LẠ MÀ HAY: Kiếm bộn tiền nhờ nuôi thứ nước “thần kỳ” xanh len lét
Từ một sự tình cờ sau cơn bạo bệnh, Đại tá về hưu-ông Nguyễn Văn Hùng , Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã trở thành một người nuôi trồng – chế biến tảo xoắn Spirulina.
Đây là mô hình lạ mà hay bậc nhất hiện nay ở xứ Nghệ. Nhờ loại tảo xoắn ở trong thứ nước xanh len lét mà nhiều người gọi là “nước thần kỳ” ấy mà doanh nghiệp của ông Hùng kiếm bộn tiền.
Doanh nghiệp nông nghiệp do ông Hùng làm chủ hiện có quy mô nuôi tảo xoắn Sprirulina lớn, hiện đại và bài bản bậc nhất hiện nay.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình nuôi tảo xoắn của công ty, ông Nguyễn Văn Hùng hồ hởi giới thiệu: Tổng diện tích nuôi trồng tảo xoắn của công ty rộng 5 ha, trong đó 3 ha đã nuôi trồng tảo. Hiện công ty cùng các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ nghiên cứu nuôi trồng thành công sản phẩm tảo xoắn Spirulina.
Mô hình nuôi trồng – chế biến tảo xoắn Spirulina, ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có quy mô hiện đại và bài bản bậc nhất hiện nay.
“Ngoài việc sản xuất, chế biến sản phẩm tảo, công ty còn hợp tác với các nhà khoa học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm, phế phẩm tảo để xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất phân bón hữu cơ”, ông Hùng cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết thêm.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm một vòng quy trình sản xuất tảo xoắn ông Hùng tâm sự: Sau khi học xong cấp 3, được sang học tập 7 năm tại Nga (Liên Xô cũ) và 32 năm khoác áo lính. Tôi đã lăn lộn khắp các công trình phòng thủ ở biên giới, hải đảo; các công trình cầu cống, đường ngầm, kè chắn sóng đê biển, làm các tuyến đường vùng hẻo lánh… đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực mới mà tôi theo đuổi.
Tảo xoắn Spirulina của Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma được xem là mô hình mới, lạ mà hay.
“Kỳ thực, tôi đến với tảo xoắn là một tình cờ, khi sản phẩm này giúp tôi thoát khỏi cơn bạo bệnh của đời mình. Đó là cơn đột quỵ đã tưởng như làm tôi phải “đầu hàng số phận” nhưng qua những người bạn có giới thiệu và mua giúp cho tôi sản phẩm tảo xoắn của Nhật Bản. Chính nhờ sản phẩm đó đã giúp tôi qua khỏi cơn bệnh của đời người” ông Hùng tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Sau khi khỏi bệnh, ông có cơ duyên gặp gỡ nhiều nhà khoa học để hiểu hơn đặc tính, công dụng của tảo xoắn. Trong lúc tìm đường kết duyên với tảo xoắn, ông gặp Công ty TNHH Công nghệ sinh học phục vụ đời sống – sản xuất – thương mại – du lịch Thanh Mai – một doanh nghiệp nhỏ tại xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cũng nuôi trồng, chế biến nhỏ lẻ sản phẩm này đang gặp khó khăn, có mong muốn được chuyển nhượng. Năm 2016, ông đã mua lại và quyết tâm phục dựng thương hiệu Công ty Hidumi Pharma.
Video đang HOT
Hướng đến vì sức khỏe cộng đồng
Khu sản xuất tảo xoắn Spirulina ứng dụng công nghệ sinh học vi tảo của ông ty bao gồm nhiều công đoạn, từ sàng lọc chủng giống vi tảo, nhân giống các cấp, sau đó nhân sinh khối ở quy mô lớn trong các hệ thống kín Photobioreactor, tiếp đến đưa ra các ra các bể hở.
Mô hình nuôi trồng – chế biến tảo xoắn Spirulina tạo việc làm cho 60 công nhân ở huyện Quỳnh Lưu.
