Lạ mà hay: Giống gừng hoang “thơm” mùi bọ xít, củ đỏ như son, bán 500 ngàn/kg
Ông Lương Đình Hiển la môt trong nhưng hô đâu tiên thưc hiên mô hinh trông gưng nui đa băng phương phap nuôi cây mô tê bao ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đến nay mô hình này đã và đang bươc đâu mang lại hiêu qua kinh tê cao. Ông Hiển trồng giống gừng hoang “thơm” mùi bọ xít và bán với giá 500 ngàn đồng/kg.
Dân Việt đến thăm mô hình trồng gừng “thơm” mùi bọ xít của ông Lương Đình Hiển (SN 1962) ở thôn Bó Luông, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) khi ông đang tất bật với công việc tưới nước cho khu vườn trồng gừng núi đá. Ông Hiển cho biết: Gừng núi đá vốn là loài cây mọc hoang dại tại các vùng núi cao. Củ gừng núi đá có hương vị đặc biệt, mùi thơm rất đặc trưng không thể lẫn với những loại gừng khác.
Hiện khu vườn của ông Hiển đang có hơn 500 chậu gừng núi đá có giá trị kinh tế.
“Chỉ cần chạm nhẹ vào lá thôi cũng đã ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của loại gừng này. Hay như chỉ cần vài lá gừng cũng đủ để làm gia vị cho 1 món ăn thơm ngon. Ban đầu chẳng ai nghĩ cây này ăn được vì nó có mùi giống y hệt mùi bọ xít. Nhưng khi ăn thì nó lại có mùi thơm đặc biệt, nhiều người ban đầu “chê” nhưng sau lại xin bằng được cây giống mang về trồng…”, ông Hiển cười hà hà sảng khoái chia sẻ thông tin với PV Dân Việt.
Ông Hiển cho biết, cây gừng núi đá có thể sử dụng hết tất cả các bộ phận để làm gia vị thơm đặc trưng. Thời gian tới ông Hiển dự định sẽ tăng thêm 1.000 chậu gừng núi đá.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hiển cho biết: Năm 2016, gia đình ông mạnh dạn triển khai và đươc Sơ Khoa hoc công nghê (KH&CN) tinh hô trơ 500 gôc, hương dân ky thuât, phương phap trông phu hơp. Sau môt thơi gian trông va chăm soc, ông nhân thây cây gừng núi đá phat triên tôt, phu hơp vơi điêu kiên khi hâu địa phương. Lúc này, ông tính mơ rông thêm diên tich lên 1.000 khom nhưng lại khan hiếm về cây giống nên ông đã tự chủ động tách chậu để nhân giống.
“Một chậu (1 khóm) gừng núi đá tôi chia đôi làm 2 cây giống tương đương với 2 chậu. Nhưng với phương pháp này, tỷ lệ cây sống rất thấp, nhiều cây chết…”, ông Hiển nói.
Hiên nay, gưng nui đa trong thiên nhiên ngay cang khan hiêm, người dân đi cả buổi cũng chỉ tìm được 1 – 2 gốc, khoảng 1 – 2 lạng củ, thậm chí về tay không. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, giá gừng núi đá khá đắt, dao động từ 700.000 – 1 triệu đồng/kg. Trong khi đó, giá gừng thông thường chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Cũng chính vì vậy mà cây giống gừng núi đá nuôi cấy mô có giá thành khá cao, khoảng 15.000 đồng/cây bé đạt tiêu chuẩn cây giống.
Video đang HOT
Củ gừng núi đá khá nhỏ và có màu đỏ như son, thường được giã nhỏ làm gia vị cho các món lạp xưởng, giò chả…
Theo ông Hiển, ông tân dung sân vươn và trồng trong chậu, vừa không không tốn diện tích, vừa không tôn nhiêu thơi gian chăm soc nhưng cây gừng núi đá vẫn sinh trương va phat triên tôt. Sau 1 năm, cây gừng núi đá đã có thể cho thu hoạch. Tùy vào kích thước to, nho mà co gia ban khac nhau, dao đông tư 100.000 – 250.000 đông/chậu.
Ông Hiển chia sẻ với PV Dân Việt: “Trước đây, một số gia đình đưa cây gừng núi đá về trồng trong vườn nhà theo kinh nghiệm truyền thống nên năng suất chưa cao. Gừng núi đá tự nhiên thường ít khi ra hoa, số chồi nằm ở củ không nhiều. Nhưng khi trồng bằng giống nuôi cấy mô, cây có tỷ lệ sống rất cao. Chỉ cần chăm sóc tốt là sau khoảng 5-7 tháng, một cây bố mẹ ban đầu có thể đẻ thêm 5-6 thân”.
Gừng núi đá được trồng trong các chậu nhựa nên rất tiết kiệm diện tích.
Đặc biệt, nếu như cây gừng núi đá trồng tự nhiên có chiều cao 60cm thì gừng cấy mô sau 2 năm chỉ cao khoảng 15cm nên rất tiết kiệm diện tích. “Với diện tích hiện có, trước đây tôi chỉ trồng được số cây rất ít, nhưng từ khi trồng giống gừng nuôi cấy mô tế bào, năng suất và sản lượng đều tăng lên nhiều”, ông Hiển cho hay.
