Lạ lùng xã “hai lần đò” ở xứ Lạng
Đó là xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đây là một địa phương với bốn bề núi cao bao bọc, đây là nơi cư ngụ chủ yếu của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mán và số ít người Kinh.
Ngày nay, khi đời sống của người dân bản địa được nâng cao thì các hủ tục dần bị xóa bỏ, nhưng trong trí nhớ của nhiều cụ già trong xã thì tục cưới xin cách đây 50, 60 năm vẫn là những kí ức buồn.
Những đám cưới trẻ con lấy trẻ con…
Theo lời giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến gia đình ông Dương Hữu B., một cán bộ của huyện Bắc Sơn về hưu, đồng thời cũng là nạn nhân của tục tảo hôn thuở ấy để tìm hiểu thông tin. Năm nay ông đã 73 tuổi nhưng da dẻ vẫn còn hồng hào, nét mặt quắc thước. Khi được hỏi tới cụm từ “hai lần đò”, ông trầm ngâm thừa nhận: Đúng, ly hôn và đi bước nữa là điều xảy ra với hầu hết những thế hệ trước cách đây hơn nửa thế kỷ.
Một góc xã Bắc Sơn
Điều đó có nghĩa là những chàng trai, cô gái sinh vào năm 1930 cho đến 1955 đều chịu chung cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Ông B. cho biết, khi ông 11 tuổi, sáng hôm đó, sau khi ngủ dậy định theo cha mẹ lên nương thì không thấy ai chuẩn bị dao rựa gì hết, thay vào đó là thấy xôi thịt và trầu cau. Ông được người nhà bảo ăn mặc tươm tất vào để đến nhà vợ!
Video đang HOT
Ông bảo, khi ấy cha mẹ bảo sao thì biết vậy, chứ bản thân ông chưa ý thức được việc tìm một người phụ nữ chung sống cả đời lại quan trọng như vậy. Đến nhà vợ, ngoài những người lớn đang bận trò chuyện, ông cũng kịp nhìn thấy cô bé nhỏ loắt choắt đang chơi ở góc nhà. Xong lần ấy về, ông nhớ tầm 1 tháng sau thì gia đình ông mang đủ cỗ gà, lợn, lúa nếp, cả đồng bạc sang để xin dâu.
Theo tập tục của người Tày ở Bắc Sơn thì cô dâu cưới rồi cũng không về ở cùng chồng mà vẫn ở nhà bố mẹ đẻ. Nhà chồng có công việc, lễ chạp, hiếu hỉ mới sang đón nàng dâu về vài ngày, chỉ tới khi nào có bầu thì mới dọn về ở hẳn bên nội. Ông B. bảo ít nhất cũng phải 5 tới 10 năm thì người vợ mới về nhà chồng được bởi khi đó hai vợ chồng mới có tin vui. Vì khi cưới nhau họ chỉ là những đứa trẻ, cơ thể đã kịp lớn đâu để mà thực hiện được thiên chức làm vợ, làm mẹ.
Bà Dương Thị Đuông, 60 tuổi, (cán bộ tuyên giáo của tỉnh, đã nghỉ chế độ, hiện ở thôn Trí Yên, xã Bắc Sơn) cũng cho hay: Tuy khi ấy bà còn bé nhưng vẫn được chứng kiến tận mắt các anh, chị (nhỉnh hơn mình ít tuổi) đã là vợ chồng. Họ nhìn thấy nhau mà mặt đỏ bừng, chạy như ma đuổi, đến khi cách nhau cả cánh đồng rồi mới dám dừng lại thở.
Bà Đuông tự nhận mình là một trong những trường hợp hiếm hoi duy trì được hạnh phúc gia đình từ sự chỉ định của bố, mẹ. Hai gia đình gần nhau nên từ lâu bà đã thầm thương trộm nhớ cậu bạn nhà bên vì mất mẹ mà phải tảo tần lao động sớm hôm. Đến khi được bố hỏi có ưng đám bên nhà hàng xóm không, bà gật đầu. Nhưng ở vùng sơn cước núi non trập trùng này thì rất ít bố mẹ tâm lý và chiều theo ý con gái như gia đình bà nên hầu hết các đôi trẻ bị ép hôn đều mau chóng tan rã.