Sinh khối tảo sau khi thu có thể được sử dụng trực tiếp dưới dạng sản phẩm tảo tươi (bảo quản đông lạnh) hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, hút ẩm bảo đảm nguyên màu, nguyên chất của sản phẩm. Từ bột tảo xoắn, công ty điều chế thành dạng viên nang, viên nén hoặc làm nguyên liệu để tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học ứng dụng trong dược phẩm làm thuốc chữa các bệnh nan y.
Bí quyết để tảo xoắn của công ty giảm được giá thành đó chính là sản xuất quy mô lớn, khối lượng lớn, theo quy trình chuẩn mực và các chi phí đầu vào giảm: như nhân công, đất đai, nhà xưởng, điện…
Hiện mô hình tảo xoắn của Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma đang được sản xuất theo dây truyền công nghệ của Nhật Bản.
Theo ông Hùng, nhu cầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về sản phẩm chế biến từ tảo Spirulina làm thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng, có giá trị ứng dụng trong y học rất lớn, nhưng chưa nhiều người dân được tiếp cận, sử dụng.
Xuất phát từ thực tế đó và qua trải nghiệm của bản thân, ông Nguyễn Văn Hùng mong muốn phát triển mạnh mẽ sản phẩm này, trước mắt giúp người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, người mắc bệnh hiểm nghèo có điều kiện tiếp cận, sử dụng các sản phẩm từ tảo Spirulina chất lượng cao, giá thành hợp lý.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã trở thành một người nuôi trồng – chế biến tảo xoắn Spirulina, có quy mô hiện đại và bài bản bậc nhất hiện nay.
Do sản phẩm có tính ứng dụng cao, dự án do ông đề xuất đã được Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn tài trợ thông qua Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ – FIRST” (Dự án FIRST) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản Dự án.
Hiện tại dự án nuôi trồng, chế biến tảo xoắn của ông Hùng đang hợp tác với GS.TS Perter Monfirt (người Đức) cùng 5 nhà khoa học để chiết xuất chất Chlorins 6 và các sản phẩm dinh dưỡng được chiết xuất từ tảo xoắn xanh lục này.
Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma đang liên kết với các nhà khoa học ở Đức để chế tạo các sản phẩm từ tảo xoắn phục vụ cho sức khỏe con người.
Theo ông Hùng hiện các sản phẩm của công ty đã có mặt khắp nơi trên thị trường cả nước và được người tiêu dùng đánh giá phản hồi rất tích cực.
Với một tấm lòng yêu quê hương ông Nguyễn Văn Hùng cũng đã khẳng định: “Sẽ quyết tâm đưa 3 sản phẩm nông nghiệp quý hiếm mang “Made in Việt Nam”, được sản xuất ngay chính tại quê hương trở thành những sản ph ẩm thực phẩm chức năng cao cấp, chất lượng, có mức giá phù hợp, để chiếm lĩnh lòng tin khách hàng ở trong nước và quốc tế, góp sức nâng cao sức khỏe cộng đồng”.
Ông Nguyễn Văn Hùng đang giới thiệu một sản phẩm chức năng được công ty bào chế từ tảo xoắn.
Hiện Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, do ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đang tạo việc làm cho 60 lao động ở huyện Quỳnh Lưu với mức lương từ 4,5 triệu – 14 triệu đồng/người/tháng.
Theo Danviet
Bất cập triển khai Nghị định 67: Nhiều tàu cá hàng chục tỷ đồng 'nằm bờ'
Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) được kỳ vọng là cơ hội để ngư dân đổi đời. Thế nhưng, việc thực thi chính sách này trên thực tế lại không mấy khả quan khi nhiều con tàu được đóng mới theo nghị định này sau thời gian ngắn hạ thủy buộc phải "nằm bờ", còn ngư dân Quảng Ngãi thì vỡ mộng làm giàu từ nó.