Theo kinh nghiệm, ông Hiển cho biết: Từ đầu năm đến nay ông mới bán hơn 50 chậu gừng núi đá. Trung binh 3 chậu thu được nửa cân củ bán với giá 500.000 đồng/kg, khách hàng chủ yếu ở địa bàn Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang… “Có khách hàng muốn mua lại toàn bộ hơn 500 chậu gừng núi đá nhưng tôi nói giá 200 nghìn/chậu vì những chậu gừng này đều đang phát triển rất tốt, cây xanh và nhiều nhánh.”
Ông Hiển thường xuyên kiểm tra bệnh nấm trên cây và phun tưới nước thường xuyên.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây gừng núi đá nên nhiều hộ gia đình cũng bắt đầu trồng giống cây này, nâng cao thu nhâp. Qua đo mơ ra hương phat triên kinh tê mơi, tưng bươc xoa đoi giam ngheo, gop phân xây dưng nông thôn mơi trên đia ban xa.
Củ gừng núi đá thường được người dân giã, vắt lấy nước làm phụ gia bảo quản để thực phẩm được tươi lâu. Đặc biệt các món ăn truyền thống của người miền núi như lạp xưởng, thịt nướng sẽ rất thơm ngon nếu có gia vị là gừng núi đá. Bên cạnh đó, gừng núi đá còn được làm thành tinh bột dùng trong chế biến và là loại dược liệu quý có tính kháng sinh cao, dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, xương khớp, bệnh tim mạch… Do những đặc tính nói trên, cây gừng núi đá trong tự nhiên bị khai thác ồ ạt đến cạn kiệt. Để tìm được gừng núi đá, người ta phải bỏ nhiều công sức đi tìm và khai thác, nhưng cũng không tìm được số lượng lớn.
Theo Danviet
Lễ hội quýt vàng 2018: Từ "rồng" quả vàng, gà đen đến gà 12 ngón
Rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đặc sản của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) trong đó có quýt vàng Bắc Sơn đã được trưng bày, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tại Lễ hội quýt vàng năm 2018. Lễ hội còn trưng bày, giới thiệu những loài gà quý đặc sản như gà đen, gà 12 ngón...
Hôm qua (22.12), tại mảnh đất cách mạng Bắc Sơn đã khai mạc Lễ hội quýt vàng Bắc Sơn năm 2018. Đây là năm thứ 2 lễ hội được tổ chức và kéo dài từ ngày 22 - 23.12. Rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Bắc Sơn đã được trưng bày tại đây, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương.
Đặc sản quýt vàng to và đẹp nhất được người nông dân các xã lựa chọn mang trưng bày tại lễ hội. Nhiều hình thù, con vật và đặc biệt là những ngôi nhà sàn đặc trưng của Bắc Sơn được trang trí bằng những trái quýt vàng vô cùng đẹp mắt.
Những quả quýt vàng được người dân nơi đây trang trí, trưng bày sáng tạo và thu hút.
Những ngôi nhà sàn được trang trí bằng những trái quýt vàng Bắc Sơn vô cùng hút mắt.
Những quả quýt to, tròn, đẹp và mọng nước nhất được bà con mảnh đất Cách mạng - Bắc Sơn chọn để mang trưng bày tại Lễ hội quýt vàng Bắc Sơn năm 2018. Đây là cơ hội để quảng bá giới thiệu sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn - đặc sản bản địa đến với du khách.
Những cô gái trong trang phục dân tộc giới thiệu sản phẩm Quýt vàng quê hương tới khách tham quan.
Ngoài quýt, tại đây cũng trưng bày nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương như men lá, gà đen, gà 12 ngón (xã Nhất Tiến), bắp cải, cải ngồng, nấm sò (xã Hữu Vĩnh)...
Gà đen, gà 12 ngón của xã Nhất Tiến cũng được trưng bày tại lễ hội.
Chị Nguyễn Thị Thùy Linh, thành viên của gian hàng xã Nhất Tiến cho biết: Đến với lễ hội năm nay, xã chúng tôi mang đến rất nhiều các sản phẩm, đặc sản đặc trưng như quýt vàng Nhất Tiến, men lá, lúa nếp, gà đen... và đặc biệt đó là gà 12 ngón thể hiện cho 12 tháng trong năm. Đây là một giống gà quý và hiện còn có ở xã Nhất Tiến chúng tôi.
Trao đổi với Dân Việt, ông Tô Bắc Thái - Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn cho biết: Năm nay là năm thứ 2 diễn ra lễ hội quýt vàng trên địa bàn. Thông qua lễ hội quýt vàng sẽ góp phần quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, các điểm du lịch cũng như văn hóa của Bắc Sơn. Qua lễ hội lần này chúng tôi cũng mong muốn góp phần kích thích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của huyện. Qua đó nâng cao giá trị không chỉ riêng cây quýt mà đối với các loại cây trồng trên địa bàn.
Theo Danviet
Ở đây dân đổi đời từ những vườn quýt vàng trĩu quả Bắc Sơn (Lạng Sơn) nổi tiếng với giống quýt vàng, được trồng ở những vùng núi đá cao 400- 500m. Trong khi phần lớn người dân ở đây vẫn trồng quýt bằng hạt thì anh Phan Văn Hiền (SN 1976) lại nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Chúng tôi đến thăm vườn quýt nhà anh Phan Văn Hiền - một trong những...