Ông Dương Đức Inh – Nguyên Phó Chủ tịch HĐND xã Bắc Sơn
Chuyện những người lớn phải hai lần đò
Anh Hoàng V., cán bộ văn hóa huyện Bắc Sơn khi trao đổi với chúng tôi về hủ tục tảo hôn này đã tủm tỉm cười và buông một câu đầy ẩn ý: Thời đó nhiều ông trong mâm nhậu còn thở than với nhau, biết đâu mình đã trở thành cảnh con chim tu hú. Bởi cô dâu cứ có bầu mới về nhà chồng, trong khi thời gian ở với chồng rất ít, còn khoảng thời gian tự do giao lưu với người ngoài ở nhà vợ thì các ông đâu có quản hết được. Chàng trai nào may mắn thì mới gặp được cô vợ ngoan ngoãn, chính chuyên.
Họ cưới nhau khi còn là trẻ con, cảm thấy người kia như đứa bạn được bố mẹ tìm cho. Nhưng khi lớn lên tâm sinh lý thay đổi, họ bắt đầu nhìn nhận lại về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc gia đình, cụ thể hơn là về người chung sống cả đời với mình. Có rất ít các chàng trai cô gái được bố mẹ bắt cặp cho sau nhiều năm được gọi là vợ chồng sống hạnh phúc, thực tế, chỉ vài cặp trong số đó tiếp tục chung sống cùng nhau một cách cam chịu, nhẫn nhục cho đến hết đời người.
“Có tới 95% hộ gia đình trong xã nằm trong diện tảo hôn đã ly hôn”, ông B. nhận định. Có những người sau đó đã tìm được hạnh phúc cho đời mình nay đang sống sum vầy cùng cháu con, nhưng cũng không thiếu những người (chủ yếu là phụ nữ) ở vậy, sống côi cút, hiu quạnh cho tới cuối đời.
Cũng theo ông B., ông ly hôn vì thấy người vợ đầu không chí thú làm ăn, cứ dăm bữa nửa tháng lại bỏ về nhà mẹ đẻ. Sau khi ông thoát ly đi bộ đội, người vợ ở nhà có nhiều mối quan hệ tai tiếng, ông đã cho thời gian sửa chữa nhưng vẫn ngựa quen đường cũ. Khi cưới xin cũng chẳng có giấy đăng ký kết hôn, khi ly hôn ông chỉ làm hai tờ giấy viết tay đơn giản với nội dung không thể sống cùng nhau, muốn bỏ nhau, rồi lên ủy ban xin dấu, đưa cho mỗi người một bản.
Còn theo anh Hoàng V., khi vợ chồng muốn bỏ nhau thì phải họp dòng họ, mời đại diện nhà gái tham dự để trình bày lý do vì sao muốn kết thúc hôn nhân. Nếu gia đình ưng thuận thì quyết định đó mới có hiệu lực, còn nếu hòa giải được thì lại tiếp tục chung sống. Anh cũng thừa nhận, việc hòa giải hầu như chỉ mang tính hình thức chứ không có hiệu lực lâu dài, việc các đôi bỏ nhau chỉ còn là sớm hay muộn mà thôi.
Ông B. cho biết thêm, có tới 99% những người ly hôn đi bước nữa. Lần kết hôn này của họ khác trước rất nhiều, họ đã lớn khôn và tự tìm cho mình những người bạn đời ưng ý. Ông B. khẳng định, những cặp vợ chồng già tầm tuổi như ông và trên tuổi ông đến bây giờ vẫn còn chung sống được với nhau, đuề huề cháu con đều là những người đã lấy nhau lần hai. Khi được sống cùng người mình tự do tìm hiểu, mọi thứ rất khác. Nhất là khi hết yêu, chúng tôi vẫn còn tình nghĩa dành cho nhau, điều này thì ở những cặp vợ chồng trẻ con chẳng thể có được.
Chiều về trên thung lũng Bắc Sơn. Nắng chưa tắt mà sương đã phủ đầy các bản làng. Vẫn là mùi khói đồng ngai ngái của mấy mươi năm về trước, nhưng những người già ở Bắc Sơn giờ đây đã được sống trong tổ ấm do mình lựa chọn, đâu đây vang lên tiếng cười giòn giã của đàn trẻ thơ. Làng hai lần đò đã thực sự đổi thay.
Tình trạng tảo hôn chỉ tồn tại ở thế kỷ trước Ông Dương Đức Inh, nguyên Phó Chủ tịch HĐND xã Bắc Sơn cho biết: Tình trạng tảo hôn chỉ tồn tại ở thế kỷ trước, lớp người già nhất ở xã còn sống là nạn nhân cuối cùng của hủ tục này. Hiện nay xã đã và đang thực hiện rất tốt luật Hôn nhân và gia đình nên tảo hôn không còn nữa. Làng “hai lần đò” chỉ còn là câu chuyện của quá khứ.
