Lạ miệng với các món chống ngán từ giò, gà thừa sau Tết
Sau Tết, gà và giò là hai món gần như nhà nào cũng còn thừa. Khi ấy, hãy thử các món ăn sau, vừa chống ngán, vừa ngon miệng.
BÚN THANG CHỐNG NGÁN
Nguyên liệu: Gà, hành tây, hành tím, gừng, tôm khô, nấm hương, rau thơm và gia vị
Cách làm:
-Nước luộc gà có sẵn, hoặc ninh xương với 1 củ hành tây vài nhánh hành tím 1 mẩu gừng nhỏ 1 nhúm nhỏ tôm khô rửa sạch ngâm nước 30′. Nêm ít muối và đường phèn lúc ninh xương. Ngâm sẵn 1 nắm tay nấm hương khô, khi ninh gần xong thì cho nấm hương vào ninh thêm 15′. Mùi đặc trưng của bún thang là do tôm khô và nấm hương.
-Tận dụng gà cúng lọc xương cắt mỏng. Giò lụa cắt mỏng và cắt sợi.
-Trứng 3 quả đánh đều, tráng thật mỏng. Quan trọng là tráng xong hong khô khoảng 1 tiếng rồi cắt mỏng.
-Tôm khô ngâm nước, vắt sạch rồi xay/giã nhỏ, đảo khô trên chảo.
-Rau gia vị là rau răm và hành cắt nhỏ.
-Có thể cho thêm xíu mắm tôm thì sẽ tròn vị hơn.
Đơn giản như vậy, bạn múc ra bát rồi ăn ngay!
GỎI GÀ XÉ PHAY CAY CAY NGON MIỆNG
Video đang HOT
Nguyên liệu làm gỏi gà xé phay:
400 gr đùi gà, 1 củ hành tây, 1 quả chanh, 1/2 củ gừng, Đậu phộng rang, Tỏi, Muối, đường, tiêu, Dùng một ít muối xát nhẹ lên thịt gà sau đó rửa sạch với nước
Cách làm gỏi gà xé phay hành tây
Bước 1: Sơ chế gà
Dùng một ít muối xát nhẹ lên thịt gà sau đó rửa sạch với nước, sau đó cho miếng gà vào nồi nước sôi luộc chín, hãy đập nhỏ một miếng gừng cho vào nước để khử mùi tanh. Chú ý lượng nước vừa đủ và không nên luộc với lửa to, chỉ cần dùng lửa nhỏ để miếng gà chín đều. Khi thịt gà đã chín bạn hãy vớt ra ngoài, để ráo nước và nguội bớt thì dùng tay xé phay miếng thịt gà ra.
Lượng nước luộc gà vừa đủ và không nên luộc với lửa to để miếng gà chín đều
Bước 2: Làm gia vị cho món gỏi
Hành tây gọt vỏ, rửa sạch cắt mỏng theo hình tròn, ngâm vào nước đá lạnh pha với chút giấm để giảm bớt mùi tanh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch để ráo.
Rau răm nhặt, rửa sạch và thái nhỏ, đậu phộng rang và giã dập, không nên giã quá nát. Đối với tỏi, bạn bóc vỏ băm nhuyễn, chỉ cần dùng 2 – 3 củ tỏi to.
Hành tây gọt vỏ, rửa sạch cắt mỏng theo hình tròn, ngâm vào nước đá lạnh
Bước 3: Pha nước chấm
Đây là bước không thể thiếu trong cách làm gỏi gà xé phay hành tây, bạn hãy pha nước mắm theo công thức: 2 muỗng cà phê đường, 1 quả chanh, 1 muỗng nước mắm, 3 muỗng nước lọc, vài lát ớt nhỏ và tỏi băm nhuyễn, sau đó nêm nếm lại cho vừa miệng. Nước chấm gỏi phải có vị chua, ngọt, mặn và dậy mùi tỏi thì mới đúng điệu món ăn.
Bước 4: Trộn gỏi gà xé phay
Bạn cho thịt gà đã xé vào một bát lớn, cho thêm 2 muỗng nước mắm vào trộn đều và để khoảng 5 phút để thịt thấm gia vị rồi cho thêm hành tay và rau răm vào tiếp tục thêm 2 muỗng nước mắm, trộn đều tay để trong vòng 15 phút cho tất cả nguyên liệu thấm gia vị rồi nêm nếm lại đến lúc ưng ý nhất. Sau khoảng 20 phút bạn hãy bày ra đĩa để thưởng thức món ăn này cùng gia đình, chỉ cần rắc thêm ít đậu phộng đã đập nhỏ lên trên là hoàn tất.
GIÒ LỤA XÀO CAY ĂN LÀ MÊ NGAY
Nguyên liệu:
Giò lụa. Hành tây. Cà rốt. Tỏi khô. Hành tím. Hành lá. Ớt bột. Hạt tiêu Gia vị
Cách thực hiện:
Thái giò lụa thành miếng vừa ăn rồi đem chiên sơ. Phi thơm hành băm, tỏi băm rồi cho 1/2 củ cà rốt, 1/2 củ hành tây, giò lụa, 20gr bột ớt, 1/4 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng canh hạt tiêu, 40ml nước, 30ml sốt chua ngọt cay vào chảo, đảo đều cho ngấm gia vị. Hành lá rửa sạch, thái nhuyễn. Thêm 10gr hành lá, đảo qua rồi bắc ra và thưởng thức!
