Lạ mắt với loài hoa muồng cầu vồng Hawaii trồng ở miền Tây
Thời gian gần đây, nhiều người có dịp đi ngang tuyến đường Đào Duy Từ (thuộc khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài hoa có tên là muồng cầu vồng Hawaii (ảnh). Đây là giống cây mới được ông Trần Văn An ở khóm Tân Mỹ nhập từ nước Mỹ.
Muồng cầu vồng Hawaii có tên khoa học là Rain bow showertrees, thuộc họ với hoa osaka nhưng nét độc đáo ở loài hoa này là từ khi hoa nở đến khi tàn có sự chuyển màu đa dạng từ đỏ, hồng, cam, vàng, kem sang trắng…
Muồng cầu vồng Hawaii có thể chuyển từ màu này sang màu khác…
Điểm đặc biệt nữa là mỗi đợt hoa nở kéo dài khoảng nửa năm mới tàn, thời gian hoa nở từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 âm lịch. Hoa không chỉ đẹp mà còn tỏa ra mùi hương thoang thoảng theo gió, mùi đậm nhất vào buổi sáng sớm và chiều tối, thu hút nhiều loài bướm bay đến, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và nên thơ.
Muồng cầu vồng Hawaii-loài hoa này được lấy giống từ Mỹ. Ảnh: Công Tràng-VTV.
“Ban đầu tôi chỉ có một cây duy nhất do một người bạn bên Mỹ mang về, thấy cây có hoa đẹp và lạ nên tôi trồng rồi chiết nhánh ra nhân giống từ từ. Bây giờ đã có hàng ngàn cây con rồi, hoa nó nở lâu tàn lắm, thời tiết càng lạnh và mưa nhiều thì hoa nó càng mau chuyển màu”- ông An thông tin thêm.
Điểm đặc biệt là giống cây này không đậu trái nên chỉ nhân giống bằng cách chiết cành. Hiện trong vườn ông Trần Văn An có khoảng 3.000 gốc cây muồng cầu vồng Hawaii được chiết nhánh thành công.
Muồng cầu vồng Hawaii-loài hoa đến từ nước Mỹ không chỉ đẹp, hoa còn có mùi thơm thoang thoảng. Ảnh: Công Tràng-VTV.
Video đang HOT
Ông An cho biết, giống cây này đã được ông nhập về trồng cách đây khoảng 5 năm, nhiều người đã đến đặt mua nhưng hiện cây đang trong quá trình nhân giống nên ông chưa bán. Hiện cả làng hoa Sa Đéc chỉ có ông An đang trồng cây này nên thu hút sự chú ý của nhiều người.
Theo Thanh Nghĩa (Báo Vĩnh Long)
ĐỘC VÀ LẠ: Dàn sứ "chân dài" miên man... không đụng hàng ở Đồng Tháp
Trong chuyến đi Thái Lan, anh Phong mê mẩn trước những chậu sứ "chân dài" miên man và bộ rễ độc đáo. Anh quyết định dành dụm tiền, mua giống về ươm, khổ công "kéo chân" sứ hết năm này qua năm khác. Cuối cùng anh đã thành công và là người tiên phong ở Việt Nam làm sứ "chân dài".
Anh Trần Duy Phong (ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm hoa kiểng nổi tiếng ở TP Sa Đéc, tuy nhiên, anh chỉ thích và đam mê hoa sứ.
Vì thế khi nghe đâu có giống sứ lạ, hoa đẹp là anh tìm đến. Trong một lần đi Thái Lan, anh Phong được chiêm ngưỡng nhiều giống sứ có hoa, thân đẹp, tuy nhiên khi thấy một chậu sứ có thân cao, bộ rễ và tán xòe hình nón anh không sao rời mắt được. Dân bản địa gọi là sứ thân cao.
Anh Trần Duy Phong cho biết khi tạo được cây sứ "chân dài" như thế này phải mất 6 năm. Cây có tán và bộ rễ như một cây cổ thụ
Sau chuyến công du đó, về nhà có bao nhiêu tiền anh Phong dành mua hạt giống về ươm, thử nghiệm, mỗi lần như vậy tiêu tốn vài chục triệu đồng nhưng anh nhất quyết không bỏ cuộc.
