Lạ mà hay: Bỏ phố về quê nuôi thỏ bán cho Nhật, thu 60 triệu/tháng
Đang có một công việc lương cao và ổn định trên thành phố, nhưng anh Trần Văn Toản (29 tuổi, trú ở xóm Tây Cát, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu (Nam Định) vẫn quyết định bỏ việc, về quê xây dựng mô hình nuôi thỏ thịt thương phẩm và cho thu nhập 60 triệu đồng/ tháng. Mô hình nuôi thỏ bán cho Nhật của anh Toản được nhiều người ở địa phương khen ngợi là lạ mà hay.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Dân Việt, anh Toản tâm sự, trước kia anh làm việc trong một công ty may ở Tp. Hồ Chí Minh được khoảng gần 10 năm, ngày đó thu nhập từ công việc này cũng khá cao và ổn định, khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.
Làm việc xa nhà với thời gian dài, luôn khiến anh nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, nhiều lúc anh chỉ muốn về quê rồi tìm một công việc gì đó làm để được gần gia đình. Sau khi được bố mẹ tư vấn về quê nuôi thỏ, anh liền quyết định ngay về quê lập nghiệp với loại vật mà anh chưa từng nuôi trước đó.
“Trước đó thì bố mẹ tôi cũng có nuôi thỏ nhưng quy mô nhỏ, tuy vậy cũng cho mức thu nhập cũng khá. Cách đây 3 năm về trước, phía công ty Nhật Bản ký hợp đồng nhận bao tiêu đầu ra cho đàn thỏ nuôi, bố mẹ gọi điện bảo: “Nuôi thỏ đầu ra ổn định lắm, vì có công ty Nhật Bản thu mua, về quê nuôi thỏ đi con, thu nhập cũng khá” nên tôi quyết định về quê nuôi thỏ”, anh Toản nhớ lại.
Nhờ về quê nuôi thỏ mà mỗi tháng gia đình anh Trần Văn Toản ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu có thu nhập lên dến 60 triệu đồng/tháng.
Đầu năm 2017, anh rời thành phố TP.HCM-đô thị phồn hoa đô hội nhất Việt Nam để về quê xây dựng chuồng trại và mua hơn 100 con thỏ nái về nuôi thử nghiệm.
Dù mới đưa vào nuôi thử nghiệm, nhưng do nắm bắt được kỹ thuật nuôi thỏ cơ bản nên đàn thỏ phát triển khá tốt. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, anh Toản không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi thỏ, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi thỏ cho hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.
Sau hơn 2 năm gắn bó với nghề nuôi thỏ, nhận thấy con thỏ dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao nên anh tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình. Đến nay, quy mô chuồng trại rộng hàng nghìn m2, đàn thỏ luôn duy trì ở mức hàng nghìn con, trong đó thỏ nái có hơn 400 con.
Với số thỏ này, trung bình mỗi tháng, anh Trần Văn Toản xuất bán ra thị trường gần 2 tấn thỏ thương phẩm, với giá ổn định ở mức trên dưới 80.000 đồng/1kg. Doanh thu mỗi tháng 160 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng gia đình anh lãi 60 triệu đồng.
“Nuôi thỏ bán cho công ty Nhật Bản không phải lo đầu ra và giá cả lại ổn định nên người chăn nuôi cũng yên tâm sản xuất hơn rất nhiều. Chứ nuôi các con khác giá cả lên xuống bấp bênh, mỗi lần như thế người chăn nuôi lại bị thiệt hại nặng nề”, anh Toản tâm sự.
Video đang HOT
Thỏ tầm 1,5 kg rất hay cắn nhau dẫn đền trầy xước nên khi đến tầm tuổi này thỏ sẽ được nuôi mỗi con một ô chuồng riêng biệt.
Anh Trần Văn Toản cho biết, phía công ty Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam) họ nhận bao tiêu đầu ra nhưng cũng yêu cầu về sản phẩm hết sức khắt khe, thỏ phải đạt trọng lượng trên 2,3 kg, lông bóng mượt và không bị tật, sẹo, rách da…..Để có đàn thỏ chất lượng bán cho phía công ty mình cũng cần có những bí quyết nuôi riêng.
Tiết lộ về bí quyết, anh Toản cho hay, sau khi thỏ được khoảng 1,5 kg, phải tiến hành tách nuôi riêng, mỗi con được nuôi riêng tại một ô chuồng khác nhau. Bởi tầm tuổi này, thỏ rất hay cắn nhau nên nếu nuôi chung thì chúng sẽ cắn nhau và không đủ tiêu chuẩn đáp ứng nên phía công ty Nhật Bản họ sẽ không thu mua.
