Lạ lùng với biểu tình “giày dép” kiểu Pháp
Khoảng 12.000 đôi giày được xếp ngay ngắn dưới chân quảng trường Republique – Paris thay cho cuộc tuần hành bị hủy
Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) bắt đầu ngày 30-11 quy tụ 195 nguyên thủ quốc gia tại Paris. Do diễn ra ngay sau cuộc khủng bố 13-11 nên mọi hoạt động diễu hành đều bị cấm.
Tuy nhiên, sự cấm đoán này cũng không thể ngăn cản sự sáng tạo bất tận của người dân Pháp. Từ 2 giờ sáng 29-11, khoảng 12.000 đôi giày được xếp ngay ngắn dưới chân quảng trường Republique thay cho cuộc tuần hành bị hủy.
Theo nhà tổ chức dân sự toàn cầu Avaaz, số giày cuộc những người biểu tình để lại ước tính nặng hơn 4 tấn. Một số người còn để lại thông điệp trên giày của họ. “Nếu chúng ta phải lựa chọn chiến đấu thì đó là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – một lời nhắn cho thấy.
Hàng ngàn đôi giày được để lại tại Quảng trường Republique. Ảnh: Reuters
Một người khác viết rằng: “Hãy ăn chay và tạo ra hòa bình” đề cập đến mối liên hệ giữa ngành chăn nuôi và khí thải nhà kính cũng như biến đổi khí hậu và cuộc xung đột tại Syria. Trong khi đó tại nơi khác, những người biểu tình chống biến đổi khí hậu đã tập hợp lại tạo thành hàng dài gần 2 km thay vì đi tuần hành. Ông Denis Diderot, giảng viên đại học về hưu cũng tham gia cuộc biểu tình này, cho biết: “Tôi hy vọng hội nghị COP21 lần này sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc”.
Video đang HOT
Nhiều người còn để lại thông điệp trên giày. Ảnh: AP
Dù tham gia cuộc biểu tình, nhưng mọi người vẫn đứng cách khu vực đặt hoa gần nhà hát Bataclan khoảng 100 m nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố liên hoàn hôm 13-11.
Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, sự im lặng đã bị phá vỡ khi một nhóm thành niên quá khích trở nên manh động lợi dụng tình thế, lao vào ném chai lọ, nến vào cảnh sát. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để kiểm soát tình hình và bắt ít nhất 200 kẻ quá kích, trong đó có nhiều người bịt mặt.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến hiện trường vụ tấn công khủng bố ở nhà hàt Bataclan tưởng niệm các nạn nhân ngay sau khi vừa đáp chuyến bay xuống sân bay Orly ở Paris để chuẩn bị tham dự COP21.
Đi cùng với Tổng thống Obama (bìa phải) là Tổng thống Pháp Francois Hollande (giữa) và Thị trưởng thủ đô Paris Anne Hidalgo. Ảnh: EPA
Đi cùng với ông Obama là Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thị trưởng thủ đô Paris Anne Hidalgo. Cả 3 vị lãnh đạo đã đặt hoa hồng trắng trước nhà hát Bataclan, nơi 90 người bị giết hại. Sau khi đặt hoa tại khu vực tưởng niệm, Tổng thống Mỹ đứng yên lặng, cúi đầu, tay nắm chặt phía trước.
Ông Obama đặt tay sau vai Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thị trưởng thủ đô Paris Anne Hidalgo. Ảnh: Reuters
Sau đó, ông Obama rời đi, tay đặt sau vai ông Hollande và Thị trưởng Anne Hidalgo thể hiện sự cảm thông và chia sẻ về nỗi mất mát của người dân Pháp.
Xuân Mai (Theo BBC, Metro)
Theo_Người lao động
Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 vì Nga liên tiếp dội bom phiến quân Turkmen?
Không kích Nga tại khu vực tây bắc Syria thường xuyên tấn công mạnh mẽ vào ví trí của nhóm phiến quân Turkmen, lực lượng vốn là người Syria nhưng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn để chống lại chính quyền Tổng thống Bashar Assad lẫn lực lượng người Kurd
Từ trước vụ việc Su-24 bị bắn hạ, nhiều dữ liệu thu thập bởi giới truyền thông và công bố bởi Bộ Quốc phòng Nga đã chỉ ra rằng, máy bay của Nga đã tấn công rất nhiều vào các khu vực chịu sự kiểm soát của nhóm phiến quân Turkmen.
Có thông tin cho biết, Nga liên tục tấn công phiến quân Turkmen do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn
Reuters cho biết, Nga đã phá huỷ các nhà kho đạn dược, đồn chỉ huy và nhà máy sản xuất bom ở các thị trấn Salma, Ghmam và Kesladshuq, các địa điểm vốn tập trung nhiều nhóm người Turkmen. Riêng khu vực Salma, máy bay Nga đã ném bom ít nhất 8 lần kể từ ngày 30-9.
Nga đã thực hiện chiến dịch không kích tại Syria từ ngày 30-9 với lí do chống lại khủng bố, tuy nhiên, NATO, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, luôn cáo buộc máy bay Nga đang đánh bom cả các lực lượng đối lập ôn hoà nhằm giúp sức cho quân đội Syria.
Một lãnh đạo người Kurd ở Syria đã nhận định rằng, Ankara bắn rơi máy bay Nga do nó đang tấn công nhóm phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
"Turkmen có gốc Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên, mọi người nên hiểu vấn đề rộng hơn đang diễn ra tại đây. Ankara đang lo lắng rằng, các lực lượng chống khủng bố có thể làm suy yếu phiến quân Turkmen", một chỉ huy cấp cao của lực lượng người Kurd cho hay.
Tổng thống Tayyip Erdogan đã nhiều lần khẳng định rằng, không hề có quân IS tại Latakia và miền bắc Syria, nơi mà Nga và quân đội Syria thường xuyên tấn công. Không kích Nga hiện được cho là đã tiêu diệt ít nhất 300 chiến binh đối lập, nhiều người trong đó thuộc nhóm Turkmen.
Reuters đã ước lượng khoảng 80% không kích Nga trong 3 tuần đầu tiên đều tập trung vào các lực lượng khác ngoài IS, tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga chưa phản hồi với thông tin này.
Vụ bắn rơi Su-24 của Nga vào hôm 24-11 đánh dấu sự đối đầu lớn nhất giữa Nga và một nước thành viên NATO trong nửa thế kỉ qua và khiến Moscow chuẩn bị đưa ra phản ứng bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Theo_An ninh thủ đô
IS chưa phải tổ chức khủng bố chết chóc nhất thế giới Nổi lên sau các vụ khủng bố nhằm vào phương Tây và xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông nhưng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn chưa phải là tổ chức khủng bố gieo rắc chết chóc nhiều nhất. Theo báo Metro (Anh), quán quân danh hiệu "tổ chức khủng bố nguy hiểm và giết nhiều người...