Trải qua 1-2 năm, kỹ thuật "kéo chân" sứ Thái mới nhuần nhuyễn. Khi người dân đến chơi thấy những cây sứ của anh có thân dài độc lạ nên đặt cái tên mỹ miều là sứ "chân dài".
Để có tiền nuôi ước mơ làm sứ "chân dài", anh phải bán đi những cây 2-3 năm tuổi, lấy tiền mua giống về ươm, trồng tiếp, tìm ra những cây sứ ứng ý nhất mới dành lại, tạo tán và bộ rễ.
Dù gia đình làm rất nhiều loại hoa kiểng, tuy nhiên anh Phong chỉ mê cây sứ, nhất là từ khi biết cây sứ "chân dài"
Hiện nay anh đã làm chủ được kỹ thuật làm sứ "chân dài" và đang sở hữu hàng ngàn cây sứ "chân dài" có dáng độc đáo. Đối với những cây có chiều cao trên 80cm, bề hoành 50-80cm phải mất từ 4-6 năm. Những cây này có giá từ 5 đến hàng chục triệu đồng.
Bí quyết làm sứ "chân dài", theo anh Phong đầu tiên là chọn giống sứ phù hợp (sứ Thái Lan loại kim tự tháp). Sau đó, về ươm đến khi cây được 8 tháng tuổi, nhổ lên chọn một rễ khỏe nhất giữ lại, nuôi dưỡng cho lớn bằng thân cây thì tiếp tục nhổ lên, cắt những rễ nhỏ; chọn một rễ khỏe để lại và giâm xuống đất...
Từ cây sứ Thái, có thể làm sứ "chân dài" hay sứ tàn (chăm chút tán cây và bộ rễ)
Về kỹ thuật "kéo chân", khi chọn được một rễ ưng ý, dùng hai thanh tre kẹp vào thân, giữ cho thân và rễ thẳng, sau đó đưa một phần rễ rất ngắn xuống đất (10 -20cm). Khi phần đuôi rễ mọc ra những rễ khác, tiếp tục cắt và nhóm rễ chính lên, sau đó đặt xuống đất. Qui trình này lặp đi lặp lại đến khi chiều cao cây sứ đạt như ý thì dừng lại.
Để cây sứ "chân dài" đẹp, có giá trị thì tạo dáng thêm phần tán lá và bộ rễ. Do giống sứ Thái có đặc điểm rễ và tán lá mộc ra đều theo hình nón nên phần cắt tỉa, tạo dáng không tốn nhiều công sức.
Theo anh Phong, người chơi sứ "chân dài" ở Việt Nam đã nhiều, nhưng đa phần là mua từ Thái Lan mang về. Hiện anh Phong là người đầu tiên làm ra sứ "chân dài", do vậy khi sản phẩm anh rao bán là có người đặt mua ngay.
Những cây sứ được bốc lên khỏi đất chuẩn bị cắt tỉa các rễ phụ, chuẩn bị "kéo chân"
Một cây sứ đã được anh Phong cắt hết rễ phụ, chỉ chừa lại một rễ chính để giâm xuống đất. Khi rễ chính phát triển to bằng thân, tiếp tục cắt hết rễ phụ, chừa lại rễ chính rồi giâm xuống đất phần đuôi rễ, từ 10 -20cm
Khi phần rễ phát triển đạt chiều cao như ý và thân to đều, lúc này cắt ngang phần rễ trồng xuống đất để tạo tán và bộ rễ
Những cây sứ đang trong giai đoạn kéo chân
Đây là một cây sứ anh Phong kéo dài nhất, hiện chiều cao cây sứ này trên 1m. Anh đang tập trung nuôi cho phần thân to đều lên
Theo anh Duy Phong, dân chơi sứ "chân dài" chủ yếu là mua từ Thái Lan, còn làm ra cây sứ này anh là người tiên phong ở Việt Nam
Ngoài làm sứ "chân dài" anh còn làm sứ bonsai như thế này
Theo Nguyễn Hành (Dân Trí)
Trai Sa Đéc kiếm bộn tiền nhờ làm cây sứ "chân dài tới nách" Với niềm đam mê hoa sứ, một thanh niên ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp) đã nghiên cứu tìm ra thủ thuật "kéo chân" tạo những cây sứ "chân dài" nhìn rất lạ mắt. Những sản phẩm độc đáo này cũng đang được nhiều người săn đón với giá bán cao gấp hàng chục lần những giống sứ thông thường. Người đang sở...