Tàu cá vỏ thép được đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP của ngư dân Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN
Chúng tôi về xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và không mấy khó khăn để gặp gỡ ngư dân Võ Văn Hân, người tiên phong đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 tại Quảng Ngãi. Bởi, con tàu của ông đành phải nằm bờ hơn 1 năm nay. Con tàu trông khá hoành tráng. Nó được đóng năm 2015 với tổng vốn đầu tư 16 tỷ đồng; trong đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi (Vietcombank) cho vay 13,2 tỷ đồng, còn lại là vốn ông Hân tự bỏ ra.
Nó được lấy tên "Biển Đông 01", có lẽ như tượng trưng cho niềm khát vọng cháy bỏng của ông Hân, xem Biển Đông như máu thịt, như người mẹ muôn đời "nuôi dưỡng" những thế hệ ngư dân vươn khơi đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đầu năm 2016, con tàu Biển Đông 01 ấy với số hiệu Qng 90999-TS, công suất 811CV hạ thủy, rẽ sóng bắt đầu cho hành trình chinh phục biển. Ông Hân kể, tàu chỉ khai thác thuận lợi trong năm đầu tiên. Sau đó, máy móc hư hỏng liên tục, nhất là bộ phận thủy lực; rồi thân tàu bị gỉ sét nặng phải sơn lại. Mọi thứ ông đều tự bỏ tiền túi ra sửa chữa để đi biển, với hi vọng kiếm thu nhập trả nợ cho ngân hàng.
Đi biển là công việc hết sức gian truân, may ít rủi nhiều. Tháng 3/2018, khi giăng lưới đánh bắt cá ngoài biển, không may tàu ông Hân bị mất hết ngư lưới cụ chỉ sau một đêm. Tàu đành phải trở về không. Cũng chính từ lúc đó, bao mơ ước của ông Hân dường như tiêu tan.
Điều khiến ông Hân buồn nhất là dù đã đóng hơn 3,6 tỷ đồng bảo hiểm cho tàu nhưng khi xảy ra "sự cố" ông không nhận được đồng tiền hỗ trợ nào từ phía Công ty Bảo Minh; còn số tiền mua sắm lại ngư lưới cụ lên tới hàng tỷ đồng, vượt quá khả năng tài chính của gia đình ông nên không còn cách nào khác, ông buộc phải "khai tử" cho con tàu 67 của mình bằng cách neo "bất động" tại cảng, kết thúc những chuỗi ngày lênh đênh sóng nước trùng khơi. Và số tiền hơn 12 tỷ đồng còn lại nợ ngân hàng, ông Hân chưa biết sẽ trả bằng cách nào.
Đồng cảnh ngộ với ông Hân, con tàu vỏ gỗ (đóng theo Nghị định 67) mang số hiệu Qng 90599-TS của ngư dân Ao Xuân Tiến, xã Bình Hải cũng đành phải "nằm bờ" vì mất ngư lưới cụ. Sổ đỏ, đất đai đều đã thế chấp hết cho ngân hàng nên vợ chồng ông dù có xoay sở khắp nơi vẫn không đủ tiền để mua lại.
Sót của, ông cứ đi khắp nơi, lần mua những tấm lưới cũ để "viết" tiếp giấc mơ đổi đời. Nhưng, càng cố gắng ông Tiến càng thất bại khi những phiên biển thua lỗ cứ nối nhau. Chưa kể, cứ mỗi lần chuẩn bị vươn khơi, nhân viên ngân hàng Vietcombank lại xuống cảng làm khó, ngăn không cho tàu xuất bến vì lý do ông bị xếp vào nhóm nợ xấu.
Vụ việc đẩy lên đỉnh điểm khi ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi quyết định khởi kiện ông ra tòa. Trong giấy thông báo khởi kiện xử lý tài sản đảm bảo là tàu cá QNg-90599TS để thu hồi toàn bộ nợ vay trước hạn và toàn bộ phần tiền lãi ngân sách nhà nước đã cấp bù từ Vietcombank Quảng Ngãi. Khoản tiền mà vợ chồng ông Tiến đang nợ (tính đến tháng 7/2018) lên đến hơn 6,737 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 6,579 tỷ đồng, tiền nợ lãi vay trên 156 triệu đồng và lãi phạt quá hạn gần 2 triệu đồng.
