Lạ mà hay: Cho ớt sừng “lánh nạn” trong mùng, trái đẹp, bán đắt
Nắm bắt được xu thế nhu cầu thị trường, Trạm Khuyến nông TP. Sóc Trăng đã xây dựng mô hình trồng ớt theo hướng an toàn, cung cấp đến người tiêu dùng.
Để ớt đảm bảo đầu ra ổn định, đơn vị đã thực hiện trồng ớt trong nhà lưới, bước đầu đã tăng thêm thu nhập cho hộ dân canh tác.
Trung tâm Khuyến nông TP. Sóc Trăng chọn triển khai mô hình trồng ớt sừng vàng trong nhà lưới tại điểm nhà ông Nguyễn Văn Hùng, Khóm 9, Phường 3 (TP. Sóc Trăng). Đây là hộ nông dân có kinh nghiệm trồng màu hơn 20 năm và ông đã từng trồng ớt sừng vàng bên ngoài nhà lưới nên khi thực hiện mô hình này sẽ so sánh được hiệu quả thiết thực của mô hình.
Lãnh đạo Trạm Khuyến nông TP. Sóc Trăng và ông Nguyễn Văn Hùng, Khóm 9, Phường 3 (TP. Sóc Trăng) bên trong mô hình trồng ớt sừng vàng trong nhà lưới. Ảnh: Thúy Liễu
Ông Hùng bộc bạch: “Tôi có 3 công đất rẫy chuyên canh cây màu với đủ các loại rau, nào là bắp cải, bông cải, cải xanh, dưa leo, khổ qua… và diện tích đất được trồng màu xoay vòng tiếp nối nhau để đảm bảo lúc nào cũng có rau màu cung cấp cho thị trường. Hiện tại, tôi trồng 3 công cải bông, sử dụng màn che di động do học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh, thành khác…”.
Theo ông Hùng, màn che di động tiện lợi rất nhiều trong việc đảm bảo cây màu, nhất là họ nhà cải phát triển quanh năm, bất kể mưa nắng. Chi phí đầu tư cho các màn che thấp, chỉ dùng cao su trắng che phía bên trên xung quanh các luống màu. Dùng sắt uốn cong tạo thành vòng cung để kéo màn che qua lại khi thời tiết nắng nóng và gặp lúc mưa chỉ việc kéo màn che qua thì cây màu không bị ảnh hưởng bởi tác động thời tiết đem đến.
Cũng theo ông Hùng, thấy hiệu quả thiết thực với màn che di động trên màu nên khi ông được Trung tâm Khuyến nông TP. Sóc Trăng hỗ trợ, ông làm nhà lưới và trồng ớt sừng vàng bên trong.
Trưởng Trạm Khuyến nông TP. Sóc Trăng Mai Quốc Ngưng cho biết: “Trong năm 2019, đơn vị triển khai một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi chuyển giao đến hộ dân, trong đó có mô hình trồng ớt nhà lưới.
Video đang HOT
Mục tiêu chính của mô hình là để phân tích tính hiệu quả của việc trồng ớt trong nhà lưới cũng như chuyển giao kỹ thuật đến hộ dân nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng cũng như để nông dân trong vùng tham quan học tập, nhân rộng mô hình trong thời gian tới…”.
Theo ông Ngưng, mô hình có diện tích 1.000m2, kinh phí thực hiện hơn 22,5 triệu đồng, nông dân đối ứng gần 6 triệu đồng, phần còn lại do Nhà nước hỗ trợ, giống ớt được trồng là ớt sừng vàng F1 CN 405. Qua thời gian xuống giống, ớt đã cho thu hoạch tầm 5 tháng nay, dự kiến đến cuối vụ, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận tầm 24 triệu đồng/1 công ớt nhà lưới. Dự định tới đây, đơn vị sẽ hỗ trợ thêm hộ thực hiện mô hình hệ thống tưới phun tự động”.
Ông Mai Quốc Ngưng cho biết thêm: “Mô hình trồng ớt trong nhà lưới hạn chế ô nhiễm đất, nước, không khí… gây ra bởi các hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật và giảm tác động thời tiết lên cây, tránh ánh sáng mạnh hay mưa trực tiếp, bảo vệ cây trồng tốt hơn. Đồng thời, duy trì năng suất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận thông qua việc hạn chế tối đa dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…”.
Ông Ngưng cho biết thêm, mô hình còn tạo ra được sản phẩm nông nghiệp an toàn. Hướng tới, để phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình, đơn vị sẽ phối hợp ngành chuyên môn, địa phương vận động, tuyên truyền nông dân tham gia ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác mới như trồng màu trong nhà lưới và mô hình tưới phủ trên màu.
Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nhà lưới bằng cách liên kết các doanh nghiệp thu mua sản phẩm nông sản và hướng nông dân sản xuất các sản phẩm theo hướng hữu cơ nhằm phục vụ cho thị trường, nâng cao giá trị hàng hóa, hướng đến việc sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững…”.
Ông Nguyễn Văn Hùng thông tin, tới đây ông sẽ mở rộng thêm diện tích nhà lưới để trồng màu được tốt hơn. Với 1 công màu được Nhà nước hỗ trợ nhà lưới, ông sẽ tự xây dựng thêm 1,5 công trồng màu bên trong nhà lưới để việc sản xuất màu thuận tiện hơn trong thời điểm biến đổi khí hậu như hiện nay.
