Lạ mà hay: Cho lan “sống chung” với cây cau, ngắm hoa đẹp ngỡ ngàng
Những hàng cau cao vút xanh mướt được điểm tô những bụi lan hoàng thảo tím rịm nở rực rỡ của gia đình Hoàng Văn Đồng ở thôn 14, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, Yên Bái khiến nhiều người yêu hoa thích thú và ngỡ ngàng.
Anh Hoàng Văn Đồng cho biết, anh ghép lan trên cây cau từ hơn chục năm nay. Khi cây cau cao quá đầu người, tầm khoảng 1,8m – 2m, anh Đồng tiến hành ghép lan trên cây cau.
Đến nay, anh Đồng có 13 cây cau được ghép hoa lan. Trên mỗi cây có 2 bụi phong lan đang độ nở, trông xa như những quả cầu hoa tím.
Giống lan anh Đồng chọn cho sống chung với cây cau là giống lan hoàng thảo. Đây là loài lan bản địa được anh lấy trong rừng về trồng. Hoa sinh trưởng tốt, chịu nắng, gió và nở hoa tím rịm rất đẹp.
Theo anh Đồng, hoa lan khi được ghép sống chung với cây cau phát triển rất tốt, chăm sóc dễ dàng. Khi hết mùa hoa, anh Đồng thường lấy lông gà, lông vịt hoặc mùn cưa bọc xung quanh gốc phong lan để cây hút chất dinh dưỡng. Sang mùa sau hoa sẽ nở to đẹp, sai hơn nhiều và đặc biệt sẽ cho màu đậm hơn bình thường.
Video đang HOT
Anh Đồng cho hay, có rất nhiều người thích thú khi thấy những hàng cau cao vút xanh mướt được điểm tô những bụi lan hoàng thảo tím rịm nở rực rỡ của gia đình anh.
“Gần đây có nhiều người muốn hỏi mua các bụi lan hoàng thảo trên cây cau với giá 6 – 7 triệu đồng/bụi. Nhà tôi có hơn 20 bụi lan ghép trên 13 cây cau, nếu bán hết cũng thu được số tiền kha khá. Tuy nhiên, tôi chỉ bán 2 bụi lan với giá gần 15 triệu đồng, còn lại tôi giữ để chơi”, anh Đồng cho hay.
“Cứ vào độ tháng âm lịch hàng năm hoa nở rực rỡ, sự kết hợp này tạo nên cảnh sắc vô cùng nên thơ, con cháu trong nhà ai đi xa cũng nhớ về hàng cau với bụi hoa lan của gia đình”, anh Đồng bộc bạch.
Theo Eva
Dấu hiệu nhận biết virus "ăn não" đang khiến cô gái 24 tuổi hôn mê
Virus ăn não thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên.
Ngày 7/5, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân H.T.D nữ 24 tuổi ở Yên Bái bị virus "ăn não" tấn cống.
Cô gái này có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau đầu buồn nôn, nổi ban toàn thân. Rất nhiều người không nắm được dấu hiệu nhận biết virus cực kỳ nguy hiểm này nên thường chủ quan.
Cô gái trẻ bị virus ăn não tấn công.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chỉ ra những dấu hiệu nhận biết loại virus này để mọi người phòng tránh.
Theo đó, vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides là loại vi khuẩn có thể cư trú ở vùng hầu họng một số người lành.
Khi thay đổi độc lực hoặc lây lan sang người chưa có miễn dịch khác có thể gây bệnh. Vi khuẩn não mô cầu có thể gây nhiều bệnh lý ở người như viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm khớp,....Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên.
Dấu hiệu bệnh viêm màng não do não mô cầu
Bệnh khởi phát đột ngột với đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và có dấu hiệu gáy cứng. Khi nặng hơn bệnh nhân sẽ li bì, mê sảng, hôn mê hoặc co giật. Nếu tình trạng viêm quá nặng gây phù não nhiều thì bệnh nhân có thể tử vong.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng máu do não mô cầu: Bệnh nhân sau khi nhiễm vi khuẩn sẽ sốt cao liên tục, trên da có thể xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tiến triển thành sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng và tử vong. Một số bệnh nhân có thể có diễn biến tối cấp dẫn đến sốc và tử vong nhanh chóng khi mọi biện pháp điều trị chưa kịp phát huy tác dụng.
Cách phòng bệnh viêm não mô cầu
BS Cấp cũng chỉ ra phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu cực kỳ hiệu quả như sau:
Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Vắc xin này khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch; Cần tiêm 2 liều cách nhau 6 đến 8 tuần. mới đạt được mức bảo vệ. Những vắc xin này không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ và chỉ bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi nên cần tiêm nhắc lại
Bên cạnh đó, khi trong cộng đồng có dịch, phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp.
Nếu có tiếp xúc gần với người bệnh hoặc môi trường có thể vấy bẩn các dịch tiết hô hấp hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh phải dùng găng tay, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Người dân cần thông báo với Y tế dự phòng khi có tiếp xúc gần với người bệnh mà không có phương tiện phòng hộ để được điều trị dự phòng nếu cần.
Theo Danviet
Nhóm đối tượng bắt giữ trái pháp luật, giam lỏng 2 mẹ con Đến gặp người chồng nhưng không có nhà, các đối tượng khống chế ép vợ, con của người này lên xe đưa về một quán cà phê "giam lỏng". Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Bùi Đức Trọng (SN 1981), trú tại phường Minh Bảo, TP.Yên Bái và...