"Cứ nghĩ rằng đóng tàu to thì khai thác hiệu quả hơn, ai ngờ xảy ra kết cục đau lòng như vậy. Giờ ngân hàng kiện ra tòa chẳng ai mong muốn điều đó đến với mình cả. Hơn nửa đời người bám biển, bao nhiêu vốn liếng đổ hết vào nó, cuối cùng lâm vào nợ nần, trắng tay, chua xót quá"- ông Tiến vừa nói vừa khóc.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có 63 tàu đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ (11 tàu vỏ thép, 1 tàu composite, còn lại là tàu vỏ gỗ). Trong số 11 tàu vỏ thép thì có 6 tàu hoạt động không hiệu quả. "Nguyên nhân chính khiến các tàu này hoạt động không hiệu quả là do giấy tờ, thủ tục ách tắc; bảo hiểm tàu cá không đảm bảo; không có bạn đi biển; không làm chủ được máy móc, thiết bị...", đại diện lãnh đạo Chi cục này cho hay.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, hiện tại, Chi cục chỉ thực hiện chức năng tham mưu hỗ trợ ngư dân về lãi suất khi vay, bảo hiểm thân tàu theo đúng quy định của pháp luật, còn các vấn đề khác, Chi cục không có thẩm quyền giải quyết. Việc thực thi Nghị định 67 của Chính phủ cũng bộc lộ rõ những điểm bất cập. Điển hình như chính sách hỗ trợ tiền duy tu, bảo dưỡng tàu cá cho ngư dân đến nay vẫn chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố cụ thể, ngư dân thì vẫn mòn mỏi chờ đợi.
Ngư dân Võ Văn Hân chia sẻ: "Tôi có nghe nói là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thông tư 27/2014/TT-BNNPTNT quy định về nội dung và định mức duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ thép được hỗ trợ theo Nghị định 67, nhưng không hiểu vì sao nó vẫn còn nằm im "trên giấy". Nếu cứ "bỏ mặc" tàu cá ở cảng để chờ đợi chính sách từ nhà nước thì ngư dân chúng tôi lấy tàu đâu đi biển sau mỗi đợt hư hỏng, gỉ sắt".
Việc tàu cá 67 "nằm bờ" cũng gây khó cho ngân hàng khi thu hồi nợ. Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Quảng Ngãi thông tin, triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, ngân hàng đã cho 6 khách hàng là ngư dân vay tiền đóng 2 tàu dịch vụ hậu cần và 4 tàu khai thác hải sản xa bờ. Tổng số tiền cam kết cho vay theo Hợp đồng tín dụng là hơn 75,7 tỷ đồng, doanh số cho vay thực tế là hơn 75 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6/2019, dư nợ gốc của 6 khách hàng là hơn 69,2 tỷ đồng. Các khoản nợ này đều đã quá hạn và chuyển sang nhóm nợ xấu".
"Dù biết ngư dân gặp nhiều khó khăn khi đi biển nhưng trước tình hình hoạt động không mấy khả quan của các con tàu này, ngân hàng buộc phải làm việc, phối hợp với chủ tàu tìm nguồn trả nợ. Đối với các chủ tàu không hợp tác, ngân hàng sẽ tiến hành biện pháp khởi kiện để xử lý thu hồi nợ"- ông Hùng nói.
Theo Vĩnh Trọng (TTXVN)
Tá hỏa phát hiện người đàn ông tử vong dưới mương nước ở Hà Tĩnh Một người đàn ông ở Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa được người dân phát hiện tử vong dưới mương nước. Xác đang trong quá trình phân hủy. Sáng 26/7, xác nhận với PV, ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn người dân vừa phát hiện xác một người đàn ông...