Lạ mắt món ‘gà bốc hỏa’ ở Đà Lạt, khách muốn ăn ngon phải dùng chày đập niêu
Gà đập niêu hay gà bốc hỏa hiện đang là món được nhiều bạn trẻ săn lùng. Đây cũng là món được truyền tai nhau nhất định phải thử khi đến Đà Lạt.
Xuất hiện từ khoảng cuối năm 2019, gà đập lu (hay gà bốc hỏa) đang là món ăn gây sốt trong giới trẻ và là món nhất định phải thử khi đến Đà Lạt.
Được biết, món ăn này thực chất có tên là “gà nổ muối hột trong nồi đất” nhưng thường được gọi là “gà đập niêu” hay “gà đập lu” cho ngắn gọn và vui tai.
Nghe tên cũng đủ biết nguyên liệu chính của món là gà. Chủ yếu là gà tre thả vườn, có cân nặng từ 1,2-1,5kg.
Món gà này muốn ngon phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từ công chọn lựa nguyên liệu đến quá trình chế biến. Gà làm món ăn này phải chọn loại gà tre thả vườn có cân nặng không quá lớn để vừa phù hợp với kích thước niêu đất, vừa đảm bảo phần thịt săn chắc, ngọt thơm.
Video đang HOT
Ngoài ra, nồi niêu đất cũng được đặt mua ở một số lò gốm có tiếng ở Phan Rang, với thiết kế đặc biệt để khi đập niêu không bị vỡ vụn làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Còn nguyên liêu chính là gà sau khi sơ chế xong sẽ được tẩm ướp theo hương vị Tây Bắc với một số nguyên liệu đặc biệt. Trong đó có hát mắc khén và hạt dổi giúp tạo độ thơm và cũng là hương vị đặc trưng của món ăn.
Quá trình chế biến của món “gà bốc hỏa” này cũng khá kỳ công. Đầu tiên gà được hấp sơ rồi nướng trên than lửa hồng. Sau đó gà được đặt nguyên con vào niêu đất và xông hơi trên đá núi lửa. Tất cả các công đoạn chế biến diễn ra trong khoảng 45 phút.
Sau đó, nhân viên sẽ dùng một sợi xích nhấc niêu đất lên, sau đó vừa xoay đều vừa dùng chày hoặc búa gõ nhẹ quanh niêu. Họ phải đập với lực vừa phải sao cho niêu đất vỡ làm đôi để lộ phần gà nóng hổi, bốc khói nghi ngút. Chưa hết, sau khi lấy phần gà nướng ra khỏi niêu, nhân viên sẽ rưới bia lên món ăn để giúp dậy mùi vị hấp dẫn hơn.
Những công đoạn kể trên không hẳn là chỉ nhân viên thực hiện, nhiều thực khách tò mò muốn trải nghiệm cũng đều được thử.
Theo nhiều người đánh giá, món gà đập niêu ngon nhất là lúc gà chín tới, da giòn màu vàng tươi và nức mùi thơm của nhiều gia vị. Thịt gà có độ dài vừa phải, thịt cũng không quá khô. Thịt gà mềm, nóng hổi, ăn kèm các loại đồ chấm như mắc khén, muối tiêu chanh, muối ớt xanh và tương ớt, tùy khẩu vị và sở thích từng người.
Hít hà bún bò Đà Lạt
Bún bò có xuất xứ từ Huế - hẳn nhiên rồi. Nhưng, những người con xứ Huế di cư vào Đà Lạt, họ mang theo đặc sản quê mình, rồi biến tấu thành một đặc sản khác cho quê hương mới của họ.
Bún bò Đà Lạt không còn gắn chữ Huế phía sau nữa, vì, nó đã trở thành một đặc sản của ẩm thực xứ sở sương mù, mà không một du khách nào khi đặt chân đến thành phố hoa lại không muốn thưởng thức.
Xưa, trong con hẻm Ấp Ánh Sáng gồ ghề - nơi tập trung đông nhất người dân xứ Huế - những hàng bún bò thường để bảng "bún bò Huế" cùng những cái tên rất gần gũi, dễ thương, như "Dì Sáu", "O Luông"... Qua thời gian "tiếp cận" với khách địa phương, khi đã được người Đà Lạt góp ý đủ và đón nhận như một món đặc sản quê mình, món bún bò giờ đã là bún bò của Đà Lạt, với cái nét riêng của những người con vùng núi tự tin khoe với khách du lịch ghé đến quanh năm.
Cái khác đầu tiên giữa bún bò Huế với bún bò Đà Lạt, là nước lèo chỉ cay vừa, hoặc có những quán không cay, để vừa miệng mọi du khách, khi cần, có sẵn ớt sa tế trong những hũ đựng gia vị luôn nằm trên bàn.
Bún bò Đà Lạt cũng bắp bò, giò heo, tiết heo... và mắm ruốc không thể thiếu, để nước lèo món bún ngon lạ này không trong mà mang màu sắc hấp dẫn rất riêng của mình. Dân Đà Lạt ăn cay không giỏi, khách du lịch càng không. Nên, có lẽ cái khác đầu tiên giữa bún bò Huế với bún bò Đà Lạt, là nước lèo chỉ cay vừa, hoặc có những quán không cay, để vừa miệng mọi du khách, khi cần, có sẵn ớt sa tế trong những hũ đựng gia vị luôn nằm trên bàn.
Và, đã nhắc đến Đà Lạt, thì không thể bỏ qua rau xanh. Không phải chỉ Huế, ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam, rau ăn cùng các món bún thường là rau muống bào, bắp chuối bào và ít rau thơm. Nhưng, Đà Lạt có xà-lách giòn, có hành tây tươi ngọt, có bắp sú bào nhuyễn tạo độ giòn... khiến món rau đi cùng bún bò trở thành "độc nhất vô nhị".
Mà, giữa tiết trời sáng lạnh, mờ sương, thưởng một tô bún bò nóng hổi, cay cay cùng rau sống giòn ngọt, thật sự với những "đầu bếp không chuyên", hay "đầu bếp chưa chuyên" cũng có thể tạo ra được món bún rất Đà Lạt này! Hít hà với bún bò Đà Lạt, đón ngày mới lành lạnh. Tại sao không!
3 quán ăn trong hẻm nổi tiếng ở Đà Lạt mà bạn chưa biết Đà Lạt không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn thu hút du khách bởi những món ăn ngon. Dưới đây là 3 quán ăn trong hẻm nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua. Bánh căn Lệ: Quán nằm trong một con hẻm nhỏ, nên khá khó tìm. Hương vị đậm đà khó cưỡng là lý do...