Lạ miệng canh cua rau dâm bụt
Thay cho những lá rau đay, người dân làng quê ở Ninh Bình đã nấu canh cua với lá dâm bụt đem lại vị thơm ngon, ngọt mát rất lạ miệng.
Nhắc đến món ngon Ninh Bình, mọi người sẽ nghĩ ngay đến món đặc sản dê núi hoặc món cơm cháy nổi tiếng. Còn có một món ăn dân dã, gắn liền với đời sống của người dân ở các làng quê này là món canh cua nấu rau dâm bụt rất ngon và lạ miệng.
Hoa dâm bụt có nhiều ở các làng quê Việt Nam, người dân thường trồng hoa để làm hàng rào, vừa để làm cảnh. Ảnh: S.Đ.
Món canh cua rau dâm bụt được ăn kèm với cà pháo muối, rất ngon, bổ và mát. Ngoài ra, lá dâm bụt còn có thể luộc chấm nước mắm tỏi ớt ăn rất ngon và mát. Cây dâm bụt rất tốt cho tim người, có thể chữa các bệnh mất ngủ do hồi hộp, bệnh kiết lỵ lâu ngày, chữa mẩn ngứa …
Canh cua rau dâm bụt ăn có vị như canh cua rau đay mùng tơi nhưng lại thơm, ngọt và mát. Khi nhai, rau không hề có cảm giác hơi nhẫn như canh cua nấu với rau đay mà tan ngay nơi đầu lưỡi rất ngon miệng.
Để có một nồi canh cua nấu dâm bụt ngon, có thể làm theo cách sau:
Video đang HOT
Cua đồng rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm rồi rửa lại cho thật sạch, để ráo nước, giã nhỏ (cho chút muối), cho nước vào lọc để nấu canh. Dùng tăm hoặc cán của một chiếc thìa nhỏ xíu lấy gạch cua trong mai cua vào một chiếc bát con, để riêng.
Canh cua rau dâm bụt là món ăn ngon miệng của người dân ở vùng nông thôn Ninh Bình. Ảnh: N.T.
Rau dâm bụt chọn loại lá xanh, nhỏ vừa phải (có thể hái cả ngọn dâm bụt nhưng không nên quá nhiều vì ngọn dâm bụt khi nấu sẽ nhiều nhớt hơn lá), rửa sạch và thái nhỏ. Nếu muốn nấu với mướp, ta có thể thêm một quả mướp hương nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
Bắc nồi canh cua lên bếp, nhớ để lửa vừa phải để không làm nồi canh bị sôi bồng sẽ nát hết cái cua. Khi nồi canh sôi, vặn nhỏ lửa, cho rau dâm bụt vào đun sôi là được. Nếu nấu với mướp hương thì ta cho mướp vào trước rau dâm bụt một lát vì mướp lâu chín hơn rau, không nên sôi lâu vì rau rất dễ bị nát.
Cho một chút dầu ăn, phi hành khô băm nhỏ với gạch cua rồi cho vào nồi canh. Nêm lại gia vị cho vừa ăn là được. Múc canh ra bát và ăn kèm với cà pháo.
Ngọc Trai
Theo VNE
[Chế biến] - Cà muối
Nguyên liệu:
- 1kg cà pháo (nên chọn quả vừa phải), 1 củ riềng nhỏ, tỏi, muối hạt không i-ốt.
Cà pháo muối giòn ngon (Ảnh từ Internet)
Cách làm:
- Cà mua về để nguyên quả, phơi ngoài trời độ 3-4 giờ tới khi cà hơi héo.
- Cắt bỏ núm, nhưng không được quá sát cuống, lẹm vào thịt quả.
- Ngâm cà với nước muối thật mặn cho ra hết nhựa màu. Độ 2-3 lần sao cho nước ngâm thật trong, rồi vớt cà, để ráo. Ngâm như thế này, những chất độc và nhựa của cà sẽ ra hết.
- Chọn hũ thủy tinh hay vại bằng sứ, rửa sạch, để thật khô. Rải lớp muối mỏng dưới đáy, tiếp đến cho cà, rồi lại rắc một lớp muối lên trên cứ làm như thế cho đến khi hết cà thì rắc nốt 1 lớp muối lên trên cùng.
- Nước đun sôi khoảng 40 độ, hòa tan 1 thìa đường, muối để có vị mặn, ngọt, đổ vào vại cà ngập nước.
- Tỏi để nguyên vỏ đập dập. Riềng sau khi rửa sạch cũng đập dập, thả lên trên. Cuối cùng lấy vỉ bằng tre đan chặn lên cà, hoặc có thể thay thế bằng một cái đĩa nhỏ.
- Trời mùa hè, cà chỉ cần muối sau 2-3 ngày là ăn được. Không nên để cà trong vại lâu quá nước và nước cà nổi váng trắng, sẽ rất độc hại.
Theo Eva
Ngọt lẩu cua đồng Tây nguyên vào mùa nước rút, trả lại ruộng đồng cho mùa lúa mới. Mùa này, trong rất nhiều món ngon đồng quê có những món từ cua đồng, đặc biệt món lẩu cua đồng đậm đà hương vị sông nước phù sa. Lẩu cua đồng - Ảnh: L.Q.T. Cua đồng có thể làm được nhiều món ngon từ bún riêu cua, canh...