GỎI GIÒ LỤA THANH MÁT
Nguyên liệu:
1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp nước cốt chanh 1 quả ớt sừng, 3/4 củ hành tây, 50g cà-rốt 100g tiến vua, 100g ngó sen 200g giò lụa
Cách làm:
- Giò lụa thái que dài khoảng 5cm. Ngó sen thái khúc dài khoảng 5cm, ngâm với nước pha chút giấm cho trắng, dùng que tre khuấy đều theo một chiều để lấy bớt tơ trong ngó sen.
- Tiến vua rửa sạch, thái khúc 5cm. Cà-rốt bào vỏ, dùng dao có lưỡi răng cưa thái sợi dài khoảng 5cm. Hành tây bóc lớp vỏ ngoài, thái sợi. Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi nhỏ dài 5cm.
- Làm nước trộn: cho nước mắm, đường, tương ớt và nước ốt chanh vào bát, khuấy đều. Trộn ngó sen, giò lụa, tiến vua, cà-rốt, hành tây, ớt, sau đó rưới nước trộn vào, dùng đũa trộn đều tay. Để 10 phút cho thấm, dùng ngay.
Theo giadinh.net.vn
Bún thang Hoa ngũ sắc của ẩm thực Hà Thành
Bún thang đã góp mặt trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội từ rất sớm. Sự ra đời của nó bắt nguồn từ món canh thượng thang của người Thủ đô xưa, tận dụng các nguyên liệu truyền thống của ngày Tết như tôm khô, thịt gà, xương gà, giò lụa, trứng....
Bún thang như một hình ảnh tượng trưng cho một món quà thanh nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà thành.
Thang theo tiếng Hán có nghĩa là canh. Bún thang có thể hiểu là "bún được chan bởi canh". Đơn giản vậy thôi nhưng lại không kém phần thú vị. Bởi lẽ, chỉ với cái tên đã cho thực khách thấy được phần cốt lõi, linh hồn của món bún cổ truyền chính là nước dùng. Nguyên liệu chính của nước dùng là từ xương gà hoặc xương lợn và tôm he được ninh nhừ.Trong quá trình chế biến, người nấu phải hớt bọt liên tục và đều tay để nước dùng không bị vẩn đục. Một nồi nước dùng đạt chuẩn phải vừa trong, vừa ngọt thanh lại thoang thoảng mùi hương của tôm he, của nấm khô.
Làm bún thang còn cầu kì ở chỗ lựa chọn nguyên liệu, chế biến và trình bày tác phẩm. Bún được chọn là bún rối, gỡ thành sợi nhỏ, trắng như bông mỡ. Thịt gà phải là loại gà ta, thịt mềm, xé nhỏ nhưng vẫn còn dính lại chút da óng ánh như lá vàng quỳ. Kế đến giò lụa cũng phải lựa chọn kỹ lưỡng, các khoanh giò được thái mỏng, ở giữa phải có màu hồng nhạt mới là giò ngon. Ruốc tôm phải ngọt mà không tanh, được làm bông lên. Củ cải khô xé sợi được dầm chua ngọt màu nâu vàng trông thật ngon mắt.
Ảnh minh họa
Cầu kì hơn nữa là khâu đánh trứng. Trứng muốn tráng thật mỏng nên cho thêm vào một chút rượu trắng rồi đánh kỹ. Sau đó, lấy que bông chấm vào bát mỡ quẹt đều quanh lòng chảo, khi cho trứng vào phải quay chảo thật nhanh và đều tay. Trứng rán xong được cắt ra thành từng dải, mỏng mà vẫn láng đều, mềm mại, mịn màng. Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu là nấm hương, hành hoa và rau răm thái nhỏ.Tất cả những nguyên liệu được bày biện khéo léo trên bát bún giống như một bông hoa ngũ sắc với nhụy hoa là khoanh trứng màu vàng sẫm.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến thứ gia vị được coi là nét duyên ngầm của bún thang. Đó là mắm tôm. Bún thang mà thiếu mắm tôm cũng giống như ăn phở không có nước dùng. Và cũng không thể không nhắc đến tinh dầu cà cuống như là nét tinh tế, đặc sắc nhất của món bún này. Chỉ cần một chút đầu tăm điểm nhẹ, mùi hương quế sẽ quyện vào bát bún tạo thành một hương vị thơm ngon khó tả. Ngày nay, cùng với sự biến mất dần của con cà cuống thì cái hương vị đó đã dần dần chỉ còn trong ký ức của người Hà thành khiến bao thực khách phải tiếc nuối.
Ảnh minh họa
Bún thang xưa chỉ được thưởng thức vào các dịp đặc biệt như ngày lễ hóa vàng mùng 4 Tết. Ngày nay, người ta thưởng thức bún thang trong cuộc sống hàng ngày và cũng không còn giữ được đủ các nguyên liệu truyền thống như xưa. Tuy nhiên, với những nguyên liệu cơ bản như hiện nay, món ăn này vẫn khiến những người đã từng một lần thưởng thức phải nhớ mãi.
Theo Mtv.vn
Tận dụng giò thừa sau Tết làm nhiều món ăn vừa ngon vừa tiết kiệm Tết này không còn lo vì việc thừa đồ ăn lãng phí nữa vì đã có list những món ngon có thể chế biến từ giò thừa dưới đây rồi! Giò lụa kho tiêu Nguyên liệu: - 250-300g giò lụa - Hành tím, tỏi băm, hành lá - Nước mắm, nước tương, đường, nước màu dừa - Tiêu xay, ớt băm Cách làm:...