“Tuy việc nuôi tách như thế sẽ tốn kém hơn về tiền bạc làm chuồng và công sức chăm sóc, nhưng đổi lại thỏ nhanh lớn hơn và đạt tiêu chuẩn do phía công ty Nhật đạt ra nên không phải lo lắng gì về đầu ra. Chỉ sợ không có thỏ để mà bán thôi”, anh Toản vui vẻ nói.
Mỗi tháng gia đình anh Toản xuất bán hơn 2 tấn thỏ thương phẩm và thu về 160 triệu đồng.
Nói thêm về con thỏ, anh Toản cho hay, giống thỏ New Zealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, vóc dáng lớn, sinh sản đều, thịt thơm ngon, hấp dẫn…Trung bình một con thỏ mẹ giống New Zealand một năm đẻ được từ 6-9 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con. Thỏ con sau sinh, nuôi khoảng hơn 4 tháng thành thỏ thịt với trọng lượng bình quân 2,3kg/con là có thể xuất bán được.
Nhờ quyết định táo bạo của mình, mà đến nay anh Trần Văn Toản sở hữu một trang trại nuôi thỏ rộng hàng nghìn m2 và mỗi tháng cho thu nhập hơn 60 triệu đồng. Nhưng có lẽ điều làm cho anh vui nhất đó là được làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra, được sống gần gia đình. Kết quả mà anh đạt được là bài học quý giá cho những ai đã và đang chuẩn bị khởi nghiệp với nghề nông, là động lực cho ai muốn rời bỏ thành phố về quê lập nghiệp.
Theo Danviet
Nam Định: Gái xinh nuôi 700 "cục bông" di động, kiếm chục triệu/tháng
Trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng cuối cùng chị Đinh Thị Mơ, xinh như hotgirl về quê xóm 11, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu (Nam Định) khởi nghiệp nông nghiệp với nghề nuôi thỏ trắng. Nhờ nuôi loài động vật ăn rau cỏ lông trắng như bông này mà mỗi tháng gia đình chị Mơ có thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng.
Vừa dẫn phóng viên Dân Việt đi thăm quan mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand, chị Mơ tâm sự, trước đây chị từng làm nhiều công việc khác nhau, nhưng từ khi có con nhỏ nên chị phải gác hết công việc lại ở nhà chăm con. Trong khoảng thời gian đó, chị Mơ được bố chồng tư vấn nuôi thỏ để có đồng ra đồng vào, ổn định thu nhập...
Chị Đinh Thị Mơ đang cho đàn thỏ thịt ăn
"Trước đó bên nhà bố chồng tôi cũng đã nuôi khá nhiều thỏ và cũng cho thu nhập khá ổn định và thậm chí thu nhập còn cao hơn cả công việc mà tôi làm trước đó. Sau khi được bố chồng tư vấn về kỹ thuật nuôi thỏ, kinh nghiệm nuôi thỏ, tôi quyết định bỏ vốn đầu tư nuôi", chị Mơ chia sẻ.
Đầu năm 2012, chị Mơ đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 100 con thỏ giống về nuôi. Nhưng do chưa có kinh nghiệm và mua phải giống thỏ trôi nổi, không đảm bảo chất lượng nên số thỏ đó cứ chết dần chết mòn. Thất bại đó chưa làm chị nản chí.
Sau khi tham khảo qua nhiều kênh thông tin, chị Mơ mua tiếp 150 con thỏ giống New Zealand về nuôi tiếp, rút kinh nghiệm nuôi thỏ New Zealand từ lần thất bại trước nên lần nuôi này đàn thỏ của chị Mơ phát triển tốt .
Nhờ nắm vững kinh nghiệm nuôi thỏ, kỹ thuật nuôi thỏ New Zealand nên chị Đinh Thị Mơ có thu nhập tốt từ nghề nuôi thỏ.
"Mặc dù được bố chồng thường xuyên qua hỗ trợ kỹ thuật nuôi thỏ, nhưng do lúc đầu mua phải con giống còn non quá nên sau khi nuôi chúng cứ chết dần, chết mòn. Còn lần nuôi sau đó thì mình mua giống ở cơ sở bán giống thỏ New Zealand uy tín nên thỏ phát triển tốt và ít bị bệnh tật", chị Mơ nhớ lại.
