Lạ mắt ngôi nhà xây quanh thân cây khổng lồ 150 năm tuổi
Khi gia đình nhà Kesharwani sống tại Jabalpur, Ấn Độ quyết định mở rộng nhà vào năm 1994, họ rất phân vân không biết nên xử lý thế nào với cây sung khổng lồ mọc trong vườn nhà. Cuối cùng, thay vì chặt cây, họ quyết định xây hẳn ngôi nhà 4 tầng bao quanh nó.
Ngày nay, nơi ở của gia đình Kesharwanis đã trở thành một trong những cảnh quan gây choáng váng nhất ở ngôi làng thuộc Jabalpur, khi cái cây 150 năm tuổi sừng sững giữa nhà, với các nhánh mọc xuyên ra từ cửa sổ, tường và mái nhà.
Cha mẹ của Yogesh Kesharwani đã xây ngôi nhà cách đây 25 năm. Anh cho biết đều đặn mỗi năm cây vẫn ra hoa kết trái. Dù mỗi khi di chuyển trong nhà, các thành viên đều phải đi vòng quanh thân cây to lớn, song họ đã quen với điều đó, thậm chí còn coi cái cây là một phần thân thiết của gia đình.
“Chúng tôi đều là những người yêu thiên nhiên và bố tôi muốn giữ lại cái cây”. Yogesh nói với AFP. “Chúng tôi biết chặt cây đi thì dễ, nhưng để trồng được một cái cây thế này thì khó lắm”.
Video đang HOT
Được biết đến với cái tên “peepal” trong tiếng Hindi, đây là cây được coi là linh thiêng ở Ấn Độ. Việc chặt cây bị nhiều người coi là bất khả xâm phạm. Trong Geeta, một văn bản tôn giáo của Ấn Độ giáo, người ta tin rằng có 350 triệu vị thần và nữ thần cư ngụ trong một cây peepal.
Gia đình Kesharwani cho biết ngoài việc giữ cho ngôi nhà mát mẻ, cây khổng lồ mọc xuyên qua nhà của họ cũng rất thiết thực theo quan điểm tôn giáo. Vợ Yogesh không phải đi chùa để cầu nguyện, cô ấy chỉ cần cầu nguyện trước cái cây mỗi sáng.
Yogesh nhớ lại rằng ngay sau khi ngôi nhà được hoàn thành, các sinh viên kỹ thuật và kiến trúc địa phương bắt đầu ghé qua để xem nó được xây dựng như thế nào. Ngày nay, nhà của ông là một trong những điểm tham quan thu hút chính của Jabalpur.
Theo ODC
Chính quyền thành phố Mỹ trả 600.000 USD để 'giải cứu' máy tính
Chính quyền thành phố Riviera Beach ở bang Florida của Mỹ quyết định chi trả 65 bitcoin (trị giá hơn 600.000USD) để các tin tặc 'trả tự do' cho hệ thống máy tính của thành phố.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TechSpot)
Trong suốt 3 tuần, toàn bộ hệ thống máy tính của thành phố Riviera Beach thuộc bang Florida (Mỹ) đã bị tê liệt. Sau khi một nhân viên của hội đồng thành phố bấm vào một đường link chứa mã độc trong thư điện tử, toàn bộ hệ thống máy tính của Riviera Beach đã bị nhiễm mã độc đòi tiền chuộc (ransomware).
Theo báo Palm Beach Post, toàn bộ hệ thống thư điện tử của thành phố đều không hoạt động, các cuộc gọi khẩn cấp theo số 911 không được nhập vào kho lưu trữ dữ liệu của máy tính và các hệ thống cấp nước bị tê liệt.
Các tin tặc đòi chính quyền thành phố phải trả 65 bitcoin (hơn 600.000 USD) để mở lại hệ thống máy tính. Ban đầu, hội đồng thành phố định giải quyết vấn đề bằng cách chi 941.000 USD để mua các máy tính mới và khôi phục hệ thống tin học. Tuy nhiên, do toàn bộ dữ liệu của thành phố đều chưa được sao lưu nên giới chức Riviera Beach đã bỏ phiếu nhất trí trả tiền chuộc cho các tin tặc.
Khoản tiền chuộc sẽ do công ty bảo hiểm của thành phố chi trả. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các tin tặc có "trả tự do" cho hệ thống máy tính của Riviera Beach hay không.
Các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ thường khuyến cáo nạn nhân bị nhiễm ransomware không trả tiền cho tin tặc, bởi không có gì đảm bảo tin tặc sẽ mở khóa cho hệ thống máy tính. Ngoài ra, việc thanh toán tiền chuộc sẽ khuyến khích các tin tặc tấn công lần nữa.
Mặc dù vậy, trong nhiều vụ tấn công bằng ransomware, các chính quyền thành phố từ chối trả tiền chuộc đã phải chịu thiệt hại nhiều hơn số tiền tin tặc yêu cầu.
Hồi tháng 3/2018, hệ thống máy tính của thành phố Atlanta thuộc bang Georgia đã bị tấn công và tin tặc đòi số tiền bitcoin tương đương 51.000 USD. Chính quyền Atlanta từ chối thanh toán và thiệt hại họ phải hứng chịu tương đương 17 triệu USD.
Tháng 5/2019, thành phố Baltimore của bang Maryland cũng phải hứng chịu một vụ tấn công bằng ransomware. Thành phố từ chối chả khoản tiền chuộc tương đương 76.000 USD và họ phải gánh chịu thiệt hại lên đến 18 triệu USD./.
Theo vietnamplus
Cay cú hàng xóm, người đàn ông U70 đi tiểu vào bể nước sinh hoạt của chung cư suốt 1 năm trời Bị hàng xóm phản đối chuyện lắp đặt trạm thu phát sóng trong nhà, ông Lin Nan (69 tuổi) đã thường xuyên tiểu tiện và tắm trong bể nước sinh hoạt của chung cư. Vào năm 2017, người đàn ông 69 tuổi tên Lin Nan, sống trong một chung cư thuộc quận Đàm Tử, thành phố Đài Trung, Đài Loan, đã cho một...