Lạ mà hay: Cho ổi ở chung với bưởi da xanh, lá ổi đuổi rầy cho bưởi
Ông Đỗ Tấn Bình ngụ ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết: “Hiện rầy chỏng cánh là đối tượng sâu hại nguy hiểm cho vườn cây có múi, nhất là cây bưởi da xanh.
Để khống chế dịch hại rầy chỏng trên cây bưởi, tôi trồng xen canh cây ổi vì theo các nhà nghiên cứu, lá ổi có khả năng đặc biệt xua đuổi loại rầy này…”. Đây là cách làm lạ mà hay ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi của ông Đỗ Tấn Bình ngụ ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đang rất hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí trong sản xuất, vừa phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ông Đỗ Tấn Bình với vườn bưởi da xanh và ổi xá lị xen canh, mang lại hiệu quả kinh tế
Ông Đỗ Tấn Bình (sinh năm 1961, ngụ ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) có 5.000m2 đất trồng bưởi da xanh xen ổi (trong đó, 4.000m2 chuyển từ đất trồng lúa và 1.000m2 cải tạo vườn tạp). Hiện nay, vườn của ông có 300 gốc bưởi da xanh cho thu hoạch lứa đầu tiên đợt tết vừa qua với gần 1 tấn bưởi, giá bình quân 50.000 đồng/kg.
Ông Bình cho biết: “Bưởi da xanh là loại trái cây có giá trị kinh tế cao và ổn định trên thị trường. Việc trồng xen ổi trong vương bưởi ngoài giúp chống lại rầy chỏng hại bưởi mà còn giúp cây ổi tận dụng lượng phân bón, thuốc dư thừa của cây bưởi. Do vậy, trồng xen canh bưởi và ổi giúp tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…”.
Video đang HOT
Để tiện cho nguồn nước tưới, ông Bình thiết kế hệ thống ống tưới nước từ nước sông, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp vườn cây phát triển tốt. Về chăm sóc, cây bưởi da xanh và ổi rất giống nhau, chỉ cần bón phân, tưới nước hợp lý, cây sẽ phát triển tốt. Giữa cây bưởi và ổi có sự cộng sinh lẫn nhau, do đó khi trồng ổi xen vào bưởi rất phù hợp.
Ông Bình chia sẻ: “Để ổi không bị sâu, bệnh, khi cây bắt đầu nở hoa cho trái, chờ đến khi trái non được khoảng 1 tháng, tôi dùng túi nylon bọc trái non lại. Làm theo cách này, trái ổi sẽ không bị sâu, bệnh hại tấn công, đồng thời tiết kiệm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, nhất là bảo vệ sức khỏe người sản xuất lẫn người sử dụng…”.
Nhờ làm theo cách này, vườn ổi của gia đình ông Bình lúc nào cũng được mùa, cho năng suất cao. Vụ bưởi tết vừa rồi, ông chỉ mới thu hoạch được gần 1 tấn với giá bình quân 50.000 đồng/kg, nhưng ổi đã bán được vài vụ, thu gần 200 triệu đồng…
Mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi của ông Đỗ Tấn Bình đang rất hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí trong sản xuất, vừa phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây là mô hình mới tại địa phương, mở ra hướng đi cho nhiều hộ nông dân đang muốn chuyển đổi cây trồng, cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn trái./.
Theo Song Hồng (Báo Long An)
Liều trồng bưởi da xanh trên đất dốc, cây thấp tè trái đã trĩu cành
Đánh liều trồng bưởi da xanh trên đất dốc, không ngờ cây nào cây nấy trái sai trĩu cả cành khiến bà Văn Thị Loan, bản Tà Niết (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Sơn La) rất phấn khởi. Mùa bưởi năm nay, ai đến vườn bưởi da xanh nhà bà Loan cũng khen nức nở với câu hỏi: Tại sao giống bưởi xuất xứ từ miền Nam lại ra trái sai trên đất Sơn La?
Vườn bưởi da xanh của bà Loan có 120 gốc, được bà trồng từ năm 2012 trên 1.600m2 nương rẫy đất dốc. Cây giống được bà mua từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bà còn đầu tư lắp đặt hệ thống ống dẫn nước từ mó nước cạnh nương về tưới cho bưởi, giúp vườn cây sinh trưởng tốt. Khoảng 3 năm nay vườn bưởi da xanh bắt đầu cho quả bói.
Trước kia trên nương đất dốc, bà Loan trồng hoa hồng, sau đó chuyển sang trồng bưởi da xanh.
Nhờ linh hoạt trong lựa chọn giống và cách chăm sóc tốt, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng bưởi nên vườn bưởi da xanh của bà Loan cho quả đầy cành, chất lượng tốt, được nhiều thương lái đến tận vườn thu mua.
Bà Loan đang kiểm tra quá trình phát triển của bưởi da xanh tại vườn.
Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Loan cho hay: "Hiện tại, trong vườn nhà tôi có 120 gốc bưởi da xanh, đến đầu vụ thu hoạch các thương lái ở Hòa Bình, Hà Nội, TP.Sơn La... đánh xe tải về mua với giá 50.000 đồng/kg, giữa vụ vẫn đạt 45.000 đồng/kg. Nhờ trồng bưởi da xanh gia đình tôi đã có của ăn của để, con cái được ăn học và trưởng thành".
Từ khi chuyển sang trồng bưởi da xanh, đời sống kinh tế của gia đình bà Loan đã khấm khá và có của ăn của để.
Về kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh, bà Loan cho biết, bà dùng phân đạm, NPK, phân hữu cơ và đậu tương trộn với ngô ủ 2 tháng rồi bón cho vườn bưởi. Bà Loan dự tính trong thời gian tới sẽ trồng xen canh thêm bưởi Diễn, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và trồng trọt, vườn bưởi của bà Loan cây nào cây nấy đều sai trĩu quả.
Ông Lường Tiến Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu cho biết: Gia đình bà Loan là một trong những hộ tiên phong trong việc trồng bưởi da xanh. Nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, gia đình bà Loan đã trở thành hộ khá giả nhất bản Tà Niết.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Dùng đất sét làm tổ cho lươn đẻ, lời 100 triệu/lứa Từ sản xuất thử nghiệm và nghiên cứu thực tế, đến nay cơ sở nuôi lươn của anh Nguyễn Thanh Phương, ấp Hội Mỹ, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) có trên 4.000 con lươn giống sinh sản, cho thu nhập cao. Anh Phương có cách làm lạ mà hay là dùng đất sét làm tổ cho lươn đẻ, thu...