Khởi nghiệp từ 150 con thỏ giống New Zealand làm vốn, nhận thấy con thỏ này cho hiệu quả kinh tế cao, chị Mơ tiếp tục mở rộng mô hình. Sau hơn 6 năm theo nghề nuôi thỏ, đến nay quy mô chăn nuôi thỏ New Zealand của gia đình chị Mơ đã lên tới gần 700 con. Trong số này, đàn thỏ nái luôn được chị Mơ duy trì khoảng hơn 100 con và hàng trăm con thỏ thịt thương phẩm khác.
Với diện tích hơn 100m2 nhưng được chị Mơ bố trí khá khoa học giữa khu nuôi thỏ nái và khu nuôi thỏ thịt thương phẩm. Để tận dụng diện tích tối đa và nuôi được thỏ nhiều nhất có thể, khu nuôi thỏ nái được chị Mơ thiết kế làm 3 tầng. Nhờ cách làm đặc biệt này mà chị nuôi được số lượng thỏ nái lớn mà không ảnh hưởng đến sự sinh sản của thỏ mẹ.
Theo chị Mơ, nuôi thỏ không khó, nguồn thức ăn chính của thỏ là cỏ và lá cây có thể trồng hoặc kiếm được, còn lại là cho ăn thêm cám.
Cũng theo chị Mơ, thỏ đạt tiêu chuẩn xuất bán ra thị trường phải là những con không bệnh tật, lông bóng mượt, từ 2-3 kg/con trở lên. Thông thường thỏ thịt sẽ nuôi từ 3 tháng đến 3,5 tháng là sẽ xuất bán. Thỏ giống từ khi mới đẻ nuôi đến khoảng 5 tháng tuổi là có thể sinh sản.
Hỏi về thu nhập, chị Mơ nhẩm tính và cho hay, bình quân mỗi tháng chị xuất bán ra thị trường hơn 300kg thỏ thịt thương phẩm với giá bán trên dưới 80 ngàn đồng/kg và hơn 100 con thỏ giống với giá bán 70.000 đồng/con. Sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng gia đình chị có lãi 13 triệu đồng. "Với mô hình nuôi thỏ, tôi có thể tranh thủ làm thêm việc nhà, chăm sóc con cái", chị Mơ chia sẻ.
Thỏ trắng New Zealand là giống thỏ năng suất, chất lượng cao được chị Đinh Thị Mơ chọn nuôi.
Về kinh nghiệm nuôi thỏ, chị Mơ cho biết, thực ra thỏ khá là dễ nuôi bởi đây là loài động vật rất hiền và khôn. Tuy nhiên, phải kiên trì, nắm chắc những kinh nghiệm như thức ăn phải sạch, chuồng trại thông thoáng, luôn vệ sinh. Thức ăn của thỏ 70% là cây cỏ và 30% là cám.
Chuồng trại nuôi thỏ phải vệ sinh sạch sẽ, sát trùng định kỳ, kiểm tra cẩn thận nếu không thỏ sẽ dễ mắc các loại bệnh như: ghẻ lở, nấm, tiêu chảy, tụ huyết trùng... Phải có khu cách ly riêng để phòng và điều trị những con bị bệnh tránh tình trạng lây lan.
"Ngoài ra, cần phải tăng sức đề kháng cho đàn thỏ nuôi bằng cách bổ sung vitamin đầy đủ, nhiệt độ để thỏ phát triển tốt khoảng 25-28 độ, mùa hè phải mát và mùa đông phải ấm...", chị Mơ tiết lộ thêm.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Mơ còn nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ bà con từ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi thỏ cho đến con giống. Nhận thấy hiệu quả từ còn thỏ mang lại, trong thời gian sắp tới gia đình chị tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại để mở rộng quy mô, nhằm tăng thêm thu nhập.
Theo Danviet
Nam Định: Nuôi cả ngàn thỏ trắng bán cho Nhật, lãi 40 triệu/tháng Mỗi tháng anh Thụ xuất chuồng hơn 600 con thỏ thịt thương phẩm, trong đó bán cho doanh nghiệp Nhật Bản khoảng hơn 300 con. Từ mô hình nuôi loài thỏ trắng giống New Zealand hiền lành, sau khi trừ hết mọi chi phí, mỗi tháng gia đình anh Thụ có lãi gần 40 triệu đồng. Đây là một trong những mô hình...