Theo Thúy Liễu (Báo Sóc Trăng)
Sóc Trăng: Những nữ giáo viên hết lòng với nghề
Trong những năm qua, ngành Giáo dục Sóc Trăng đã xuất hiện nhiều tấm gương nữ nhà giáo tiêu biểu, hết lòng vì sự nghiệp trồng người, được mọi người yêu quý, lãnh đạo đánh giá cao.
Cô giáo Trần Thị Thúy Oanh (35 tuổi) là người dân tộc Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm vào năm 2004, cô Oanh được phân công về công tác tại trường Tiểu học Hòa Đông 1 (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Khoảng 4 năm sau, cô Oanh chuyển về trường Tiểu học Pôthi (TP Sóc Trăng) là trường có rất đông học sinh người dân tộc Khmer.
Một điều hết sức đáng quý là vào năm 2015, cô Oanh lại được lãnh đạo ngành cho chuyển về trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (ở trung tâm TP Sóc Trăng) được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng giáo dục, nhưng cô lại xin về dạy tại trường Tiểu học Lý Đạo Thành (trường vùng ven TP Sóc Trăng) nơi có trên 42% học sinh là người dân tộc Khmer.
Cô Thúy Oanh trong một giờ dạy ở trường.
Nói về lý do xin về trường Lý Đạo Thành, cô Thúy Oanh chia sẻ: "Bản thân tôi là người dân tộc Khmer, từng nhiều năm giảng dạy ở các trường có đông học sinh là người dân tộc Khmer nên tôi rất hiểu hoàn cảnh, tâm tư của các em, đồng cảm với các em nên tôi quyết định xin về trường này. So với trường Nguyễn Thị Minh Khai thì trường Lý Đạo Thành còn nhiều khó khăn hơn nhưng tôi vẫn rất vui vì được gắn bó với các em học sinh người dân tộc mình".
Xác định các em học sinh còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng, cô Thúy Oanh đã có rất nhiều nỗ lực trong nghiên cứu, tự học hỏi, tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy, tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Kết quả, lớp do cô phụ trách luôn đạt tỷ lệ lên lớp 100%, chất lượng luôn ổn định.
Theo cô Thúy Oanh, học sinh ở trường đa số là con em đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa, không có điều kiện dạy dỗ các em nên học sinh rất dễ phát sinh những điều không tốt, ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức. Trong khi đó, việc dạy đạo đức cho các em, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, cô Oanh chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Đạo đức", trong đó cô áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm, rất được nhà trường, tập thể giáo viên, phụ huynh và học sinh ủng hộ, nhiệt tình hưởng ứng nên bước đầu đã thành công.
Ông Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Đạo Thành, đánh giá cô Thúy Oanh là một trong những người tham gia tích cực trong phong trào nghiên cứu áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và đạt kết quả cao.
Sinh ra trong một gia đình có nhiều người công tác trong ngành Giáo dục, từ nhỏ cô Nguyễn Thị Trúc Linh (34 tuổi, giáo viên, Chủ tịch Công đoàn trường) đã ao ước được trở thành cô giáo mầm non. Năm 2006, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Mầm non, cô Linh về công tác tại trường Mầm non Tuân Tức (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng).
Cô Trúc Linh và các cháu mầm non trong giờ học.
Cô Trúc Linh cho biết, Tuân Tức là xã vùng sâu khó khăn, tỷ lệ đồng bào Khmer cao. Những năm trước, phần lớn trẻ đều không biết và hiểu tiếng Việt nên công tác giảng dạy của cô cũng như của giáo viên ở trường khá vất vả. Để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, cô tự học hỏi tiếng Khmer để giao tiếp với các em học sinh và phụ huynh.
Đối với bản thân mình, cô cũng tranh thủ thời gian để tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật, viết sáng kiến kinh nghiệm được ngành giáo dục huyện công nhận. Với những thành tích đó, cô Trúc Linh được Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp tín nhiệm giao phụ trách chuyên môn khối lớp Lá.
Với cương vị Chủ tịch Công đoàn trường, cô Trúc Linh luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của trường, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người yên tâm công tác.
Cô Lâm Thanh Diệu - Hiệu trưởng trường Mầm non Tuân Tức, nhận xét cô Linh là một giáo viên có kiến thức vững vàng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, là tấm gương tiêu biểu luôn đi đầu trong phong trào giáo viên dạy giỏi.
Không chỉ vậy, cô Linh luôn đảm bảo quyền lợi của giáo viên. Điều đó thể hiện rất rõ ở tỷ lệ 95,23% giáo viên của trường đạt trình độ trên chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Cao Xuân Lương
Theo dantri
Xe ba gác tông vào quán cơm, bé trai 10 tuổi tử vong Thiếu niên 16 tuổi lái xe ba gác tông vào quán cơm khiến bé trai 10 tuổi thiệt mạng. Tai nạn còn khiến chủ quán và một cháu bé khác nhập viện. Ngày 28/7, Công an TP Sóc Trăng, Sóc Trăng tiếp tục làm việc với Danh Hoàng Chí Hào (16 tuổi, ngụ phường 4) để làm rõ vụ tai nạn giao thông...