Theo Đức Anh Chí
"Ngủ mèo" nên duyên chồng vợ
Ở đại ngàn này, con trai, con gái Chơ Ro hễ đủ tuổi 15 là được phép "ngủ mèo" để tìm hiểu nhau trước khi nên vợ nên chồng.
Luật tục từ xa xưa đã quy định tục "ngủ mèo" rất nghiêm ngặt để đảm bảo chế độ một vợ, một chồng và nếu ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.
"Ngủ mèo" chính là một nét đẹp văn hóa trong phong tục hôn nhân của buôn ấp để dạy cho đôi trẻ khi đã đến với nhau phải gắn bó đến trọn đời..." - già Mười Biên ở ấp Lý Lịch (xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết.
Dạy con trai, con gái phải tuân thủ theo những định chế tập tục của buôn ấp ngay từ thuở thiếu thời là điều mà đồng bào Chơ Ro rất quan tâm. Theo quy định, thanh niên Chơ Ro khác dòng họ đến tuổi cập kê được tự do tìm hiểu, hẹn hò với nhau. Để chọn bạn đời, người con gái Chơ Ro ngày trước thường nhắm tới những chàng trai khỏe mạnh, giỏi săn bắn, biết làm nương rẫy, còn các chàng trai cũng tìm những cô xinh xắn, khéo tay, thêu thùa hay, bếp núc giỏi.
Khi tình cảm hai phía đã đến độ đắm say, dây duyên đã rõ ràng và có ý muốn kết thành vợ chồng thì chàng trai mới chủ động hẹn, cô gái nhận lời cùng "ngủ mèo" để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về nhau. Khi màn đêm buông, chàng trai đi "ngủ mèo" tại nhà người yêu sẽ mang theo một cây đòn và một roi mây. Với người Chơ Ro, chiếc roi mây vừa có tác dụng làm tín hiệu cho cô gái, vừa là vũ khí tự vệ của các chàng trai khi đi trong đêm tối để xua các loài thú dữ...
Những cô gái và chàng trai Chơ Ro
Đứng ở dưới sàn, chàng trai dùng cây đòn gõ nhẹ lên vị trí buồng nằm, đồng thời đưa roi mây qua khe báo hiệu cho cô gái. Nếu thời điểm thích hợp, cô gái sẽ nắm roi mây rung để báo cho người yêu trèo lên... Lên nhà rồi, chàng trai sẽ dùng chiếc đòn mang theo, đặt xuống sàn và đi trên chiếc đòn này. Đây là nghi thức để tránh làm các thành viên khác trong nhà thức giấc dù cha mẹ cô gái có thể biết, nhưng họ làm ngơ vì tin vào sự lựa chọn của con mình và cho đó là theo ý Giàng.
Trong thời gian "ngủ mèo", chàng trai không được phép ngủ đến sáng mà phải ra về trước khi mọi người trong nhà cô gái thức giấc và theo luật tục thì họ chỉ chấp nhận cho anh ta "ngủ mèo" nhiều nhất là 3 lần. Sau đêm thứ ba, chàng trai phải chủ động đến trình diện bố mẹ cô gái và xin phép được cưới.
Nếu khi ấy chàng trai không xin phép để gia đình nhà mình sang bàn chuyện cưới hỏi thì nhà cô gái có quyền giữ lại rồi cử người đến nhà chàng trai đánh tiếng tế nhị rằng: "Chuồng nhà tôi hiện đang giữ một con trâu nhà ai bị lạc. Gia đình bên này thử sang xem có phải của nhà mình không?". Chỉ cần nghe vậy, nhà chàng trai đã phải hiểu vấn đề rồi nhanh chóng cắt đặt người đại diện mang rượu qua nhà cô gái để đáp lời "nhận trâu" và bàn các thủ tục cho đôi trẻ cưới nhau...
Theo 24h
27 năm làm vợ cho... anh rể Chuyện buồn về người đàn bà ở buôn Tang, xã Phú Cần, H.Krông Pa (Gia Lai) làm vợ khi mới lên 10 tuổi vì hủ tục cứ thế tuôn chảy khi có người vô tình hỏi đến. Ba mẹ con H'Ruk trong góc bếp nghèo Chị mất tích, em thế chân Chàng rể Alê Bhuar người cùng xã đã vượt qua "sát hạch",...