Lạ mắt với thực đơn bằng… nhựa của nhà hàng Nhật Bản
Nhà hàng ở Nhật Bản đã khiến cho thực khách “hoa mắt” bởi những món ăn đầy màu sắc ngon miệng đến không thể cưỡng lại được. Chỉ có điều tất cả những đĩa đồ ăn hấp dẫn được trưng bày ấy đều được làm bằng nhựa, như một menu sống động cho khách hàng lựa chọn.
Các nhà hàng ở Nhật Bản thường trưng bày những món ăn đẹp đẽ ở trong lồng kính bên ngoài cửa hàng của mình. Đó có thể là món sushi, món mì ramen, bánh mì kẹp thịt hay kem. Tuy nhiên, tất cả chúng đều làm bằng… nhựa. Đó là cách để các nhà hàng giúp khách hàng có cái nhìn trực quan về các món ăn trên menu trước khi quyết định gọi món.
Những đĩa thức ăn hoàn toàn bằng nhựa.
Phương pháp trình bày “menu” sống động này vừa để nhìn trước món ăn, đồng thời cũng giúp các du khách, những người chưa thể đọc trôi chảy menu bằng tiếng Nhật, có thể dùng hành động chỉ vào món ăn để gọi đồ.
Video đang HOT
Chúng được bày bên ngoài các cửa hàng để làm mẫu cho khách gọi món.
Các món ăn bằng nhựa, được gọi là Sampuru, đã xuất hiện ở Nhật từ năm 1917. Bạn đầu, họ dùng sampuru để trang trí nhà. Vài năm sau đó, một nhà hàng Tokyo dùng món ăn bằng nhựa để thu hút khách hàng. Các món ăn giúp khách hàng có cái nhìn thực tế với món ăn hơn là phải đọc menu và tưởng tượng và hình dạng, mà sắc của món ăn. Một nhà hàng có thể phải tiêu tốn cả triệu Yên để đầu tư vào các món ăn nhựa.
Có những đĩa đồ ăn nhựa thực khách sẽ dễ dàng lựa chọn món hơn.
Hiện có khoảng hơn chục nhà máy ở Nhật Bản chế tạo thực phẩm nhựa cho các nhà hàng cũng như cho những nhà sưu tầm. Ông Ryuzo Iwasaki là một trong những người tiên phong trong ngành công nghiệp này. Từ năm 1932, anh đã bắt đầu bán khay thức ăn nhựa tại Osaka. Cho đến nay, thương hiệu Iwasaki Be-I vẫn là nhà sản xuất thực phẩm nhựa lớn nhất Nhật Bản.
Các doanh nghiệp luôn có những bí quyết riêng để sản xuất món ăn nhựa.
Quy trình làm thực phẩm nhựa thường được các nhà sản xuất coi là một bí mật thương mại, là nghệ thuật của từng doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản, ban đầu các món ăn thật sẽ được đưa đến nhà máy từ các nhà hàng hoặc khách hàng muốn đặt làm mô hình. Hình ảnh được chụp lại, phác thảo và dựng khuôn. Sau đó, nhựa lỏng được đổ vào khuôn cứng. Sau khi lấy mô hình ra khỏi khuôn, những người họa sĩ tài năng sẽ tô màu hoàn toàn thủ công, đảm bảo màu sơn trên sản phẩm phải khớp hoàn toàn với món ăn ngoài thực tế. Tất cả, từ màu nâu của thịt xông khói và trứng, hay màu khác giữa thịt bò tái và thịt bò chín.
Còn nếu bạn muốn mua một món quà lưu niệm, bạn hoàn toàn có thể đến thăm con phố Kapabashi-dori ở Tokyo. Đây là một con phố chuyên bán đồ nhà bếp, tất nhiên bao gồm các các thực phẩm nhựa.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Thợ điện tử vong trong nhà hàng Nhật Bản
- Thấy nhân viên sửa chữa điện lâu xuống, nhân viên nhà hàng Nhật Bản đi kiểm tra thì phát hiện người này nằm bất động trên tầng 2.
Ngày 22/10, Công an quận 1, TP.HCM đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác, tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của 1 người đàn ông, được phát hiện sáng cùng ngày tại nhà hàng Nhật Bản ở gần giao lộ Đông Du - Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1.
Nhà hàng Nhật Bản, nơi xảy ra sự vụ.
Nạn nhân sau đó được xác định là ông P.H.T (SN 1966, ngụ tỉnh Bình Dương). Theo thông tin ban đầu, khoảng 6h sáng 22/10 ông T lên tầng 2 của nhà hàng Nhật Bản nói trên để sửa chữa lại hệ thống điện và sơn sửa. Đến 9h sáng cùng ngày vẫn không thấy ông T xuống nên các nhân viên nhà hàng đi lên tìm kiếm.
Tại tầng 2, họ hoảng hốt phát hiện ông T nằm bất động trên sàn nhà. Các nhân viên đã truy hô, cắt nhanh nguồn điện và đưa ông T đến Bệnh viện đa khoa Sài Gòn để cấp cứu nhưng ông này đã tử vong.
Theo_An ninh thủ đô
Microsoft và "giấc mơ" thống nhất các nền tảng Microsoft hiện đang lên ý tưởng thiết kế cho một chủ đề mới liên quan tới các nền tảng như Windows trên máy tính, điện thoại và Xbox trên TV. Sau một loạt những động thái cứng rắn gần đây như khai tử dòng Nokia X chạy Android hay các dòng Feature Phone cùng việc sa thải hơn 18.000 nhân viên, thì mới...