỳ, tốn kém mà được làm từ hạt mít luộc chín. Hạt mít đã lột vỏ cho vào cối xay nát, sau đó lấy muỗng múc ra thau và dùng đũa bếp đánh tơi ra. Bấy giờ mới trộn các loại gia vị như tiêu bột, muối hầm với tỷ lệ ước lượng theo kinh nghiệm từng người. Công đoạn này có tính chất quyết định mùi vị của món mít hông. Đó cũng là bí quyết riêng của mỗi chủ quán để hương vị của từng múi mít níu giữ chân khách, "một lần đến là nhiều lần quay lại".
Sau khi trộn các loại gia vị thấm đều, lấy xoong đổ dầu phộng phi hành tỏi cho thơm rồi cho nhân vào xào khoảng năm phút. Nhân nguội, dùng muỗng xúc cho vào từng múi mít. Công đoạn cuối cùng là sắp xếp những múi mít vào xửng và hông (hấp) cách thủy chừng ba mươi phút cho chín.
Trước khi thưởng thức, cho từng múi mít hông vào đĩa, thêm một ít dầu phi hành, thêm tí dừa bào sợi nhỏ, đậu phộng rang giã nhuyễn, chan chút nước mắm chua ngọt. Đến lúc này, chỉ cần dùng nĩa đưa múi mít lên, cắn nhẹ và từ từ nhai, nuốt đến đâu cảm giác vị ngọt, thanh lan tỏa đến đó. Vừa ấm bụng, vừa thấm cái chất mộc mạc, dân dã. Quả thực, cũng chỉ là đĩa mít thôi mà sao xa rồi vẫn còn thèm thuồng và nhớ.
Theo Thanhnien
Bánh mì hấp gia truyền lạ miệng, khách ăn bỗng thành 'người đẹp' ở Sài Gòn Món bánh mì hấp lạ miệng và cô chủ quán vui tính là lý do quán bánh mì hấp ở số 83 Cô Giang (quận Phú Nhuận, TP.HCM) níu chân thực khách và bán hơn 100 phần mỗi ngày. Một phần bánh mì hấp gồm có bánh mì hấp, sắn sợi, hành phi, mỡ hành, thịt bằm, đậu phộng, cuốn với rau sống...